Thông tin trên giấy khai sinh được coi là giấy tờ gốc để làm những giấy tờ khác cho công dân .Vậy, thủ tục bổ sung tên thường gọi, tên khác trên giấy khai sinh được thực hiện ra sao? Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức hộ tịch về bổ sung, thay đổi thông tin hộ tịch?
Mục lục bài viết
- 1 1. Thủ tục bổ sung tên thường gọi, tên khác trên giấy khai sinh:
- 2 2. Bổ sung tên thường gọi có thực hiện được trên căn cước công dân không?
- 3 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức khi đến làm thủ tục liên quan đến bổ sung, thay đổi thông tin hộ tịch:
- 4 4. Mẫu tờ khai đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch mới nhất:
1. Thủ tục bổ sung tên thường gọi, tên khác trên giấy khai sinh:
Như đã biết, Bổ sung hộ tịch là là quyền của công dân, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc hỗ trợ, cập nhật thông tin hộ tịch còn thiếu cho cá nhân đã được đăng ký. Căn cứ Điều 29
– Hồ sơ bổ sung tên thường gọi, tên khác trên giấy khai sinh gồm có giấy tờ sau:
+ Tờ khai cải chính hộ tịch;
+ Giấy khai sinh bản chính;
+ Căn cước công dân của người có nhu cầu bổ sung thông tin;
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc. Trường hợp cần xác minh thì có thể kéo dài thêm 03 ngày làm việc.
Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch:
Cá nhân đã chuyển nơi sinh sống có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước. Hoặc có thể thực hiện tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cá nhân để giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
– Trình tự, thủ tục bổ sung tên thường gọi được thực hiện như sau:
Sau khi công dân chuẩn bị hồ sơ được quy định tại bài viết này thì cá nhân đó đem bộ hồ sơ nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền để giải quyết.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định công chức hộ tịch làm việc tại xã nhận thấy việc bổ sung thông tin là có cơ sở phù hợp với quy định pháp luật thì sẽ ghi vào sổ hộ tịch.
Người yêu cầu và công chức thư pháp sẽ tiến hành ký thêm vào sổ hộ tịch để ghi nhận thông tin. Sau đó công chức tư pháp sẽ tiến hành báo cáo lên chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã xin ý kiến đồng thuận. Trường hợp được bổ sung hộ tịch vào Giấy khai sinh thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung.
Lưu ý: Thủ tục bổ sung thêm tên thường gọi tên khác trên giấy khai sinh được miễn lệ phí.
2. Bổ sung tên thường gọi có thực hiện được trên căn cước công dân không?
Như đã biết giấy tờ tùy thân của công dân thông thường được dựa trên các nội dung của giấy khai sinh đã được ghi nhận. Chính vì vậy nếu có sự bổ sung thông tin trên giấy khai sinh thì những giấy tờ khác như căn cước công dân cũng cần có sự điều chỉnh bổ sung để đảm bảo sự thống nhất, tránh rắc rối sau này. Công dân có thể thực hiện bước sau:
Bước 1: Đến địa điểm làm thủ tục đổi lại thẻ
Công dân có thể trực tiếp đi đến trụ sở Công an huyện làm thủ tục cấp Căn cước công dân hoặc thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an để đăng ký thời gian, địa điểm làm thủ tục đề nghị đổi thẻ Căn cước công dân.
Khi tiếp nhận thông tin từ công dân, cơ quan có thẩm quyền xem xét điều kiện để đổi thẻ Căn cước công dân. Nếu từ chối tiếp nhận thì nêu rõ lý do. Trường hợp công dân đủ điều kiện đổi thẻ Căn cước công dân thì thực hiện các bước tiếp theo.
– Bước 2: Lập hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân
Trường hợp thông tin công dân có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân.
– Bước 3: Tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân.
– Bước 4: In
– Bước 5: Thu Căn cước công dân cũ, thu lệ phí (nếu có) và cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an).
– Bước 6: Nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường chuyển phát đến địa chỉ theo yêu cầu.
