Mạng viễn thông công cộng là loại hình mạng do doanh nghiệp viễn thông thiết lập để cung cấp dịch vụ viễn thông cho công chúng. Dưới đây là quy định của pháp luật về thủ tục xin cấp giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông trên thực tế.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục cấp giấy phép thử nghiệm mạng, dịch vụ viễn thông:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về trình tự và thủ tục cấp giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông. Theo đó, thủ tục đề nghị cấp giấy phép thử nghiệm mạng, dịch vụ viễn thông sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin cấp giấy phép thử nghiệm bão và dịch vụ viễn thông sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép thử nghiệm mạng, dịch vụ viễn thông sẽ bao gồm các loại tài liệu và giấy tờ cơ bản sau đây:
– Đơn đề nghị cấp phép thiết lập thử nghiệm mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ thông tin và truyền thông ban hành;
– Đề án thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trong đề án thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông cần phải xác định rõ mục đích, phạm vi, quy mô đầu tư, phương án thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, cấu hình mạng, cấu hình dịch vụ viễn thông, loại hình dịch vụ viễn thông, các bên hợp tác cùng thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, giá cước dự định trong quá trình thử nghiệm, tên số và kho số đề nghị được phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, các điều khoản và điều kiện để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng nếu sau khi kết thúc thời hạn cung cấp thử nghiệm dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp đó không đưa dịch vụ vào cung cấp chính thức trên thực tế.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, số lượng hồ sơ đề nghị xin cấp phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông trong trường hợp này sẽ cần phải được lập thành 03 bộ, trong đó 01 bộ là bản chính và 02 bộ là bản sao, trong trường hợp có liên quan đến tần số vô tuyến điện thì cần phải chuẩn bị 04 bộ, trong đó có 01 bộ là bản chính và 03 bộ là bản sao.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo như phân tích nêu trên, các tổ chức muốn thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông sẽ phải gửi hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này được xác định là Cục viễn thông thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức muốn thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông sẽ phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về tính chính xác và tính trung thực của thành phần các loại hồ sơ, tài liệu trong quá trình đề nghị xin cấp giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông.
Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Cục viễn thông sẽ chủ trì xem xét tính hợp lý của hồ sơ và thông báo cho các tổ chức biết về tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định của pháp luật. Khi nhận được hồ sơ theo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục viễn thông sẽ tiến hành hoạt động thẩm định, xem xét cấp phép cho các tổ chức nộp hồ sơ hoặc trình lên chủ thể có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông để xét cấp phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông cho người nộp hồ sơ.
Bước 4: Trong trường hợp từ chối cấp phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải thông báo bằng văn bản, trong văn bản đó cần phải nêu rõ lý do từ chối, sau đó gửi cho các tổ chức đề nghị thử nghiệm cấp phép biết. Cục viễn thông sẽ tiếp nhận và xem xét tính hợp lý của hồ sơ trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ. Cục viễn thông sẽ tiến hành hoạt động thẩm định, xét cấp phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông hoặc trình lên bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông xét cấp phép trong khoảng thời gian 30 ngày làm việc được thì kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Bước 5: Nhận kết quả. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp này được xác định là giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông.
2. Điều kiện để được cấp giấy phép thử nghiệm mạng, dịch vụ viễn thông:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về điều kiện để được cấp giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông. Căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Văn bản hợp nhất Luật viễn thông năm 2018 có quy định về điều kiện để các tổ chức thử nghiệm được cấp giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông. Cụ thể như sau:
– Tổ chức Việt Nam và các tổ chức nước ngoài sẽ được cấp giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Cam kết tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Cam kết không gây ô nhiễm môi trường biển trái quy định của pháp luật;
+ Cam kết không thực hiện các hoạt động khác ngoài quá trình khảo sát, lắp đặt và bảo dưỡng, sửa chữa các tuyến cáp viễn thông trên biển;
+ Cung cấp đầy đủ, cung cấp chính xác, cung cấp kịp thời tất cả các thông tin liên quan đến tuyển các trên biển cho các cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông khi được yêu cầu;
+ Chịu sự kiểm tra, kiểm soát và hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình khảo sát, lắp đặt và bảo dưỡng, sửa chữa các tuyến cáp trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chịu mọi chi phí có liên quan cho quá trình hoạt động kiểm tra và kiểm soát, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền đó.
– Các tổ chức sẽ được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện cơ bản sau đây:
+ Cam kết thiết lập mạng viễn thông dùng riêng chỉ nhằm mục đích cung cấp dịch vụ cho các thành viên của mạng, không vì mục đích kinh doanh dịch vụ viễn thông tìm kiếm lợi nhuận, trục lợi cá nhân trái quy định của pháp luật;
+ Có các phương án kĩ thuật, phương án nghiệp vụ phù hợp với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, các quy định về tài nguyên biển, kết nối, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật viễn thông;
+ Có các biện pháp đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin trong quá trình lắp đặt.
– Các tổ chức sẽ được cấp giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Dịch vụ được đề nghị thử nghiệm là loại hình dịch vụ viễn thông chưa được quy định trong giấy phép viễn thông đã được cấp hoặc dịch vụ viễn thông có sử dụng nguồn tài nguyên viễn thông ngoài tài nguyên viễn thông đã được phân bổ;
+ Phạm vi và quy mô thử nghiệm mạng, dịch vụ viễn thông sẽ được giới hạn để đánh giá công nghệ, thị trường trước khi kinh doanh chính thức;
+ Phương án thử nghiệm hoàn toàn phù hợp với quy định trong vấn đề kết nối, giá cước, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật viễn thông.
Theo đó thì có thể nói, các tổ chức thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông để có thể được cấp giấy phép thì cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên.
3. Thời hạn của Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về thời hạn sử dụng của giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông. Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Văn bản hợp nhất luật viễn thông năm 2019 có quy định về giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông. Cụ thể như sau:
– Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm:
+ Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, loại giấy phép này có thời hạn kéo dài không quá 15 năm được cấp cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng;
+ Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, loại hình giấy phép này có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng.
– Giấy phép nghiệp vụ viễn thông bao gồm các loại giấy phép sau:
+ Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển, loại giấy phép này có thời hạn kéo dài không quá 25 năm được cấp cho các tổ chức lắp đặt cáp viễn thông trên biển cặp bò hoặc các loại cáp đi qua vùng nội thủy, đi qua vùng lãnh hải, vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng, loại giấy phép này có thời hạn kéo dài không quá 10 năm được cấp cho các tổ chức thiết lập mạng dùng riêng không vì mục đích thương mại, tìm kiếm lợi nhuận;
+ Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, loại giấy phép này có thời hạn kéo dài không quá 01 năm được cấp cho các tổ chức thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông.
Theo đó thì có thể nói, giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật hiện nay có thời hạn kéo dài không quá 01 năm được cấp cho các tổ chức thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông. Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông thuộc nhóm giấy phép nghiệp vụ viễn thông.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH 2018 Luật Viễn thông;
– Nghị định 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;
– Nghị định 49/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06/04/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông và Điều 30 của