Việc xây dựng bán buôn, bán lẻ điện cạnh tranh là nhiệm vụ rất lớn cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan nhà nước khác nhau. Pháp luật hiện nay cũng đã có những quy định cụ thể về thủ tục xin cấp giấy phép trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ điện.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục cấp giấy phép lĩnh vực bán buôn điện, bán lẻ điện:
Hiện nay, lĩnh vực bán buôn điện và bán lẻ điện là một loại hình kinh doanh có điều kiện và đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do điện là một loại hàng hóa đặc biệt. Khi các chủ thể có nhu cầu tiến hành hoạt động bán buôn điện và bán lẻ điện thì cần phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép. Căn cứ theo quy định tại Quyết định 1206/QĐ-BCT 2023 sửa đổi thủ tục hành chính trong lĩnh vực Điện, hoạt động cấp giấy phép bán buôn bán lẻ điện sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản sau đây:
Thứ nhất, thủ tục cấp giấy phép trong lĩnh vực bán buôn điện và bán lẻ điện thông qua hình thức trực tuyến được thực hiện như sau:
Bước 1: Tổ chức và cá nhân có nhu cầu bán buôn và bán lẻ điện sẽ tiến hành hoạt động chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hình thức nộp hồ sơ trong chiều hôm nay là gửi hồ sơ xin cấp giấy phép thông qua hoạt động đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ công thương để thực hiện thủ tục khai báo và nộp hồ sơ.
Bước 2: Trong khoảng thời gian 60 ngày theo quy định của pháp luật được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ thông qua hình thức trực tuyến, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải xem xét tính hợp lý của hồ sơ. Nếu xét thấy hồ sơ cần phải được bổ sung và sửa đổi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải
Bước 3: Trong thời gian 15 ngày theo quy định của pháp luật được tính kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ hợp lệ trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ công thương thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép bán buôn, bán lẻ điện cho các chủ thể nộp hồ sơ.
Thứ hai, thủ tục xin cấp giấy phép trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ điện không thông qua hình thức trực tuyến được thực hiện như sau:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu xin cấp giấy phép bán buôn và bán lẻ điện sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép trong trường hợp này được xác định là Bộ công thương và Cục điều tiết điện lực.
Bước 2: Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các chủ thể nộp hồ sơ bổ sung nếu như sẽ thấy hồ sơ không hợp lệ và hồ sơ còn thiếu. Trong văn bản thông báo đó phải nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Trong khoảng thời gian 60 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu bổ sung tài liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì các chủ thể nộp hồ sơ phải bổ sung hồ sơ. Nếu như hết thời hạn nêu trên mà các tổ chức và cá nhân vẫn không sửa đổi theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì cơ quan có thẩm quyền có quyền trả lại hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ điện.
Bước 4: Trong thời gian 15 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những chủ thể nộp hồ sơ.
2. Thành phần xin cấp giấy phép lĩnh vực bán buôn điện, bán lẻ điện:
Căn cứ theo quy định tại Quyết định 1206/QĐ-BCT 2023 sửa đổi thủ tục hành chính trong lĩnh vực Điện, có ghi nhận về thành phần hồ sơ và các tổ chức và cá nhân cần phải chuẩn bị trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính xin cấp giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ điện như sau:
– Văn bản đề nghị xin cấp giấy phép hoạt động điện lực theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bản sao của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc quyết định thành lập và giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp trong trường hợp các tổ chức không có giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp;
– Danh sách những người trực tiếp tham gia quá trình quản lý kinh doanh hoạt động bán buôn và bán lẻ điện;
– Bản sao của
– Những loại tài liệu và giấy tờ chứng minh về thời gian làm việc trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ điện của người trực tiếp quản lý kinh doanh;
– Bản khai lý lịch công tác có xác nhận của cơ quan và chủ thể có thẩm quyền sử dụng lao động, hoặc các loại giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương.
3. Điều kiện cấp giấy phép lĩnh vực bán buôn điện, bán lẻ điện:
Để được cấp giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ điện thì các tổ chức và cá nhân nộp hồ sơ cần phải đáp ứng được những điều kiện luật định. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 của Nghị định số 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, có quy định về một số điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động bán lẻ điện. Theo đó thì các tổ chức được thành lập phù hợp với quy định của pháp luật và các cá nhân có nhu cầu đăng ký hoạt động bán lẻ điện cần phải đáp ứng được những điều kiện sau đây:
– Những đối tượng được xác định là người quản lý trực tiếp trong hoạt động kinh doanh bán lẻ điện phải có bằng trung cấp trở lên thuộc một trong những chuyên ngành điện, chuyên ngành kĩ thuật, chuyên ngành kinh tế hoặc chuyên ngành tài chính;
– Những chủ thể này phải có thời gian làm việc và công tác trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ điện ít nhất trong khoảng thời gian 03 năm.
Thứ hai, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Nghị định số 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, có quy định cụ thể về điều kiện cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực bán buôn điện. Theo đó thì các tổ chức được thành lập phù hợp với quy định của pháp luật khi tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh bán buôn điện thoại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cần phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản sau đây:
– Những đối tượng được xác định là người trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh bán buôn điện trên thực tế phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc 01 trong những chuyên ngành liên quan đến công nghệ kĩ thuật điện, tốt nghiệp chuyên ngành kĩ thuật, chuyên ngành kinh tế hoặc chuyên ngành tài chính;
– Những đối tượng nêu trên phải có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất trong khoảng thời gian 05 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Điện lực năm 2022;
– Quyết định 1206/QĐ-BCT 2023 sửa đổi thủ tục hành chính trong lĩnh vực Điện;
– Nghị định số 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.