Quy định về điều kiện xuất khẩu giống cây trồng? Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu và nhập khẩu giống cây trồng?
Với một đất nước đi lên từ nền nông nghiệp thì việc buôn bán xuất nhập khẩu giống cây trồng cũng được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, để đáp ứng các nhu cầu đề ra của xã hội cũng như quản lý chặt chẽ các hoạt động chỉ nằm trong một khuôn khổ nhất định. Việc nhập khẩu nhằm đưa các giống cây mới về khai thác sử dụng cần phải được sự cho phép của Cục Trồng trọt theo quy định.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định về điều kiện xuất khẩu giống cây trồng:
Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng là thuật ngữ gồm nội hàm là giống cây trồng và giấy phép nhập khẩu.
Theo khoản 5 Điều 2 Luật Trồng trọt năm 2018 quy định: Giống cây trồng là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất là một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng; bao gồm giống cây nông nghiệp, giống cây dược liệu, giống cây cảnh và giống nấm ăn.
Còn giấy phép nhập khẩu được hiểu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cho phép mặt hàng nhất định được đưa vào lãnh thổ của nước đó, tùy vào quy định pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế mà điều kiện cấp giấy phép nhập khẩu khác nhau tùy quốc gia.
Như vậy, giấy phép nhập khẩu giống cây trồng là loại giấy phép cần thiết và bắt buộc đối với các cơ sở kinh doanh về nhập khẩu giống cây trồng về Việt Nam thuộc trường hợp phải xin cấp phép nhập khẩu.
Trước hết, theo khoản 5 Điều 2 Luật Trồng trọt năm 2018, “giống cây trồng là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất là một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng; bao gồm giống cây nông nghiệp, giống cây dược liệu, giống cây cảnh và giống nấm ăn”.
Về điều kiện xuất khẩu giống cây trồng, tại Điều 28 Luật Trồng trọt 2018 quy định như sau:
– Đối với giống cây trồng đã được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành và không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu thì sẽ được xuất khẩu và thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương. Đối với trường hợp này, cá nhân, tổ chức đã được cấp quyết định công nhận lưu hành (quy định về thủ tục cấp quyết định lưu hành được quy định tại Mục 5 Luật Quản lý Ngoại thương 2017 và được hướng dẫn tại Điều 10, 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP) sẽ chỉ cần thực hiện thủ tục hải quan là đã hoàn thành thủ tục xuất khẩu giống cây trồng. Thủ tục hải quan được quy định chi tiết tại
– Đối với giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành và không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu sẽ chỉ được xuất khẩu nhằm những mục đích sau: phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế không vì mục đích thương mại và phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức phải thực hiện thủ tục xin giấy phép xuất khẩu giống cây trồng.
2. Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu và nhập khẩu giống cây trồng:
2.1. Thành phần số lượng hồ sơ:
Hồ sơ gồm:
+ Đơn đăng ký nhập khẩu theo mẫu số 03/TT ban hành kèm theo Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT
+ Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 04/TT ban hành kèm theo Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT (chỉ nộp khi nhập khẩu lần đầu)
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (đối với cá nhân);
+ Trường hợp giống cây trồng nhập khẩu lần thứ hai trở đi để khảo nghiệm, sản xuất thử phải nộp báo cáo kết quả nhập khẩu, khảo nghiệm, sản xuất thử lần nhập trước;
+ Trường hợp nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, hợp tác quốc tế phải bổ sung 01 bản sao thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo 01 bản dịch sang tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật;
+ Trường hợp nhập khẩu tham gia hội chợ, triển lãm phải bổ sung Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam;
+ Trường hợp nhập khẩu làm quà tặng phải bổ sung 01 bản sao giấy xác nhận giữa hai bên bằng tiếng nước ngoài kèm theo 01 bản dịch sang tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật;
+ Trường hợp nhập khẩu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, hồ sơ phải bổ sung bản sao (mang theo bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực của văn bản phê duyệt hoặc chấp thuận chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định của pháp luật;
+ Trường hợp nhập khẩu giống cây trồng để phục vụ dự án xây dựng đường giao thông phải bổ sung bản sao chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ sau: Giấy công nhận giống cây trồng mới; Giấy xác nhận giống cây trồng không nằm trong Danh mục cấm sử dụng của nước xuất khẩu; Giấy chứng nhận khác có nội dung tương tự kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm tại Việt Nam cho thấy giống cây trồng an toàn với môi trường.
Số lượng: 01 bộ
2.2. Trình tự cấp giấy phép xuất khẩu và nhập khẩu giống cây trồng:
Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu giống cây trồng được thực hiện thông qua những bước sau: (Điều 11 Nghị định 94/2019/NĐ-CP)
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu giống cây trồng
Tổ chức, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
– Văn bản đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu giống cây trồng theo Mẫu số 01.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP;
– Tờ khai kỹ thuật (mỗi giống chỉ nộp một lần khi xuất khẩu lần đầu) theo Mẫu số 02.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận Đầu tư hoặc Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân đối với cá nhân đăng ký xuất khẩu;
– Bản sao thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch công chứng sang tiếng Việt đối với trường hợp xuất khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, hợp tác quốc tế;
– Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm của đơn vị tổ chức đối với trường hợp xuất khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu giống cây trồng đến cơ quan có thẩm quyền
Sau khi chuẩn bị hồ sơ trên, tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu giống cây trồng nộp hồ sơ đến Cục Trồng trọt.
Bước 3: Kiểm tra, thẩm định hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu giống cây trồng
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu giống cây trồng và thông báo cho tổ chức, cá nhân trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Trường hợp tổ chức, cá nhân không hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Trồng trọt, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp lại hồ sơ.
Bước 4: Cấp giấy phép xuất khẩu giống cây trồng
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép xuất khẩu theo Mẫu số 03.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP; đăng thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Trồng trọt. Trường hợp không cấp giấy phép xuất khẩu giống cây trồng, Cục Trồng trọt phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hình thức nộp:
+ Trực tiếp tại Tổng cục Lâm nghiệp
+ Trực tuyến (nếu có áp dụng)
+ Qua đường bưu điện
Thời gian: 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ
Cơ quan thực hiện: Tổng cục Lâm nghiệp – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Kết quả thực hiện: Giấy phép cho nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp
Như vậy pháp luật đã quy định rất cụ thể đối với trường hợp cấp phép và nhập khẩu giống cây trồng. nên chúng ta nếu muốn tiến hành các thủ tục nhanh chóng cần tìm hiểu kĩ về các quy định của pháp luật đề ra.