Vũ khí là gì? Thủ tục cấp Giấy phép mua vũ khí? Thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa vũ khí? Các trường hợp bị thu hồi vũ khí, giấy chứng nhận về sử dụng vũ khí?
Vũ khí – một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội. Bởi hiện nay số lượng người phạm tội có sử dụng vũ khí nguy hiểm ngày càng cao. Một phần của việc này chính là vì việc quản lý chưa chặt chẽ trong công tác cấp phép mua bán, sử dụng, trang bị vũ khí tại các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Vậy, thủ tục cấp Giấy phép mua vũ khí, cấp phép sửa chữa vũ khí được quy định như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
- Luật quản lý sử dụng sử dụng vũ khí vật liệu nôt công cụ hỗ trợ sửa đổi bổ sung 2017.
Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Vũ khí là gì?
Trong đời sống hằng ngày thì vũ khí đã không còn là cụm từ ít được nhắc đến. Bởi một số vụ gây rối an ninh trật tự đều liên quan đến vũ khí. Nhiều vụ án có tính chất côn đồ nguy hiểm cho xã hội.
Theo đó, Điều 3 của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định về khái niệm vũ khí như sau:
Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
Vũ khí được chia thành nhiều loại theo quy định của Luật quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ, cụ thể:
- Vũ khí quân dụng bao gồm:
+ Vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm:
+ Súng cầm tay: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;
+ Vũ khí hạng nhẹ: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;
+ Vũ khí hạng nặng: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;
+ Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại điểm này;
– Vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quy định tại điểm a khoản này, không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác quy định tại Điều 18 của Luật này để thi hành công vụ.
– Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
– Vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao.
– Vũ khí có tính năng tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao.
Như vậy, vũ khí theo quy định của nước ta được chia thành nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào từng mục đích, nhu cầu sử dụng của từng loại vũ khí.
2. Thủ tục cấp giấy phép mua vũ khí:
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Luật quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ về thủ tục cấp Giấy phép mua vũ khí như sau:
– Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Công an được phép sản xuất, kinh doanh vũ khí khi mua vũ khí phải lập hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị nêu rõ số lượng, chủng loại vũ khí; tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp bán lại;
+
– Số lượng hồ sơ: Tổ chức, doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị 01 bộ hồ sơ và nộp tại
Thời gian thực hiện: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép mua vũ khí;
Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Giấy phép mua vũ khí sẽ có thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép.
Đối với thủ tục cấp Giấy phép mua vũ khí đối với tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép sản xuất, kinh doanh vũ khí thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Ngoài ra, việc mua bán vũ khí còn liên quan đến quá trình vận chuyển vũ khí. Đối với nội dung này thì được quy định tại Điều 33 của Luật quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ như sau:
Một, việc vận chuyển vũ khí thực hiện theo quy định sau đây:
– Phải có mệnh lệnh vận chuyển vũ khí hoặc Giấy phép vận chuyển vũ khí của cơ quan có thẩm quyền. Tránh một số trường hợp vận chuyển vũ khí trái phép hiện nay. Do đó khi vận chuyển vũ khí cần phải có Giấy phép và mệnh lệnh từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền như Bộ công an, Bộ quốc phòng…
– Bảo đảm bí mật, an toàn. Bởi lẽ vũ khí là những công cụ mang tính xác thương cao, nguy hiểm đến thân thể, sức khỏe con người. Do đó, việc vận chuyển cần phải đảm bảo bí mật, tránh trường hợp bị các đối tượng lợi dụng trộm cắp, cướp giật để sử dụng trái phép.
– Vận chuyển với số lượng lớn hoặc vũ khí nguy hiểm phải sử dụng phương tiện chuyên dùng và bảo đảm các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy;
– Không được chở vũ khí và người trên cùng một phương tiện, trừ người có trách nhiệm trong việc vận chuyển. Mục đích của việc này nhằm giảm nguy hiểm khi vận chuyển, hoặc tai nạn xảy ra ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe.
– Không dừng, đỗ phương tiện vận chuyển vũ khí ở nơi đông người, khu vực dân cư, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố, khi không đủ lực lượng bảo vệ phải
Ngoài ra việc vận chuyển vũ khí cần phải có Giấy phép vận chuyển vũ khí, cụ thể đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ quốc phòng thực hiện như sau:
Hai, hồ sơ đề nghị bao gồm:
– Văn bản đề nghị nêu rõ số lượng, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ của vũ khí cần vận chuyển; nơi đi, nơi đến, thời gian và tuyến đường vận chuyển; họ và tên, địa chỉ của người chịu trách nhiệm vận chuyển, người điều khiển phương tiện; biển kiểm soát của phương tiện;
– Giấy giới thiệu
– Kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ theo quy định nêu trên và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
– Thời gian thực hiện: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển vũ khí; Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
Lưu ý: Giấy phép vận chuyển vũ khí có thời hạn 30 ngày. Giấy phép vận chuyển vũ khí chỉ có giá trị cho một lượt vận chuyển; trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hoàn tất việc vận chuyển, phải nộp lại cho cơ quan đã cấp giấy phép. Do đó, tổ chức, doanh nghiệp sau khi được cấp giấy phép cần phải tiến hành thực hiện công việc để đảm bảo thời gian theo quy định.
3. Thủ tục cấp giấy phép sửa chữa vũ khí:
Thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa vũ khí đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được quy định tại Điều 34 của Luật quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ thực hiện như sau:
- Hồ sơ đề nghị bao gồm:
+ Văn bản đề nghị nêu rõ chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu của từng loại vũ khí đề nghị sửa chữa; số lượng, bộ phận cần tiến hành sửa chữa; cơ sở tiến hành sửa chữa; địa chỉ, thời gian sửa chữa;
+ Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ.
- Số lượng hồ sơ: Tổ chức, doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị 01 bộ hồ sơ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
- Thời gian thực hiện: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép sửa chữa vũ khí.Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa vũ khí đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
4. Các trường hợp bị thu hồi vũ khí, giấy chứng nhận về sử dụng vũ khí:
Để hạn việc sử dụng những vũ khí vào những công việc, mục đích không đúng với quy định, cơ quan, tổ chức sẽ bị tịch thu vũ khí và giấy phép giấy xác nhận về vũ khí, đã cấp cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thu hồi trong trường hợp sau đây:
Thứ nhất, Vũ khí hỗ trợ, trang bị cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thu hồi trong trường hợp sau đây:
– Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giải thể, chuyển đổi, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập;
– Vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ không còn nhu cầu sử dụng, hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng;
– Không thuộc đối tượng được trang bị theo quy định của Luật quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ.
Thứ hai, Giấy phép đã cấp cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thu hồi trong trường hợp sau đây:
– Các trường hợp được liệt kê ở phần trên;
– Vũ khí, công cụ hỗ trợ bị mất;
– Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sửa chữa vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ giải thể, chuyển đổi, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập;
– Giấy phép, giấy xác nhận cấp không đúng thẩm quyền.
Còn đối với Giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, đã cấp cho cá nhân được thu hồi trong trường hợp chuyển công tác khác, nghỉ hưu, thôi việc hoặc không còn đủ điều kiện theo quy định.
Cơ quan quản lý trực tiếp có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận, chứng chỉ và nộp cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp.
Như vậy, không phải được cấp giấy phép sử dụng, mua bán hay sửa chữa vũ khí thì đều sẽ được sử dụng và không bị thu hồi. Trường hợp có hành vi sai phạm nêu trên thì sẽ bị tịch thu theo quy định. Nội dung của quy định này chính là mang tín giáo dục, hướng các doanh nghiệp, tổ chức có hành vi và thái độ đúng đắn theo quy định của pháp luật.