Thứ tự phân chia tài sản khi công ty bị tuyên bố phá sản? Thứ tự nhận lại tài sản khi doanh nghiệp phá sản? Cách xác định thứ tự phân chia tài sản khi phá sản theo quy định của Luật phá sản 2014?
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty ABC vay NHCT 750 triệu đồng được thế chấp bằng 1000 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu bằng 50 cổ phần. Mỗi cổ phần trị giá bằng 10.000đ và 1 căn nhà ở Hùng Vương. Ngày 01/09/2015, tập thể người lao động nộp đơn đề nghị DN phá sản sau 3 tháng liên tiếp không được trả lương. Danh sách chủ nợ còn đang nợ thì NHCT đã phát mãi căn nhà Hùng Vương 450 triệu đồng. Ngoài ra còn có 70 trái chủ, mỗi người sỡ hữu 1 trái phiếu 500.000đ. Yêu cầu hòa giải giữa DN, NLĐ và chủ nợ không thành. Tòa án tuyên bố phá sản. Yêu cầu phân chia tài sản phá sản cho chủ nợ cuối cùng. Biết án phí 119 triệu đồng, số tiền lương phải trả người lao động là 820 triệu đồng.
Luật sư tư vấn:
+ Đối với khoản nợ vay NHCT là 750.000.000 đồng, tài sản thế là 1000 cổ phiếu tương đương là 500.000.000 đồng, ngôi nhà trị giá là 450.000.000 đồng tổng giá trị tài sản bảo đảm là 950.000.000 đồng. Trừ đi số tiền nợ ngân hàng thì công ty ABC còn 200.000.000 đồng.
+ Tổng giá trị tài sản còn lại sẽ phân chia theo thứ tự tại Khoản 1 Điều 54 Luật phá sản 2014 như sau:
– Chi phí phá sản;
– Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo
– Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
– Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật phá sản 2014 mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
+ Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân;
+ Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
+ Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
+ Thành viên của Công ty hợp danh.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thứ tự phân chia tài sản khi doanh nghiệp phá sản theo quy định mới
- 2 2. Về thứ tự phân chia tài sản theo Luật Phá sản hiện hành
- 3 3. Thứ tự phân chia tài sản theo quy định của Luật phá sản 2014
- 4 4. Luật sư tư vấn về việc thứ tự phân chia tài sản khi doanh nghiệp phá sản
- 5 5. Thứ tự phân chia tài sản khi doanh nghiệp bị phá sản
- 6 6. Luật sư tư vấn thứ tự phân chia tài sản khi công ty phá sản
- 7 7. Hỏi về thứ tự phân chia tài sản khi công ty phá sản
1. Thứ tự phân chia tài sản khi doanh nghiệp phá sản theo quy định mới
Trường hợp một: Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
Thứ nhất: Chi phí phá sản;
Thứ hai: Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo
Thứ ba: Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
Thứ tư: Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Nếu trong trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản trênn mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
+ Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân;
+ Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
+ Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
+ Thành viên của Công ty hợp danh.
Trường hợp hai: Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán trường hợp một thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
2. Về thứ tự phân chia tài sản theo Luật Phá sản hiện hành
Khi xem xét về vấn đề phân chia tài sản của một Doanh nghiệp, Hợp tác xã (DN, HTX) mất khả năng thanh toán, có nguy cơ phá sản thì thứ tự phân chia tài sản luôn được các chủ nợ quan tâm. Thứ tự phân chia tài sản ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ, do vậy nắm vững quy định về thứ tự phân chia sẽ hạn chế tối đa những rủi ro mà họ có nguy cơ phải đối mặt khi quyết định cho DN, HTX vay, nhất là những khoản vay có giá trị lớn.
Luật Phá sản năm 2014 hiện hành đã có những thay đổi về thứ tự phân chia tài sản. Cụ thể khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản năm 2014 quy định thứ tự phân chia tài sản như sau:
– Chi phí phá sản;
– Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;
– Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
– Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ;khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về: – Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
– Chủ doanh nghiệp tư nhân;
– Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
– Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
– Thành viên của Công ty hợp danh.
Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản năm 2014 thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
Từ quy định trên có thể thấy rằng: so với Luật Phá sản năm 2004 thì Luật Phá sản năm 2014 đã bổ sung thêm khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX và được ưu tiên thanh toán ngay sau khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết. Sở dĩ có sự bố sung đó là vì qua thực tiễn thi hành Luật Phá sản 2004 đã cho thấy: nhiều trường hợp sau khi mở thủ tục phá sản đối với DN, HTX, một số tổ chức, cá nhân đã đầu tư (dưới dạng hợp đồng cho vay, cấp tín dụng…) vào DN, HTX nhằm phục hồi DN, HTX.
