Thủ tục bắt đầu phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là gì? Quy định về thủ tục bắt đầu phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự?
Mỗi phiên tòa hình sự đều diễn ra theo trình tự, thủ tục nhất định, mà mỗi thủ tục đó là hoạt động không thể thiếu trong mỗi phiên tòa. Trong đó, thủ tục bắt đầu phiên tòa chính là thủ tục bắt đầu mỗi phiên tòa. Vậy thủ tục bắt đầu phiên tòa được diễn ra như nào? Theo tiến trình như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Thủ tục bắt đầu phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là gì?
Thủ tục bắt đầu phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là các hoạt động được diễn ra khi bắt đầu một phiên tòa hình sự, là những hoạt động đánh dấu sự bắt đầu một phiên tòa, đây chính là những hoạt động tiên quyết cho những hoạt động được diễn ra trong các phần sau đó của phiên tòa.
2. Quy định về thủ tục bắt đầu phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự:
Thủ tục bắt đầu phiên tòa có ý nghĩa rất quan trọng cho việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm cho việc tiến hành phiên tòa theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Hoạt động đầu tiên trong thủ tục bắt đầu phiên tòa đó chính là chuẩn bị khai mạc phiên tòa. Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về hoạt động này như sau:
2.1. Chuẩn bị khai mạc phiên tòa:
Trước khi khai mạc phiên tòa, Thư ký
1. Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;
2. Phổ biến nội quy phiên tòa.”
Như vậy, hoạt động này do Thư ký Tòa án thực hiện. Khi đến giờ tiến hành phiên tòa đã được quyết định từ trước, Thư ký Tòa án sẽ tiến hành hoạt động kiểm tra những người được Tòa án triệu tập, người được Tòa án triệu tập ở đây gồm có bị cáo, bị hại, người làm chứng, người phiên dịch, người giám định, người định giá tài sản, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan,… Trường hợp mà những cá nhân này vắng mặt thì cần nêu rõ lý do vắng mặt.
Sau khi kiểm tra sự vắng mặt của người được triệu tập, thì Thư ký Tòa án sẽ phải tiến hành phổ biến nội quy phiên tòa. Nội quy phiên tòa bao gồm các nội dung như về trang phục phải nghiêm túc, chấp hành việc kiểm tra an ninh và thực hiện đúng hướng dẫn của Thư ký Tòa án, phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa; nội quy phiên tòa còn bao gồm những nội dung như người tham gia phiên tòa phải đứng khi nào, bị cáo phải đứng khi nào,… bị cáo đang bị tạm giam chỉ được tiếp xúc với người bào chữa cho mình. Việc tiếp xúc với những người khác phải được chủ tọa phiên tòa cho phép; người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập đến phiên tòa….
Sau khi hoàn tất các hoạt động chuẩn bị trên thì đến hoạt động khai mạc phiên tòa. Trong hoạt động khai mạc phiên tòa thì phải thực hiện các quy định theo định sau:
2.2. Khai mạc phiên tòa:
1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2. Thư ký Tòa án báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người được Tòa án triệu tập và lý do vắng mặt.
3. Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án và kiểm tra lý lịch, phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ.”
Như vậy, hoạt động khai mạc phiên tòa sẽ do thẩm phán chủ tọa phiên tòa tiến hành, khi đó, thẩm phần chủ tọa phiên tòa sẽ tiến hành đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử và kiểm tra sự có mặt của những người có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của họ, và kiểm tra lý lịch đồng thời phổ biến quyền, nghĩa vụ của những người được triệu tập theo quy định pháp luật.
Sau đó, chủ tọa phiên tòa thực hiện hoạt động giải quyết việc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật. Chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa xem họ có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật hay không, lý do của việc đề nghị thay đổi. Nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định về việc thay đổi những chủ thể đó theo quy định pháp luật.
