Phân bón là gì? Điều kiện buôn bán phân bón? Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón như thế nào?
Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Con người Việt Nam kể từ khi sinh ra cho tới ngày nay đều chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Việc trồng trọt, cấy hái nhiều năm trên một mảnh đất cũng sẽ làm cho đất bị kiệt màu, mất dần chất dinh dưỡng, cằn cỗi dần đi và không cung cấp đủ được dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng, phát triển được. Chính vì vậy con người đã nghĩ tới việc bổ sung chất dinh dưỡng cho đất và đó chính là phân bón.
Mục lục bài viết
1. Phân bón là gì?
Ta hiểu cơ bản thì phân bón là những chất được đưa vào đất để làm tăng độ phì nhiêu của đất làm thức ăn cho cây trồng, chúng chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để cây trồng sinh trưởng và phát triển cho năng suất cao.
Khái niệm về phân bón theo Nghị định quản lý nhà nước về phân bón: Phân bón được hiểu chính là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất.
Sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cây trồng chịu tác động của rất nhiều yếu tố như đất đai, thời tiết, nước tưới, sâu bệnh, giống,… thì phân bón là một trong những yếu tố quan trọng nhất và mang tính quyết định.
Các loại phân bón hữu cơ và một số loại phân bón khai thác vô cơ đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ, trong khi các loại phân bón hoá học tổng hợp vô cơ chỉ được phát triển mạnh từ thời cách mạng công nghiệp.
Về bản chất thì phân bón chính là các thành phần dinh dưỡng được con người cung cấp cho cây trồng thông qua rễ hoặc lá giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, nâng cao năng suất. Đây cũng chính là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
Buôn bán phân bón được hiểu là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đưa phân bón vào lưu thông.
2. Điều kiện buôn bán phân bón:
Quy định về việc đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh phân bón:
Việc đầu tiên mà một chủ thể cần làm để có thể sản xuất kinh doanh phân bón thì cần có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong đó có có đăng ký ngành nghề về kinh doanh phân bón, cụ thể như sau:
– Mã ngành 2012: Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ.
– Mã ngành 4669: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu.
Chi tiết: Bán buôn phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp.
– Mã ngành 4773: Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh.
Chi tiết: Bán lẻ phân bón.
Trong trường hợp doanh nghiệp chưa đăng ký đối với những mã ngành được cụ thể nêu trên thì doanh nghiệp đó sẽ phải cần thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh.
Đối với lĩnh vực buôn bán phân bón các chủ thể sẽ cần đảm bảo các điều kiện sau:
Đối với lĩnh vực buôn bán phân bón các chủ thể sẽ cần đảm bảo các điều kiện về cơ sở sản xuất:
– Đối với lĩnh vực buôn bán phân bón các chủ thể cần có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng.
– Đối với lĩnh vực buôn bán phân bón các chủ thể cần có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ truy xuất nguồn gốc phân bón theo quy định pháp luật.
Đối với lĩnh vực buôn bán phân bón các chủ thể sẽ cần đảm bảo các điều kiện về nhân sự:
Chủ thể là người trực tiếp buôn bán phân bón phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trừ trường hợp đã có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.
3. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón như thế nào?
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón:
– Luật Trồng trọt năm 2018.
– Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về quân lý phân bón.
– Thông tư số 14/2018-TT-BTC ngày 07/02/2018 của Bộ Tài Chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 207/2016/TT-BTC neav 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.
Trình tự thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón bao gồm các bước sau:
– Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đến Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
– Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ.
+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và
+ Bước 3: Thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón tại tổ chức, cá nhân và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.
Trong trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do để tổ chức, cá nhân biết tiếp tục hoàn thiện.
Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến Chi cụcTrồng trọt và Bảo vệ thực vật để kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón:
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phân hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao từ số gốc hoặc bản sao chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu;
– Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính.
Thành phần, số lượng hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón:
Các chủ thể sẽ nộp 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.
– Bản chụp văn bản chứng nhận đã được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học của người trực tiếp buôn bán phân bón theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt.
Thời hạn giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón:
Thời hạn giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón là 13 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, không tính thời gian khắc phục nếu có của tổ chức, cá nhân).
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón:
Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón:
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật là cơ quan thực hiện thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón:
Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo mẫu được quy định sẵn
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón:
Mẫu số 08: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.
Các chủ thể thực hiện kinh doanh phân bón không thuộc một trong các trường hợp trên nên các chủ thể cần bắt buộc tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật. Cá nhân có thể chọn đăng ký kinh doanh một trong các loại hình: doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh, công ty (công ty TNHH, công ty hợp danh và công ty cổ phần). Tùy thuộc vào quy mô hoạt động mà cá nhân cân nhắc lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh trong đó nếu cá nhân sử dụng dưới 10 lao động, kinh doanh nhỏ lẻ thì cá nhân nên lựa chọn hình thức kinh doanh là hộ kinh doanh với mức thuế thấp, cơ cấu tổ chức đơn giản.
Hiện nay, tại các vùng nông thôn, các cửa hàng bán phân bón ngày càng nhiều để phục vụ nhu cầu trồng trọt của người nông dân. Vậy mở cửa hàng buôn bán phân bón cần phải đáp ứng quy định cụ thể vầ trình tự và thủ tục được nêu trên theo đúng quy địng của pháp luật.