Mặt khác, Luật Phá sản năm 2014 đã quy định rõ những khoản nợ cùng thứ tự thanh toán với khoản nợ không có bảo đảm, gồm: Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Quy định như trên sẽ có tác động tích cực, như: khi ưu tiên thanh toán với các khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX thì sẽ thu hút việc đầu tư, hỗ trợ cho việc phục hồi đối với DN, HTX. Từ đó, Luật Phá sản mới thực sự đạt được hai mục đích thực sự của nó chứ không đơn thuần chỉ là việc “thu dọn và chia sẻ” những gì còn lại của DN, HTX mất khả năng thanh toán.
Đồng thời, khi xếp nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ cùng hàng với khoản nợ không có bảo đảm sẽ hạn chế phần nào sự thất thoát ngân sách nhà nước; bảo vệ quyền lợi của chủ nợ có bảo đảm. Qua đó, chia sẻ rủi ro một cách công bằng giữa các chủ thể khi phân chia tài sản của DN, HTX.
Tuy nhiên, quy định như trên có thể mang lại những hạn chế nhất định, chẳng hạn: khi không ưu tiên thanh toán cho chủ nợ là người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản so với các chủ nợ còn lại; hoặc là không ưu tiên thanh toán các chi phí phát sinh của chủ nợ khi tham gia thủ tục phá sản của DN, HTX thì điều đó sẽ hạn chế động lực việc nộp đơn của chủ nợ khi mục đích của họ là nhằm thu về khoản nợ của mình trước…
3. Thứ tự phân chia tài sản theo quy định của Luật phá sản 2014
Luật phá sản 2014 quy định như sau:
Điều 41. Tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ về tài sản
…
3. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tạm đình chỉ việc xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã đối với các chủ nợ có bảo đảm.
Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì xử lý theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 53 của Luật này.
Điều 53. Xử lý khoản nợ có bảo đảm
1. Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này, Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể như sau:
a) Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;
b) Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán cho xử lý ngay tài sản bảo đảm đó theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;
b) Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Điều 54. Thứ tự phân chia tài sản
1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
đ) Thành viên của Công ty hợp danh.
3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về phá sản, thứ tự phân chia tài sản gồm các hàng như nhau:
– Hàng thứ nhất, nợ có bảo đảm. Có hai trường hợp như sau:
+ Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn số nợ: phần nợ còn lại chuyển thành nợ không có bảo đảm;
+ Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ: phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để giải quyết các khoản nợ khác.
– Hàng thứ hai, chi phí phá sản.
– Hàng thứ ba, khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết.
– Hàng thứ tư, khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Hàng thứ năm, nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán hết các khoản nợ theo thứ tự trên thì thì từng đối tượng cùng một hàng được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ. Đối tượng ở hàng sau chỉ được thanh toán khi các hàng trước đã được thanh toán hết mà vẫn còn tài sản. Trường hợp sau khi thanh toán hết nợ mà vẫn còn tài sản thì tài sản đó thuộc về: thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên; chủ doanh nghiệp tư nhân; chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần; thành viên của Công ty hợp danh.
4. Luật sư tư vấn về việc thứ tự phân chia tài sản khi doanh nghiệp phá sản
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi: Về phần thứ tự phân chia tài sản (điều 54 Luật phá sản 2014) phần “Tiền phạt vi phạm do hành vi gây ô nhiễm môi trường, tiền phạt vi phạm hành chính do chậm nộp bảo hiểm xã hội” thì theo thứ tự phân chia tài sản thì thuộc phần nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước đúng không? Còn trong quá trình phục hồi, doanh nghiệp có vay thêm của ông A ví dụ 500 triệu, vay người lao động trong công ty ví dụ là 400 triệu. Theo thứ tự phân chia tài sản điều 54 Luật phá sản 2014, nó thuộc phần khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản đúng không? Em xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 54 Luật phá sản 2014 quy định thứ tự phân chia tài sản như sau:
“1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
đ) Thành viên của Công ty hợp danh.
3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.”
Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước bao gồm: Tiền nợ thuế, tiền phạt,…
Như vậy, tiền phạt vi phạm do hành vi gây ô nhiễm môi trường, tiền phạt vi phạm hành chính do chậm nộp bảo hiểm xã hội là nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
Trong trường hợp các khoản vay sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tính là những khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục tài sản.
5. Thứ tự phân chia tài sản khi doanh nghiệp bị phá sản
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào luật sư! Tôi có một thắc mắc rất mong luật sự giải thích rõ giúp tôi. Tôi có một người em làm ở một doanh nghiệp nhưng đang trên bờ vực phá sản. Tôi rất lo lắng, bên cạnh đó bạn tôi cũng là chủ nợ của của công ty đó. Tôi đang thắc mắc Luật phá sản 2014 ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ nợ và người lao động như thế nào? Và cơ sở nào cho thấy điều đó. Cảm ơn quý luật sư!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 54 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:
“Điều 54. Thứ tự phân chia tài sản
1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
đ) Thành viên của Công ty hợp danh.
3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.”
Như vậy, khi doanh nghiệp bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp sau khi được thanh toán chi phí phá sản sẽ được ưu tiên thanh toán các quyền lợi cho người lao động; sau đó ưu tiên cho các khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động doanh; nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước và sau đó thanh toán nợ cho các chủ nợ.
