Một số quy định về cơ sở hạ tầng? Một số quy định về xây dựng cơ sở hạ tầng? Có phải đóng phí xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương?
Khi có dự định đầu tư vào một bất động sản nào đó thì nhiều người thường quan tâm đến một số vấn đề khá quan trọng đó chính là cơ sở hạ tầng. Trên thực tế, ta có thể hiểu cơ sở hạ tầng là toàn bộ những điều kiện về mặt kỹ thuật, vật chất,…xuất hiện cũng như tồn tại trong xã hội giống như môi trường nhằm mục đích phục vụ những hoạt động sản xuất, đời sống của con người. Hiện nay, các cơ sở hạ tầng ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng cho việc phát triển của đất nước. Việc các cá nhân hay tổ chức thực hiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng để đảm bảo phục vụ tốt cho đời sống của nhân dân còn góp phần đổi mới hệ thống phát triển toàn đất nước. Đối với việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương cũng cần đáp ứng các điều kiện cũng như những khoản phí theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu liệu có phải đóng phí xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương hay không?
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Một số quy định về cơ sở hạ tầng:
1.1. Cơ sở hạ tầng là gì?
Cơ sở hạ tầng là thuật ngữ để chỉ những bộ phận kết cấu, cũng như nền tảng cho việc phát triển kinh tế. Khi bạn xét trên phương diện hình thái, cơ sở hạ tầng có thể hiểu là những tài sản hữu hình như: Các công trình công cộng, công trình hạ tầng kỹ thuật, lao động tri thức, tài sản hữu hình… Dựa trên các cơ sở có sẵn một số hoạt động văn hóa, xã hội, kinh tế luôn có xu hướng phát triển cũng như duy trì theo chiều hướng tích cực.
Khi xét trên phương diện đầu tư thì cơ sở hạ tầng được xem là sản phẩm cũng như kết quả của cả quá trình đầu tư được gom lại qua nhiều thế hệ. Cơ sở hạ tầng được xem là bộ phận có giá trị cũng như tiết kiệm cho quốc giá, đáp ứng mọi yêu cầu cũng như mục tiêu phát triển trên mọi mặt của đất nước.
Còn khi xét trên phương diện kinh tế hàng hóa thì cơ sở hạ tầng là một loại hàng hóa công cộng, với mục đích phục vụ cho các lợi ích trên toàn xã hội.
Cơ sở hạ tầng còn là khái niệm chung để chỉ đường bộ, đường sắt, bệnh viện, trường học, hệ thống thủy lợi, cấp nước v.v… được tích lũy từ các khoản đầu tư của cơ quan nhà nước trung ương và địa phương.
Cơ sở hạ tầng cũng bao gồm cả những tài sản vô hình như vốn nhân lực, tức các khoản đầu tư vào việc đào tạo lực lượng lao động. Cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được tỷ lệ tăng trường kinh tế cao và nâng cao mức sống chung của một nước
Qua những khái niệm như trên, ta có thể hiểu đơn giản như sau: Cơ sở hạ tầng là điều kiện về vật chất, kỹ thuật, thiết chế xã hội… tất cả được trang bị với mục đích phục vụ các hoạt động sản xuất cũng như đời sống cho con người, cơ sở vật chất này vừa có yếu tố phi vật chất và vật chất, đây cũng là sản phẩm của quá trình đầu tư để làm nền tảng cho sự phát triển của toàn xã hội.
1.2. Phân loại cơ sở hạ tầng:
Tùy theo mỗi tiêu chí khác nhau mà cơ sở hạ tầng được phân ra thành nhiều loại, cụ thể như sau:
– Theo lĩnh vực kinh tế, xã hội:
Theo lĩnh vực kinh tế thì đây là một bộ phận thuộc những ngành phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông hàng hóa. Bao gồm: Hệ thống đường xá, thủy lợi, cấp thoát nước, giao thông vận tải, sân bay, bến cảng…vv.
Cơ sở hạ tầng xã hội là bộ phận thuộc lĩnh vực đảm bảo những điều kiện chung cho hoạt động văn hóa, xã hội, đời sống của con người với các ngành xã hội, y tế, giáo dục, văn hóa, các công trình công cộng.
Cơ sở hạ tầng môi trường là bộ phận thuộc các lĩnh vực phục vụ cho việc giữ gìn, bảo vệ, cải tạo môi trường sống, ví dụ như một số công trình dưới đây: Công trình bảo vệ đất, chống thiên tai, hệ thống xử lý chất thải công nghiệp, rừng, biển…
Cơ sở hạ tầng an ninh quốc phòng là một bộ phận có vai trì đảm bảo những điều kiện vật chất kỹ thuật chung cho lĩnh vực này gồm: Bảo quản vũ khí, bảo dưỡng vũ khí, khí tài,…
– Theo vùng lãnh thổ, khu vực dân cư: Được phần làm các loại như: Cơ sở hạ tầng đô thị, cơ sở hạ tầng kinh tế biển, cơ sở hạ tầng nông thôn, cơ sở hạ tầng đồng bằng…
– Theo các ngành kinh tế quốc dân: Được phân theo các lĩnh vực như: Bưu chính, năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, thủy lợi, giáo dục, y tế, văn hóa xã hội…
– Theo cấp quản lý:
Cơ sở hạ tầng theo cấp quản lý sẽ được chia thành các cấp do trung ương hoặc do địa phương quản lý, cụ thể như sau:
+ Cơ sở hạ tầng có quy mô lớn sẽ do trung ương quản lý bao gồm sân bay, hệ thống đường quốc lộ, đường sắt, bến cảng,…
+ Các cơ sở hạ tầng giao cho tỉnh, huyện, xã sẽ do địa phương quản lý bao gồm: cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, cầu đường, kênh rạch,…
Dựa vào cách phân loại này mà trách nhiệm cũng như tính chủ động của các cấp chính quyền được xác định rõ hơn và nâng cao hơn trong việc khai thác tối đa các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở địa phương. Đồng thời, cũng nhờ vào việc phân loại này để có được biện pháp quản lý và sử dụng tốt cơ sở hạ tầng thuộc phạm vi quản lý của các cấp.
