Trẻ em được sinh ra nhờ phương pháp mang thai hộ được hưởng mọi quyền lợi như những đứa trẻ khác. Dưới đây là bài phân tích về thủ tục cấp giấy chứng sinh cho trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ.
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về việc đăng ký khai sinh cho trẻ:
– Theo quy định tại
+ Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
+ Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
+ Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.
Nội dung đăng ký khai sinh là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó. Chính phủ quy định việc cấp Số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.
– Thời gian đăng ký giấy khai sinh cho trẻ được quy định như sau:
+ Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
+ Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
Từ nội dung phân tích nêu trên, có thể thấy, mỗi công dân Việt Nam khi ra đời đều có quyền được làm giấy khai sinh. Người thân của công dân đó và cơ quan chức năng có thẩm quyền có trách nhiệm làm giấy khai sinh cho công dân.
2. Thủ tục cấp giấy chứng sinh cho trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ:
Hiện nay, số lượng trẻ em ra đời nhờ phương pháp mang thai hộ ngày càng nhiều. Khi trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ, đều được hưởng quyền công dân như mọi đứa trẻ khác, bao gồm cả việc làm giấy chứng sinh.
Thủ tục cấp giấy chứng sinh cho trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ gồm các bước sau đây:
+ Bước 1: Bên vợ chồng nhờ mang thai hộ hoặc Bên mang thai hộ phải nộp Bản xác nhận về việc sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ và bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có kèm theo bản chính để đối chiếu Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và Bên mang thai hộ gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trẻ sinh ra.
Theo quy định của luật, trước khi trẻ sơ sinh về nhà, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu Giấy chứng sinh. Cha, mẹ hoặc người thân thích của trẻ có trách nhiệm đọc, kiểm tra lại thông tin trước khi ký. Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Đối với trường hợp trẻ được sinh ra ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng được cán bộ y tế hoặc cô đỡ thôn bản đỡ đẻ thì cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng của trẻ phải điền vào Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này và nộp cho Trạm y tế tuyến xã nơi trẻ sinh ra để xin cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng sinh, Trạm y tế tuyến xã phải làm thủ tục cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 05 ngày làm việc.
Trường hợp trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ thì Bên vợ chồng nhờ mang thai hộ hoặc Bên mang thai hộ phải nộp Bản xác nhận về việc sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ theo Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này và bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có kèm theo bản chính để đối chiếu Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và Bên mang thai hộ gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trẻ sinh ra.
Bước 2: Trước khi trẻ sơ sinh về nhà, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu Giấy chứng sinh. Theo đó, cha, mẹ hoặc người thân thích của trẻ có trách nhiệm đọc, kiểm tra lại thông tin trước khi ký. Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh:
Theo quy định tại Điều 37
– Áp dụng biện pháp cảnh cáo đối với người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực hiện việc đăng ký đúng thời hạn quy định.
– Đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh, chủ thể vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chủ thể vi phạm một trong các hành vi sau:
+ Làm chứng sai sự thật về việc sinh;
+ Cố ý khai không đúng sự thật về nội dung khai sinh;
+ Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
– Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
4. Nguyên tắc đăng ký hộ tịch (bao gồm cả việc đăng ký giấy khai sinh):
Việc đăng ký hộ tịch phải đảm bảo được thực hiện dựa trên các nguyên tắc cụ thể sau đây:
– Nguyên tắc 1: Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân.
– Nguyên tắc 2: Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác; trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Nguyên tắc 3: Đối với những việc hộ tịch mà Luật này không quy định thời hạn giải quyết thì được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
– Nguyên tắc 4: Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của Luật này.
Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá nhân không đăng ký tại nơi thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú.
– Nguyên tắc 5: Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
– Nguyên tắc 6: Nội dung khai sinh, kết hôn, ly hôn, khai tử, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch là thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
– Nguyên tắc 7: Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch.
Việc tuân thủ đúng theo các nguyên tắc nêu trên giúp hoạt động đăng ký hộ tịch diễn ra chuẩn chỉnh, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, đây cũng là một trong những phương pháp bảo đảm cho công tác quản lý hộ tịch của Nhà nước ta đạt kết quả cao và toàn diện nhất.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: