Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất khẩu chè. Điều kiện xuất nhập khẩu chè khô ra thị trường nước ngoài theo quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu.
Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất khẩu chè. Điều kiện xuất nhập khẩu chè khô ra thị trường nước ngoài theo quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi từ Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xuất nhập khẩu Hải Dương, muốn hỏi về các giấy tờ, thủ tục cần thiết để bán được chè xanh (chè khô) tại Việt Nam, và hướng tới thị trường nước ngoài. Từ trước tới giờ Công ty tôi chuyên xuất khẩu sỉ chè sang các nước Trung Đông nhưng hiện tại muốn bán lẻ tại thị trường Việt Nam, vậy công ty tôi cần phải chuẩn bị những thủ tục giấy tờ pháp lý gì để đủ điều kiện kinh doanh? Thời gian hoàn thiện là bao lâu? Một số thông tin: đang hoàn thiện logo, bao bì, chưa khai báo, đăng ký bản quyền thương hiệu, nhãn hiệu,…. gì, chưa có mã vạch! Xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
+ Luật Bảo vệ và Kiểm dịch 2013
+ Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT
2. Giải quyết vấn đề
Bổ sung ngành nghề kinh doanh
Ngành, nghề đăng ký kinh doanh là một trong những nội dung phải đăng ký khi thành lập doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp muốn thêm kinh doanh những ngành nghề khác ngoài những ngành nghề đã đăng ký thì doanh nghiệp phải thực hiện bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh. Trường hợp nếu công ty bạn muốn kinh doanh chè tại Việt Nam, nếu trong đăng kí kinh doanh chưa có mã ngành về kinh doanh chè thì bạn phải bổ sung ngành nghề "bán buôn thực phẩm" mã ngành 4632 (Theo
Hồ sơ thông báo bổ sung ngành, nghề kinh doanh theo Điều 49
-Thông báo bổ sung ngành, nghề kinh doanh (theo mẫu II-1 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKH). Nội dung thông báo gồm:
+ Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
+ Ngành, nghề đăng ký bổ sung hoặc thay đổi;
+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp,
– Quyết định của chủ sở hữu công ty;
Hồ sơ gửi đến phòng đăng ký kinh doanh – thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đã đăng ký trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật thay đổi ngành nghề kinh doanh: 1900.6568
Điều kiện xuất khẩu chè
Theo Điều 41 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm xuất khẩu quy định rằng: Sản phẩm xuất khẩu phải đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của Việt Nam; phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan.
Theo Điều 31 Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật 2013 quy định vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu, nhập khẩu phải được kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Theo Danh mục vật thể thuộc đối tượng kiểm dịch ban hành theo Thông tư số
Như vậy, với các quy định hiện hành của Việt Nam, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm Chè xuất khẩu khi thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa không phải xuất trình các giấy chứng nhận liên quan đến an toàn thực phẩm và không phải thực hiện kiểm dịch thực vật cho sản phẩm.