Lưu ý: Thời gian để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và thời gian trả kết quả là từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức khi đến làm thủ tục liên quan đến bổ sung, thay đổi thông tin hộ tịch:
Căn cứ theo Điều 73,
– Nghiêm chỉnh chấp hành quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về hộ tịch;
– Khi tiến hành đăng ký hộ tịch công chức hộ tịch sẽ chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp xã và pháp luật về vấn đề này;
– Có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;
– Hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, đăng ký hộ tịch cho người dân địa phương kịp thời, chính xác, khách quan, trung thực; bất kỳ sự thay đổi về thông tin sự kiện hộ tịch đã được đăng ký vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử cũng cần thực hiện nhanh chóng;
– Chủ động trong quá trình kiểm tra, rà soát để đăng ký kịp thời việc sinh, tử phát sinh trên địa bàn.
Cập nhật những địa bàn dân cư không tập trung, khu vực có điều kiện đi lại khó khăn, cách xa trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, và tiến hành báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã cho tổ chức đăng ký lưu động đối với việc khai sinh, kết hôn, khai tử;
– Kiến thức về pháp luật phải không ngừng học hỏi trau dồi để nâng cao năng lực và nghiệp vụ đăng ký hộ tịch; Việc tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan tư pháp cấp trên tổ chức phải được thực hiện như nghĩa vụ bắt buộc chứ không đơn giản là quyền của cá nhân đó;
Làm việc dưới sự giám sát, quản lý ban nhân dân nên cần chủ động báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp phối hợp với cơ quan, tổ chức kiểm tra, xác minh về thông tin hộ tịch; phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
4. Mẫu tờ khai đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch mới nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ VIỆC THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH,
BỔ SUNG HỘ TỊCH, XÁC ĐỊNH LẠI DÂN TỘC
Kính gửi: (1)
Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu:
Nơi cư trú:….. (2)
Giấy tờ tùy thân:….. (3)
Quan hệ với người đề nghị được thay đổi, cải chính, xác định lại dân tộc, bổ sung hộ tịch:
Đề nghị cơ quan đăng ký việc (4) …..
cho người có tên dưới đây
Họ, chữ đệm, tên: ….. Giới tính:….
Ngày, tháng, năm sinh:……
Dân tộc:….. Quốc tịch:…..
Giấy tờ tùy thân: (3) ……
Nơi cư trú: (2) ……
Đã đăng ký (5) …… ngày…… tháng …… năm …… tại số: …. Quyển số:….. của ……
Nội dung: (6)……
Lý do: …….
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Làm tại ….., ngày …… tháng ……năm ……
Người yêu cầu
Chú thích:
(1) Ghi rõ tên cơ quan đề nghị đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
(3) Ghi rõ thông tin về giấy tờ tùy thân (số, cơ quan cấp, ngày cấp hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế)
Ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an Thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004
(4) Ghi rõ nội dung loại việc đề nghị đăng ký
Ví dụ: thay đổi họ, tên/cải chính phần khai về chữ đệm, năm sinh của người mẹ/xác định lại dân tộc/bổ sung phần khai về quốc tịch
(5) Ghi rõ loại việc, giấy tờ hộ tịch đã đăng ký trước đây có liên quan.
Ví dụ: Đã đăng ký khai sinh ngày 05 tháng 01 năm 2015 tại số 10, quyển số 01/2015 của UBND xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội
Đã đăng ký kết hôn ngày 15 tháng 10 năm 2015 tại số 155, quyển số 02/2015 của UBND quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
Đã đăng ký khai tử ngày 16 tháng 10 năm 2015 tại số 55, quyển số 01/2015 của UBND phường Niệm Nghĩa, quận Lê Chân, Thành phố Hà Nội
(6) Ghi rõ nội dung thay đổi, cải chính, xác định lại dân tộc.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hộ tịch năm 2014;
– Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch, biện pháp thu hành Luật hộ tịch, quyền dân sự;