Xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ cần điều kiện gì? Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ?
Theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì nghiêm cấm việc sử dụng và tàng chữ các chất gây nổ mà pháp luật không cho phép sử dụng. Bởi lẽ Nhà nước ta đưa ra quy định này là nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho các công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời việc đưa ra quy định này nhằm mục đích giảm thiểu tối đa nhất các vụ hỏa hoạn, thương tật tổn hại đến sức khỏe người sử dụng và tàng chữa chất nổ phải gánh chịu. Do chất nôt có tính chát gây sát thương cao và những hoạt động vận chuyển buôn bán trái phép về nhằm mục đích trục lợi từ việc chốn thuế cũng được xem là một nguyên nhân để cơ quan có thẩm quyền quy định về việc cấm đối với những chất nổ này.
Tuy nhiên, thì pháp luật cũng quy định về việc xuất nhập khẩu các tiền chất thuốc nổ phải thực hiện tuân theo các quy định về điều kiện, trình tự thủ tục và nội dung thì mới được thực hiện việc xuất nhập khẩu này. Vậy pháp luật hiện hành đã quy định về nộ dung của thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung liên quan đến vấn đề này như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý: Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ năm 2017
Mục lục bài viết
1. Xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ cần điều kiện gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu về thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ thì trong nội dung mục 1 này tác giả sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung liên quan đến vấn đề pháp luật quy định về điều kiện để các doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh một các chính xác và vẫn tuân thủ được các quy định mà pháp luật đề ra nhất.
Do đó, trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hàn thì định nghĩa về vật Liệu nổ dưới góc độ pháp lý được biết đến là một trong những hóa chất gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người cũng như ảnh hưởng đến môi trường nếu như không biết sử dụng nhưng nó lại mang tính ứng dụng cao đối với một số ngành công nghiệp. Bởi vì vậy, khi các doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ thì cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật đòi hỏi tổ chức phải đáp ứng các điều kiện rất nghiêm khác của pháp luật. Trong nội dung này, Luật Dương Gia sẽ tư vấn cho quý doanh nghiệp của các bạn các điều kiện cần và đủ để kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp. Cụ thể nó được quy định tại Khoản 4 Điều 46 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định:
“4. Việc xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ thực hiện theo quy định sau đây:
a) Doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ thì được xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ;
b) Chỉ được xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ khi có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công Thương cấp;
c) Việc ủy thác nhập khẩu tiền chất thuốc nổ chỉ được thực hiện giữa các doanh nghiệp được phép sản xuất, doanh nghiệp được phép kinh doanh hoặc tổ chức, doanh nghiệp được phép sử dụng với doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ”.
Như vậy, điều kiện để xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ mà pháp luật đưa ra quy định đối với các doanh nghiệp đó là việc mà doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ và phải được cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công Thương cấp giấy phép theo như quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ. Bên cạnh những quy định vừa mới nêu ra ở trên thì theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Những quy định liên quan đến tổ chức kinh doanh tiền chất thuốc nổ được quy định dưới góc độ pháp lý là việc mà những doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận theo đề nghị của Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. đối với các yêu cầu về cơ sở vật chất – kỹ thuật như kho chứa, bến cảng, nơi tiếp nhận bốc dỡ tiền chất thuốc nổ, khoảng cách an toàn đối với các công trình, đối tượng cần bảo vệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành,… đều phải đảm bảo theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Không những thế mà pháp luật hiện hành còn đưa ra quy định về các yêu cầu về đảm bảo an toàn hóa chất: Có Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan, có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Hóa chất. Hay thậm chí là những yêu cầu về nhân lực đã được quy định trong pháp luật này.
2. Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện nay thì đối với các tiềm chất thuốc nổ thì thuộc vào các doanh mục bị cấm sử dụng và tàng trữ đối với những đối tượng không được cấp phép sử dụng và tàng chữ những tiềm chất này. Bởi lẽ có quy định này là do những tiềm chất thuốc nổ khi sử dụng hoặc tàng trữ mà không may sảy ra sự cố sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, của cải vật chất,… Do đó nên vấn về xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ nếu muốn được thực hiện thì cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như đã nêu ra ở trên. Đồng thời thì các doanh nghiệp cũng cần phải được cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ thì mới được hoạt động. Vậy pháp luật hiện hành đã quy định về nội dun này như thế nào?
Do đó, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ được quy định tạ Điều 49 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017. Trong quy định này thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ bao gồm:
– Văn bản đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu;
– Bản sao Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ đối với doanh nghiệp kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tiền chất thuốc nổ đối với doanh nghiệp sản xuất tiền chất thuốc nổ;
– Bản sao hợp đồng, đơn đặt hàng hoặc hóa đơn mua, bán tiền chất thuốc nổ;
– Bản thuyết minh quy trình sản xuất, thử nghiệm hoặc đề cương nghiên cứu, trong đó có sử dụng tiền chất thuốc nổ đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tiền chất thuốc nổ để sử dụng trực tiếp cho sản xuất, nghiên cứu, thử nghiệm;
–
Số lượng hồ sơ:
Hồ sơ lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định.
Trình tự thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Tổ chức đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ lập 1 (một) bộ hồ sơ gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
Bước 2: Tiếp nhầ hồ sơ và trả kết quả
Bộ Công Thương phải thông báo cho, tổ chức về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu tổ chức hoàn chỉnh hồ sơ một lần duy nhất trong thời gian không quá hai, ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Thời gian thông báo và thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp phép.
– Cơ quan có thẩm quyền cấp phép có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép cho tổ chức đáp ứng đủ điều kiện thì trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 1 Điều này.
– Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Đối tượng thực hiện: Tổ chức xuất nhập khẩu tiền chất thuốc nổ
Cơ quan thực hiện: Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép xuất nhập khẩu tiền chất thuốc nổ
Như vậy, để có thể tiến hành đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ thì các chủ thể hay người đại diện của các doanh nghiệp muốn thực hiện việc đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc chuyển đổi theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ giúp quá trình tiến hành cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ được nhanh chóng, thuận lợi, chính xác và đảm bảo tốt đa nhất quyền lợi của các doanh nghiệp khi thực hiện việc đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ này theo như quy định của pháp Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ hiện hành.