Thủ tục cấp giấy phép xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường ngang. Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường ngang có phải xin phép xây dựng.
Thủ tục cấp giấy phép xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường ngang. Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường ngang có phải xin phép xây dựng.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 62/2015/TT-BGTVT:
Đường ngang là đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác.
Đường ngang bao gồm: Đường ngang công cộng; Đường ngang chuyên dùng; Đường ngang có người gác; Đường ngang không có người gác; Đường ngang cảnh báo tự động; Đường ngang biển báo; Đường ngang sử dụng lâu dài và Đường ngang sử dụng có thời hạn.
Thủ tục cấp giấy phép xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường ngang được quy định tại Điều 45 và Điều 46 Thông tư 62/2015/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 như sau:
* Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức là chủ đầu tư dự án có nhu cầu xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường ngang phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư này;
– Hồ sơ thiết kế kỹ thuật của công trình đường ngang đã được phê duyệt (kèm theo Quyết định phê duyệt);
– Phương án tổ chức thi công công trình đường ngang và biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình thi công.
Hồ sơ được lập thành 01 bộ nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 50 Thông tư 62/2015/TT-BGTVT, cụ thể:
– Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam cấp giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bãi bỏ đường ngang trên đường sắt quốc gia.
– Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bãi bỏ đường ngang trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến quốc lộ.
– Giám đốc Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bãi bỏ đường ngang trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến đường tỉnh, huyện, xã, đường bộ đô thị và đường bộ chuyên dùng trong phạm vi quản lý.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, phải có thông báo bằng văn bản hướng dẫn tổ chức hoàn thiện hồ sơ.
– Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép có trách nhiệm gửi hồ sơ đến các cơ quan đơn vị liên quan để lấy ý kiến:
+ Doanh nghiệp quản lý, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt đối với đường ngang trên đường sắt quốc gia hoặc Chủ quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt chuyên dùng đối với đường ngang trên đường sắt chuyên dùng;
+ Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải (nếu có liên quan).
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, các cơ quan, đơn vị nêu trên có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Quá thời hạn trên, nếu tổ chức được hỏi ý kiến không có văn bản trả lời thì được coi là đã chấp thuận và phải chịu trách nhiệm do việc không trả lời hoặc trả lời chậm trễ gây ra.
* Bước 3: Cấp giấy phép
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 của Thông tư 62/2015/TT-BGTVT. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.