Chăn nuôi trang trại quy mô lớn- hình thức chăn nuôi đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu gia cầm, gia súc tăng mạnh. Vậy thủ tục cấp chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi trang trại được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục cấp chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi trang trại:
Căn cứ theo quy định cụ thể tại Điều 23 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định về việc chăn nuôi trang trại quy mô lớn phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi. Cụ thể cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn quy định như sau:
-
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thực hiện đối với việc cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn tại địa phương;
-
Đối với trường hợp cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn nằm trên địa bàn xác định từ hai tỉnh trở lên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký thủ tục đầu tư thực hiện cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn bao gồm:
-
Đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn theo Mẫu số 01.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
-
Bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi thực hiện theo Mẫu số 02.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn được quy định như sau:
-
Tổ chức, cá nhân sẽ có trách nhiệm gửi hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;
-
Trong thời hạn được xác định 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ.
-
Đối với trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
-
Trường hợp nếu hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn được xác định là 20 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.
-
Trường hợp cơ sở nếukhông đáp ứng điều kiện, trong thời hạn được xác định 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế (nếu cần thiết).
-
Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn được xác định là 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi thực hiện theo Mẫu số 05.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Kinh phí chi cho hoạt động đánh giá để cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi, đánh giá giám sát duy trì điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Theo đó, thì trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn được quy định như trên.
2. Hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn bao gồm:
Hồ sơ để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn thực hiện theo Mẫu số 01.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi thực hiện theo Mẫu số 02.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi trang trại cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn:
Đơn đề nghị được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn theo Mẫu số 01.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
Bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi thực hiện theo Mẫu số 02.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Quy mô trang trại chăn nuôi được quy định thế nào?
Việc xác định quy mô chăn nuôi thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định cụ thể về nguyên tắc xác định quy mô chăn nuôi được quy định như sau:
-
Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm sẽ được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
-
Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác sẽ được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
-
Đối với trường hợp cơ sở chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.
-
Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm sẽ được quy định như sau:
+ Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;
+ Chăn nuôi trang trại quy mô vừa được xác định từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;
+ Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ được xác định từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;
+ Chăn nuôi nông hộ được xác định dưới 10 đơn vị vật nuôi.
– Quản lý quy mô chăn nuôi được quy định như sau:
+ Chăn nuôi trang trại quy mô lớn sẽ được quản lý theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 Nghị định này;
+ Chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ sẽ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 55 và khoản 2 Điều 57 Luật Chăn nuôi.
-
Đối với trường hợp vi phạm, cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ sẽ có trách nhiệm phải cam kết khắc phục, bảo đảm điều kiện chăn nuôi trong thời gian 06 tháng kể từ ngày bị phát hiện vi phạm và gửi báo cáo kết quả khắc phục đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra thực tế kết quả khắc phục trong trường hợp cần thiết.
-
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có trách nhiệm kiểm tra điều kiện chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ. Tần suất kiểm tra là 03 năm một lần;
+ Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại Điều 56, khoản 2 Điều 57 Luật Chăn nuôi.
-
Hệ số đơn vị vật nuôi được quy định như sau:
+ Hệ số đơn vị vật nuôi sẽ được sử dụng làm căn cứ quy đổi số lượng vật nuôi sang đơn vị vật nuôi;
+ Hệ số đơn vị vật nuôi, công thức chuyển đổi số lượng vật nuôi sang đơn vị vật nuôi quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
-
Đối với trường hợp cần sửa đổi, bổ sung quy mô chăn nuôi, hệ số đơn vị vật nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Như vậy, căn cứ theo quy định được nêu trên thì ta thấy chăn nuôi trang trại quy mô lớn được xác định quy mô là từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Chăn nuôi 2023;
– Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết luật chăn nuôi.
THAM KHẢO THÊM: