Nguyên tắc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ? Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp? Thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp?
Vật liệu nổ công nghiệp là một cụm từ đã khá quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định, đặc biệt là các quy định về giấy phép xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ:
Theo quy định của pháp luật thì nguyên tắc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ có nội dung như sau:
– Việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ cần phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ cần phải trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải đúng thẩm quyền, đối tượng và bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
– Các chủ thể là người quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định.
– Các chủ thể là người ra mệnh lệnh hoặc quyết định sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải chịu trách nhiệm về mệnh lệnh, quyết định của mình.
– Việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ cần phải được sử dụng bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định, hạn chế thiệt hại đối với người, tài sản và môi trường.
– Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, trang bị, mang, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy xác nhận.
– Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không còn nhu cầu sử dụng, hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng phải được thu hồi, thanh lý hoặc tiêu hủy.
– Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ và các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ bị mất phải được kịp thời báo cáo cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.
– Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng tại Việt Nam.
Nhằm để siết chặt công tác quản lý hoạt động sản xuất, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thì Sở Công thương đã phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan thường xuyên kiểm tra các điểm nổ mìn và công tác bảo đảm an toàn khi sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tại các đơn vị. Bên cạnh đó, Sở cũng tổ chức các đợt kiểm tra đột xuất khi có vụ việc xảy ra hoặc theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công thương, UBND tỉnh.
Ngoài ra nhằm mục đích để tăng cường an toàn trong bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, chống kẻ gian đột nhập đục tường vào kho lấy cắp vật liệu nổ thì việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ cần được thực hiện theo đúng nguyên tắc được nêu trên. Đặc biệt, cơ quan nhà nước khuyến khích các đơn vị chuyển sang nổ mìn theo hộ chiếu, tức là thuê dịch vụ nổ mìn, không sử dụng kho chứa vật liệu nổ công nghiệp. Nhờ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, trong năm 2021, đã giảm bớt tai nạn, sự cố liên quan đến vật liệu nổ, không có tình trạng thất thoát, bị trộm cắp vật liệu nổ công nghiệp xảy ra trên địa bàn quốc gia.
2. Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp:
Việc xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo quy định sau đây:
– Doanh nghiệp được phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp thì được xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp.
Cụ thể, điều kiện kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp được quy định như sau:
“1. Tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp phải là doanh nghiệp nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Địa điểm kho, bến cảng, nơi tiếp nhận bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm đủ điều kiện về an ninh, trật tự, bảo đảm khoảng cách an toàn đối với các công trình, đối tượng cần bảo vệ;
3. Kho, thiết bị bốc dỡ, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh phải được thiết kế, xây dựng phù hợp, đáp ứng các yêu cầu về bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, phòng cháy và chữa cháy; trường hợp không có kho, phương tiện vận chuyển, phải có hợp đồng thuê bằng văn bản với tổ chức được phép bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;
4. Người quản lý, người phục vụ liên quan đến kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn phù hợp và được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy và chữa cháy, ứng phó với sự cố trong hoạt động liên quan đến kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, bao gồm:
– Người quản lý phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật: Hoá chất, vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất, xây dựng công trình, giao thông, thủy lợi, địa vật lý hoặc dầu khí;
– Đối tượng phải được huấn luyện kỹ thuật an toàn VLNCN:
+ Người quản lý;
+ Người được giao quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp;
+ Người phục vụ; người áp tải, điều khiển phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.
5. Doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp chỉ được kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp có trong danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam; việc kinh doanh phải bảo đảm đúng quy định trong giấy phép kinh doanh; được mua lại vật liệu nổ công nghiệp của các tổ chức được phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không sử dụng hết.”
– Chỉ được xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp khi có Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công Thương cấp.
– Việc ủy thác nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp chỉ được thực hiện giữa doanh nghiệp được phép sản xuất, doanh nghiệp được phép kinh doanh hoặc tổ chức, doanh nghiệp được phép sử dụng với doanh nghiệp được phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.
Ủy thác được hiểu là việc giao cho cá nhân, pháp nhân – bên được ủy thác, nhân danh người ủy thác để nhằm mục đích làm một việc nhất định mà người ủy thác không thể làm trực tiếp hoặc không muốn làm.
Bởi vì hiện nay có nhiều mỏ khai thác khoáng sản đang hoạt động và việc đầu tư mở rộng nâng cấp các tuyến đường giao thông qua các vùng núi đá, nhu cầu sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn đất nước cũng đang ngày càng tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn. Nhằm mục đích để bảo đảm an toàn tuyệt đối, hạn chế rủi ro, thời gian qua, Sở Công thương đã tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các đơn vị sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn toàn nước.
Trên thực tế, phần lớn các đơn vị kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn đất nước ta đều thực hiện tốt quy định bảo đảm an toàn phòng, chống cháy nổ, từ khâu bảo quản đến vận chuyển và trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, nếu các cá nhân hay tổ chức có thẩm quyền không thường xuyên quan tâm, kiểm tra, giám sát, vẫn có thể xảy ra các sự cố và gây hậu quả lớn. Việc xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo quy định nêu bên trên.
3. Thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp:
Thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp bao gồm các bước sau đây:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp.
+ Bản sao Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.
+ Bản sao hợp đồng mua, bán vật liệu nổ công nghiệp với doanh nghiệp nước ngoài và hợp đồng mua, bán vật liệu nổ công nghiệp với doanh nghiệp trong nước.
+
– Bước 2: Nộp hồ sơ:
Hồ sơ quy định cụ thể nêu trên sẽ lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp có thời hạn 06 tháng.
Thẩm quyền cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp: Cục Hoá chất có thẩm quyền cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp.