Trình tự thủ tục thành lập Quỹ tín dụng nhân dân? Hồ sơ xin thành lập Quỹ tín dụng nhân dân bao gồm những gì? Điều kiện để được chấp thuận hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân? Giải đáp một số thắc mắc về Quỹ tín dụng nhân dân?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010:
Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Mục lục bài viết
1. Trình tự thủ tục thành lập Quỹ tín dụng nhân dân:
Thủ tục cấp giấy phép thành lập Quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại Thông tư 04/2015/TT-NHNN, cụ thể:
* Bước 1: Chấp thuận nguyên tắc việc thành lập
Ban trù bị lập hồ sơ đề nghị chấp thuận cấp Giấy phép thành lập và gửi bằng đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
Hồ sơ được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 và 16 Điều 11 Thông tư 04/2015/TT-NHNN.
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định trên, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị xác nhận đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm a khoản này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh:
+ Có văn bản gửi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quỹ tín dụng nhân dân dự kiến đặt trụ sở chính về việc thành lập quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn; danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân;
+ Có văn bản gửi Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam về danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân (nếu thấy cần thiết);
+ Có văn bản gửi lấy ý kiến của Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng (đối với quỹ tín dụng nhân dân thành lập trên địa bàn tỉnh, thành phố, nơi có Cục thanh tra, giám sát ngân hàng) về việc thành lập quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn; danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân;
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quỹ tín dụng nhân dân dự kiến đặt trụ sở chính và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có văn bản tham gia ý kiến về các nội dung được đề nghị. Quá thời hạn nêu trên, nếu không nhận được ý kiến bằng văn bản của các đơn vị, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh coi như đơn vị được hỏi ý kiến không có ý kiến phản đối;
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hoặc kể từ ngày hết thời hạn gửi lấy ý kiến mà không nhận được ý kiến tham gia, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị chấp thuận nguyên tắc thành lập quỹ tín dụng nhân dân và chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị, trong đó nêu rõ lý do.
* Bước 2: Lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh:
– Ban trù bị tổ chức Đại hội thành lập theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 04/2015/TT-NHNN;
– Ban trù bị lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại các khoản 17, 18, 19, 20, 21 và 22 Điều 11 Thông tư 04/2015/TT-NHNN và gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ:
+ Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân đã được Đại hội thành lập quỹ tín dụng nhân dân thông qua và có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
+ Biên bản họp Đại hội thành lập quỹ tín dụng nhân dân.
+ Nghị quyết của Đại hội thành lập về việc thông qua Điều lệ, bầu Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát (hoặc kiểm soát viên chuyên trách) theo danh sách nhân sự dự kiến đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận; Nghị quyết của Đại hội thành lập thông qua các nội dung thuộc thẩm quyền phải được các thành viên tham dự Đại hội thành lập biểu quyết thông qua theo nguyên tắc đa số.
+ Quyết định của Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân về việc bổ nhiệm Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân theo danh sách nhân sự dự kiến đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận.
+ Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm đặt trụ sở chính.
+ Các quy định nội bộ theo quy định tại khoản 16 Điều 11 Thông tư 04/2015/TT-NHNN đã được Đại hội thành lập thông qua.
Quá thời hạn nêu trên, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh không nhận được hoặc nhận được không đầy đủ các văn bản nêu trên thì văn bản chấp thuận nguyên tắc không còn giá trị.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các hồ sơ quy định tại bước 2, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cấp Giấy phép và có văn bản xác nhận việc đăng ký Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản nêu rõ lý do.
Sau khi được cấp Giấy phép, quỹ tín dụng nhân dân tiến hành các thủ tục cần thiết để khai trương hoạt động theo quy định tại Điều 15 Thông tư 04/2015/TT-NHNN.
2. Hồ sơ xin thành lập Quỹ tín dụng nhân dân bao gồm những gì?
Giấy phép trong hoạt động quỹ tín dụng nhân dân là Giấy phép thành lập và hoạt động quỹ tín dụng nhân dân. Văn bản của Ngân hàng Nhà nước về sửa đổi, bổ sung Giấy phép là một bộ phận không tách rời của Giấy phép. Theo
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép do Trưởng Ban trù bị ký (theo mẫu)
+ Dự thảo Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân được Hội nghị thành lập thông qua.
+ Đề án thành lập quỹ tín dụng nhân dân được Hội nghị thành lập thông qua, trong đó nêu rõ:
a) Sự cần thiết thành lập quỹ tín dụng nhân dân;
b) Tên quỹ tín dụng nhân dân, địa bàn hoạt động, địa điểm dự kiến đặt trụ sở chính, thời hạn hoạt động, vốn điều lệ khi thành lập, nội dung hoạt động phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư 04/2015/TT-NHNN;
c) Cơ cấu tổ chức;
d) Quy định về quản lý rủi ro, trong đó nêu rõ các loại rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, phương thức và biện pháp phòng ngừa, kiểm soát các loại rủi ro này;
đ) Quy trình, chính sách cho vay đối với thành viên, người có tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân, hộ nghèo trên địa bàn không phải là thành viên của quỹ tín dụng nhân dân;
e) Công nghệ thông tin: Dự kiến hệ thống công nghệ thông tin để quản lý hoạt động, khả năng áp dụng hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng và việc đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin;
g) Dự kiến hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước;
h) Phương án kinh doanh dự kiến trong 03 (ba) năm đầu phù hợp với nội dung, phạm vi hoạt động, trong đó phân tích, thuyết minh tính hiệu quả và khả năng thực hiện phương án trong từng năm.
+ Danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân.
+ Tài liệu chứng minh năng lực của những người dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân gồm:
a) Sơ yếu lý lịch
b) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
c) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Lý lịch tư pháp do Sở tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp;
đ) Các tài liệu khác chứng minh việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và quy định tại Điều 20, Điều 23, Điều 24 Thông tư 04/2015/TT-NHNN.
+ Danh sách các thành viên tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân. Danh sách phải được tất cả thành viên tham gia góp vốn ký xác nhận, có tối thiểu các nội dung sau:
a) Họ và tên (đối với thành viên là cá nhân, người đại diện hộ gia đình); Tên, địa chỉ đặt trụ sở chính (đối với thành viên là pháp nhân);
b) Số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu (đối với thành viên là cá nhân); Số sổ hộ khẩu (đối với thành viên là hộ gia đình); số Giấy đăng ký kinh doanh (đối với thành viên là pháp nhân);
c) Số tiền tham gia góp vốn, tỷ lệ góp vốn của từng thành viên.
+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với thành viên là cá nhân, người đại diện của pháp nhân, hộ gia đình). Đối với thành viên là cán bộ, công chức phải có thêm giấy xác nhận nơi công tác, bản sao quyết định tuyển dụng của cơ quan, đơn vị tuyển dụng.
+ Bản sao sổ hộ khẩu (đối với thành viên là hộ gia đình).
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với thành viên là pháp nhân).
+ Văn bản ủy quyền của pháp nhân cho người đại diện của pháp nhân tham gia góp vốn.
+ Văn bản ủy quyền của hộ gia đình cho người đại diện hộ gia đình tham gia góp vốn.
+ Báo cáo tài chính năm liền kề năm đề nghị cấp Giấy phép và Báo cáo tài chính đến thời điểmgần nhất nhưng không quá 90 ngày trở về trước tính từ thời điểm ký đơn đề nghị cấp Giấy phép (đối với thành viên là pháp nhân).
+ Báo cáo khả năng tài chính để tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân đối với pháp nhân theo quy định tại Phụ lục số 06 Thông tư 04/2015/TT-NHNN.
+ Đơn đề nghị tham gia thành viên (theo mẫu)
+ Biên bản Hội nghị thành lập.
+ Dự thảo các quy định nội bộ theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật các tổ chức tín dụng và các quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát quỹ tín dụng nhân dân.
+ Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân đã được Đại hội thành lập quỹ tín dụng nhân dân thông qua và có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
+ Biên bản họp Đại hội thành lập quỹ tín dụng nhân dân.
+ Nghị quyết của Đại hội thành lập về việc thông qua Điều lệ, bầu Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát (hoặc kiểm soát viên chuyên trách) theo danh sách nhân sự dự kiến đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận; Nghị quyết của Đại hội thành lập thông qua các nội dung thuộc thẩm quyền phải được các thành viên tham dự Đại hội thành lập biểu quyết thông qua theo nguyên tắc đa số.
+ Quyết định của Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân về việc bổ nhiệm Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân theo danh sách nhân sự dự kiến đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận.
+ Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm đặt trụ sở chính.
+ Các quy định nội bộ đã được Đại hội thành lập thông qua.
3. Điều kiện để được chấp thuận hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân:
Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Theo đó để được xem xét hoạt động thì cần có các điều kiện sau:
+ Có tối thiểu 300 thành viên tại thời điểm đề nghị;
+ Có vốn điều lệ tối thiểu gấp 05 lần mức vốn pháp định tại thời điểm đề nghị;
+ Kinh doanh có lãi trong 02 năm liên tiếp trước năm đề nghị;
+ Có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư số 04/2015/TT-NHNN
+ Không vi phạm quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong 12 tháng liên tiếp trước thời điểm đề nghị;
+ Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước trong năm trước thời điểm đề nghị;
+ Có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% trong 02 năm liên tiếp trước năm đề nghị;
+ Có tài liệu chứng minh khả năng liên kết cộng đồng tại địa bàn xã liền kề trên cơ sở có sự liên kết về chung lợi ích cộng đồng, điều kiện địa lý, văn hóa, tập quán địa phương, vùng, miền, ngành nghề, các đặc thù khác trên địa bàn;
+ Không thuộc diện quỹ tín dụng nhân dân yếu kém phải thực hiện cơ cấu lại theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước;
+ Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân tối thiểu bằng 60% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân trong 02 năm liên tiếp trước năm đề nghị.
Đối với quỹ tín dụng nhân dân có phương án tái cơ cấu đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phê duyệt, địa bàn hoạt động thực hiện theo phương án đã được phê duyệt.
Trình tự, hồ sơ chấp thuận hoạt động trên địa bàn liên xã của quỹ tín dụng nhân dân thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Như vậy, khi đảm bảo các điều kiện trên Quỹ tín dụng nhân dân có thể được xem xét chấp thuận hoạt động trên địa bàn liên xã
4. Giải đáp một số thắc mắc về Quỹ tín dụng nhân dân:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, xin luật sư cho tôi hỏi một số thông tin sau:
1. Trên địa bàn một xã có quỹ tín dụng nhân dân có được phép thành lập một quỹ tín dụng nữa không?
2. Vốn điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân là bao nhiêu?
3. Trụ sở của Quỹ tín dụng nhân dân có được chính quyền cấp sở tại cấp đất cho xây dựng hay không?
4. Không là người của địa phương đó có được thành lập quỹ tín dụng trong địa phương đó không?
5. Hộ gia đình có được quyền thành lập quỹ tín dụng nhân dân?
Luật sư tư vấn:
Có được thành lập thêm một quỹ tín dụng nhân dân?
Căn cứ vào khoản 6 Điều 4
“Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống.”
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 3
“Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng như cầu chung của thành viên trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hơn tác xã.”
Từ những khái niệm trên, quỹ tín dụng nhân dân hoạt động dưới hình thức hợp tác xã nên việc thành lập quỹ tín dụng nhân dân không bị pháp luật cấm. Do đó, trong một xã có thể thành lập thêm một quỹ tín dụng nhân dân.
Vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân
Vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân là tổng số vốn góp của các thành viên góp và được ghi vào điều lệ quỹ tín dụng nhân dân
Pháp luật không quy định mức tối thiểu quỹ tín dụng nhân dân mà chỉ quy định mức vốn góp xã định tư cách thành viên của quỹ tín dụng. Căn cứ vào khoản 1 Điều 28 Thông tư 04/2015/TT-NHNN quy định về quỹ tín dụng nhân dân thì
Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên tối thiểu là 300.000 đồng
Mức vốn góp thường niên tối thiểu là 100.000 đồng.
Tổng mức góp vốn tối đa của một thành viên quỹ tín dụng nhân dân không được vượt quá 10% vốn điều lệ quỹ tín dụng vào thời điểm góp.
Trụ sở quỹ tín dụng nhân dân có được cấp đất để xây dựng trụ sở
Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động như hợp tác xã nên cũng được hưởng các ưu đãi như hợp tác xã. Trong trường hợp về tín dụng thì nhà nước không có ưu đãi về cấp đất cho quỹ tín dụng nhân dân. Tuy nhiên, do quỹ tín dụng nhân dân hoạt động tối đa 50 năm, nên người đai diện của các thành viên trong quỹ tín dụng có quyền xin Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất.
Không là người địa phương đó có được thành lập quỹ tín dụng nhân dân?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 31 Thông tư 04/2005/TT-NHNN thì đối với cá nhân điều kiện để góp vốn thành lập quỹ tín dụng phải là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có hộ khẩu và thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
Với hộ gia đình và pháp nhân cũng yêu cầu phải có trụ sở tại địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
Do đó người của địa phương khác không thể thành lập quỹ tín dụng nhân dân tại địa bàn khác.
5. Hộ gia đình có được quyền thành lập quỹ tín dụng nhân dân?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 4, Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Theo đó, để thành lập được một quỹ tín dụng buộc gia đình bạn phải thành lập một hợp tác xã đáp ứng các điều kiện mà Ngân hàng Nhà nước công bố được quy định cụ thể tại Điều 10, Thông tư 04/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 3 năm 2015.