Trong quá trình hoạt động, để phù hợp với nhu cầu phát triển, nhiều tổ chức có nhu cầu bổ sung thêm một số ngành nghề kinh doanh khác, trong đó có ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Dưới đây là quy định của pháp luật về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ:
Để tiến hành thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ, cần phải thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Các tổ chức, cá nhân muốn thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ cần phải chuẩn bị để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ được soạn thảo theo các loại tài liệu và giấy tờ theo như phân tích dưới đây. Quá trình chuẩn bị hồ sơ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính. Sau đó, nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Sở kế hoạch và đầu tư. Có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 2: Sở kế hoạch và đầu tư sẽ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cần phải trả lời về tính hợp lệ của hồ sơ phải thông báo cho các doanh nghiệp tớ nhận kết quả hoặc sửa đổi, bổ sung hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 3: Nhận kết quả hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Căn cứ vào ngày được ghi nhận trên giấy biên nhận kết quả, doanh nghiệp sẽ đến cơ quan có thẩm quyền để nhận kết quả giải quyết hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký nhận kết quả. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp này là giấy xác nhận thay đổi đăng ký kinh doanh bổ sung ngành nghề cầm đồ.
Bước 4: Doanh nghiệp công bố đăng ký, thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ lên cổng thông tin quốc gia. Công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp cần phải được thực hiện trong khoảng thời gian 30 ngày. Hiện nay, sau khi đăng ký kinh doanh thành công tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thông tin thay đổi của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cầm đồ đó sẽ được công bố trên Cổng thông tin dịch vụ quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Hồ sơ thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ:
Trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ, các tổ chức và cá nhân cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật. Chuẩn bị hồ sơ là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ cần phải chuẩn bị sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây:
– Đơn đề nghị bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ theo mẫu do pháp luật quy định;
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, bổ sung thêm mã ngành kinh doanh dịch vụ cầm đồ;
– Biên bản họp về việc thay đổi, bổ sung thêm mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ của các doanh nghiệp của hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị đối với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau;
– Quyết định về việc thay đổi, bổ sung thêm mã ngành kinh doanh dịch vụ cầm đồ;
– Văn bản ủy quyền cho người thực hiện nộp hoặc nhận kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu đó không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
3. Bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ cần phải lưu ý những gì?
Để có thể thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh nói chung và ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ nói riêng cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:
– Xác định được ngành nghề cần phải thay đổi, bổ sung có thuộc danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện hay không, yêu cầu về điều kiện kinh doanh của ngành nghề đó được quy định cụ thể như thế nào. Trên thực tế, ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cần phải đáp ứng được đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ hiện nay đang được quy định cụ thể tại
– Mã hóa ngành nghề kinh doanh muốn bổ sung, thay đổi về ngành nghề kinh doanh cấp 04 đã được quy định cụ thể tại hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;
– Nếu ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì khi tiến hành hoạt động bổ sung, cần phải thực hiện hoạt động điều chỉnh vốn pháp định để đáp ứng đầy đủ các điều kiện trong quá trình bổ sung ngành nghề tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Nếu thay đổi, bổ sung thêm ngành nghề đăng ký kinh doanh có điều kiện, yêu cầu cần phải thực hiện hoạt động xin giấy phép đặc ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề đó tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép trước khi tiến hành hoạt động bổ sung ngành nghề kinh doanh;
– Đối với những ngành nghề yêu cầu cần phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật thì trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần phải đảm bảo có đầy đủ chứng chỉ hành nghề.
Nhìn chung thì có thể nói, ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Trong quá trình bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ thì cần phải lưu ý các điều kiện đang được quy định cụ thể tại Điều 7 và Điều 9 của Nghị định 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (sau được sửa đổi tại Nghị định 56/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Nghị định 99/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về quản lý và sử dụng con dấu, Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 quy định về quản lý, sử dụng pháo).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022
– Nghị định 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
– Nghị định 56/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Nghị định 99/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về quản lý và sử dụng con dấu, Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 quy định về quản lý, sử dụng pháo;
– Thông tư 42/2017/TT-BCA của Bộ Công an về việc quy định chi tiết một số điều của Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.