6. Luật sư tư vấn thứ tự phân chia tài sản khi công ty phá sản
Tóm tắt câu hỏi:
Tính đến thời điểm TAND tỉnh K ra quyết định tuyên bố phá sản và thi hành quyết định phá sản đối với Công ty, thì tài sản của Công ty TNHH Bông Lục Bình hiện chỉ còn khoảng 20 tỷ đồng. Công ty còn các khoản nợ như sau: Nợ ngân hàng T: 3,5 tỷ trong đó có 3 tỷ có bảo đảm. Nợ ngân hàng V: 2,5 tỷ trong đó có 1,8 tỷ có bảo đảm. Nợ lương công nhân: 2,3 tỷ. Nợ chủ nợ D: 1 tỷ. Nợ E: 3 tỷ trong đó có 2,5 tỷ là có bảo đảm. Nợ P: 3,3 tỷ. Nợ công ty quảng cáo 0,8 tỷ. Nợ dịch vụ logistic 0,5 tỷ. Nợ thuế 0,5 tỷ. Nợ chủ nợ G: 2,5 tỷ có bảo đảm 1,2 tỷ. Chi phí phá sản (dự tính) là 0,1 tỷ. Hãy giải quyết phá sản và phân chia tài sản của Công ty TNHH Bông Lục Bình.
Luật sư tư vấn:
Đối với các khoản nợ tại ngân hàng có bảo đảm thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
Đối với các khoản nợ khác, thứ tự phân chia tài sản khi công ty phá sản theo quy định tại Điều 54 Luật phá sản năm 2014 như sau:
“Điều 54. Thứ tự phân chia tài sản
1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
đ) Thành viên của Công ty hợp danh.
3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.”
Nếu đã thanh toán xong các khoản về chi phí phá sản; khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết; khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước mà vẫn còn tài sản để chia thì sẽ tiếp tục trả cho các khoản nợ còn lại cho tới hết nhưng số tiền còn lại mà không đủ để trả lại hết các khoản nợ thì phải chia đều cho các khoản nợ còn lại theo tỷ lệ của khoản nợ. Còn nếu khi thanh toán xong các khoản trên mà không còn tài sản để thanh toán nợ không bảo đảm hoặc nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ thì sẽ không được thanh toán nữa.
7. Hỏi về thứ tự phân chia tài sản khi công ty phá sản
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư. Cho em hỏi, công ty em TNHH 1 thành viên, trước đây thành lập đăng ký vốn điều lệ là 150 triệu, sau một thời gian hoạt động em có sang tên chủ sở hữu và đại diện pháp luật cho một người Trung Quốc và người đó hiện tại đã về nước, tất cả giấy tờ bên này đều ủy quyền cho em ký hết. Hiện nay công ty này đang nợ tiền thuế ở hải quan là 2 tỷ do hải quan truy thu thuế thêm chứ bên em không hề trốn thuế vậy nên từ ngày có quyết định bù thuế đến giờ đã 4 tháng nhưng bên em vẫn không có khả năng nộp khoản thuế đó và nợ nhà cung cấp bên nước ngoài là hơn 2 tỷ nữa, còn các khoản nợ tại Việt Nam thì không có gì ngoài khoản thuế của nhà nước. Tài sản công ty em không có gì cả ngoài mấy bộ máy tính vậy bây giờ em muốn phá sản thì hai khoản nợ trên em có phải hoàn thành không? Hiện tại người chủ sở hữu và đại diện pháp luật đó đã về Trung Quốc 4 tháng nay rồi, mong nhận được câu trả lời sớm nhất của luật sư. Em xin trân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 4 Luật phá sản 2014 quy định như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
2. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
…”
Theo như bạn trình bày, công ty bạn đang nợ tiền thuế ở hải quan là 2 tỷ nay đã quá hạn 4 tháng nhưng bên bạn vẫn không có khả năng nộp khoản thuế này và nợ nhà cung cấp bên nước ngoài là hơn 2 tỷ nữa. Hiện nay, công ty bạn đang mất khả năng thanh toán do đó bạn có thể thực hiện thủ tục phá sản công ty.
Căn cứ Điều 54 Luật phá sản năm 2014 quy định thứ tự phân chia tài sản như sau:
“Điều 54. Thứ tự phân chia tài sản
1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
Luật sư tư vấn hỏi về thứ tự phân chia tài sản khi công ty phá sản:1900.6568
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
đ) Thành viên của Công ty hợp danh.
3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.”
Theo quy định trên, khi công ty phá sản, công ty phải thanh toán các nghĩa vụ trên. Theo như bạn trình bày, công ty bạn là công ty TNHH 1 thành viên do đó chủ sở hữu công ty chỉ có phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp của mình do đó nếu tài sản của công ty không đủ để thanh toán các nghĩa vụ trên thì khoản nợ này sẽ bị khoanh vùng lại, xem như là nợ xấu, không thể thu hồi.