Tại Điều 303 quy định về cam đoan của người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản. Theo đó sau khi giải thích quyền và nghĩa vụ cho người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu những người này phải cam đoan làm tròn nhiệm vụ. Bởi hoạt động phiên dịch, dịch thuật, giám định, định giá tài sản là những hoạt động có ảnh hưởng lớn tới hoạt động xét xử, tìm sự thật của vụ án. Nếu người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản không có sự cam đoan, thì họ rất dễ thực hiện sai, cố tình thực hiện sai nghiệp vụ của họ, dẫn đến việc xét xử không khách quan, dẫn đến kết luận vụ việc sai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động tố tụng cũng như xét xử vụ án.
Bên cạnh việc cam đoan của người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản thì cam đoan của người làm chứng cũng là một hoạt động vô cùng quan trọng. Sau khi giải thích quyền và nghĩa vụ cho người làm chứng, chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng phải cam đoan khai trung thực. Quy định việc cam đoan này do lời khai của người làm chứng chính là nguồn chứng cứ, người làm chứng phải cam đoàn lời khai của mình là do mình biết được hoàn toàn đúng sự thật khách quan, không bị chi phối với chủ thể nào, đồng thời người làm chứng phải chịu trách nhiệm về lời khai của mình.
Theo khoản 2 Điều 304 quy định, thì trước khi người làm chứng được hỏi về vụ án, chủ tọa phiên tòa quyết định biện pháp để cho những người làm chứng không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những người có liên quan. Trường hợp lời khai của bị cáo và người làm chứng có ảnh hưởng lẫn nhau thì chủ tọa phiên tòa phải quyết định cách ly bị cáo với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng. Việc quy định như vậy nhằm tránh những người làm chứng dựa trên những lời khai của nhau để khai báo, dẫn đến xét xử sai vụ án.
Hoạt động cuối cùng trong thủ tục bắt đầu đó chính là giải quyết yêu cầu xem xét chứng cứ và hoàn phiên tòa khi có người vắng mặt. Tại Bộ luật tố tụng hình sự quy định về quy định này như sau:
2.3. Giải quyết yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt:
Chủ tọa phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa xem có ai yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét hay không. Nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt hoặc tuy có mặt tại phiên tòa nhưng vì lý do sức khỏe không thể tham gia tố tụng thì chủ tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai yêu cầu hoãn phiên tòa hay không; nếu có người yêu cầu thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.”
Đây là hoạt động cuối cùng để quyết định xem có tiến hành phiên tòa hay không. Thông thường, theo quy định pháp luật thì các trường hợp thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên tham gia phiên tòa sơ thẩm hình sự ; thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tham gia phiên tòa sơ thẩm hình sự; trong trường hợp có Thẩm phán, Hội thẩm không tiếp tục tham gia xét xử vụ án mà lại không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán; Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa; trường hợp bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan; người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì sẽ quyết định hoãn phiên tòa. Còn trong các trường hợp bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ vắng mặt; người làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án vắng mặt ; người giám định, người định giá tài sản vắng mặt thì Hội đồng xét xử sẽ xem xét để hoãn phiên tòa và trong trường hợp người phiên dịch, người dịch thuật vắng mặt mà không có người khác thay thế thì Hội đồng xét xử sẽ quyết định hoãn phiên tòa.
Thủ tục bắt đầu phiên tòa là thủ tục bắt buộc và đóng vai trò quan trọng trong việc tiến hành phiên tòa. Thủ tục bắt đầu phiên tòa góp phần giúp các phần tiếp theo của phiên tòa diễn ra theo trình tự, an toàn và trang nghiêm cũng như phiên tòa được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn vì bất cứ lý do gì. Bởi lẽ nếu các hoạt động tại phần thủ tục bắt đầu phiên tòa không được thực hiện, mà trong các hoạt động khác lại thực hiện sẽ dẫn đến các hoạt động kia bị gián đoạn, khiến cho hoạt động xét xử không đạt được hiệu quả.