Bắt đầu phiên tòa sơ thẩm làm những gì? Thủ tục bắt đầu phiên tòa được quy định từ Điều 213 đến Điều 216 Bộ luật tố tụng dân sự.
Thủ tục bắt đầu phiên tòa được quy định từ Điều 213 đến Điều 216 Bộ luật tố tụng dân sự 2011, bao gồm:
Khai mạc phiên tòa là thủ tục tố tụng bắt buộc phải thực hiện trước khi hội đồng xét xử tiến hành xét xử. Theo quy định tại Điều 213 Bộ luật tố tụng dân sự, việc khai mạc phiên tòa được thực hiện như sau:
“ 1. Chủ toạ phiên toà khai mạc phiên toà và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2. Thư ký Toà án báo cáo với Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên toà theo giấy triệu tập, giấy báo của Toà án và lý do vắng mặt.
3. Chủ toạ phiên toà kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên toà theo giấy triệu tập, giấy báo của Toà án và kiểm tra căn cước của đương sự.
4. Chủ toạ phiên toà phổ biến quyền, nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khác.
5. Chủ toạ phiên toà giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch.
6. Chủ toạ phiên toà hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi những người tham gia tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không.”
Việc chủ tọa phiên tòa giới thiệu về họ tên của những người tiến hành tố tụng nhằm để đương sự, người tham gia tố tụng thực hiện việc yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự nhằm bảo đảm việc xét xử phải được thực hiện bởi một hội đồng xét xử hợp pháp và kết quả xét xử phải khách quan, vô tư. Theo quy định tại Điều 214, 216 Bộ luật tố tụng dân sự 2011, trong trường hợp có người yêu cầu thay đổi người tham gia tố tụng khác, người giám định, người phiên dịch thì hội đồng xét xử phải xem xét, nghe ý kiến của người bị thay đổi tại phiên tòa trước khi quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận. Trường hợp không chấp nhận thì hội đồng xét xử phải nêu rõ lý do.
>>> Luật sư
Trong trường hợp phải thay đổi người tham gia tố tụng khác, người giám định, người phiên dịch mà không có người thay thế ngay thì hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.
Theo quy định tại Điều 215 Bộ luật tố tụng dân sự, khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa mà thuộc trường hợp
Như vậy, các quy định về thủ tục bắt đầu phiên tòa của Bộ luật tố tụng dân sự rất chi tiết và cụ thể. Với quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về thủ tục bắt đầu phiên tòa thì vai trò của Thẩm phán- chủ tọa phiên tòa là rất lớn. Tất cả các hoạt động của Thẩm phán tại thủ tục này nhằm đảm bảo cho việc quản lý vụ án của Tòa án được chặt chẽ, đảm bảo cho việc xét xử được đúng đối tượng, đúng thủ tục tố tụng và những người tham gia tố tụng được biết rõ quyền và nghĩa vụ của mình tại phiên tòa sơ thẩm dân sự.