– Theo tính chất, đặc điểm:
Cơ sở hạ tầng được phân thành hai loại đó là cơ sở hạ tầng mang hình thái vật chất và cơ sở hạ tầng mang hình thái phi vật chất:
+ Cơ sở hạ tầng mang hình thái vật chất gồm các công trình như công trình trường học, cơ sở y tế, hệ thống đường giao thông, điện, kênh rạch, cơ sở quốc phòng an ninh…
+ Cơ sở hạ tầng mang hình thái phi vật chất bao gồm thủ tục hành chính, hệ thống thiết chế xã hội, an ninh trật tự… Đây đều là những yếu tố liên quan đến điều kiện cũng như môi trường phục vụ cho các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội.
Từ việc phân loại cơ sở hạ tầng trên các tiêu chí khác nhau thành các loại hình khác nhau sẽ giúp cho việc phân cấp quản lý, cũng như đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng các loại cơ sở hạ tầng phù hợp với những nhu cầu thực tế tốt nhất.
1.3. Những chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng:
Trong tương lai để có thể đẩy mạnh sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước thì nhà nước ta cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng có chất lượng cao toàn diện, hoàn thiện và hiện đại hóa. Đặc biệt là xác định rõ ràng mục tiêu đột phá của sự phát triển và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông bao gồm:
– Nền kinh tế thị trường cần được xây dựng theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính được xem là mục tiêu trọng tâm.
– Nguồn nhân lực cần phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Đặc biệt, đối với nền giáo dục quốc dân cần tập trung vào việc thay đổi và phát triển hơn. Gắn kết chặt chẽ giữa sự phát triển các ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại với nguồn nhân lực có chất lượng cao. Đồng thời thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế bằng cách phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại.
– Tập trung vào hạ tầng đô thị lớn và hệ thống giao thông.
2. Một số quy định về xây dựng cơ sở hạ tầng:
2.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng là gì?
Xây dựng cơ sở hạ tầng cụ thể là hoạt động xây dựng đường bộ, đường sắt, trường học, bệnh viện, hệ thống thủy lợi, cấp nước,.. các dự án được tích lũy từ các khoản đầu tư của cơ quan nhà nước địa phương và trung ương.
Cơ sở hạ tầng là những tài sản có vốn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong việc đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của người dân trên đất nước ta.
Có thể nói, xây dựng cơ sở hạ tầng là kết cấu nên nền kinh tế, bao gồm kinh tế nhà nước. Dựa trên cơ sở hệ thống về sản xuất nhiên vật liệu. Sự tồn tại thành cơ sở hạ tầng của một xã hội phản ánh tính chất vận động, phát triển liên tục của lực lượng sản xuất với các tính chất kế thừa, phát huy và phát triển.
2.2. Quy định về công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và kỹ thuật đã quy định về công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như sau:
– Hệ thống cấp công trình cấp nước đô thị bao gồm:
+ Các công trình khai thác nước thô, nước mặn, nước ngầm.
+ Trạm xử lý cấp nước, các loại bể chứa, bể lọc, bể lắng.
+ Trạm bơm.
+ Mạng lưới cấp nước, đường ống cấp nước.
– Hệ thống cấp thoát nước đô thị:
+ Trạm thoát nước mưa, nước thải.
+ Mạng lưới đường ống, nước bẩn, nước mưa, nước thải.
+ Công trình xử lý nước thải khu vực đô thị, công trình xử lý bùn, bể lọc, bể lắng.
+ Các loại giếng chuyển bậc, giếng thăm, giếng thu nước mưa.
– Hệ thống các công trình cấp điện đô thị gồm:
+ Mạng hạ áp cung cấp điện cho các phụ tải.
+ Trạm biến áp.
– Hệ thống công trình chiếu sáng đô thị bao gồm:
+ Chiếu sáng không gian công cộng từ quảng trường, vườn hoa, khu vực vui cho đến công trình thể thao ngoài trời.
+ Chiếu sáng đô thị giao thông như cầu, hầm, nút giao thông và đường phố đô thị.
+ Chiếu sáng trang trí quảng cáo và các loại hình khác.
– Công trình đường đô thị bao gồm:
+ Đường cao tốc đô thị, đường trục chính đô thị, đường phố nội bộ, bãi đậu xe, trạm thu phí, trạm sửa chữa.
+ Cầu đường bộ, cầu hành bộ.
– Hầm giao thông trong đô thị gồm hầm đường sắt, hầm ô tô, hầm dành cho người đi bộ.
Như vậy, ta nhận thấy, hiện nay có rất nhiều loại công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Mỗi loại công trình đều có những vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của xã hội và đem đến cho người dân những giá trị cụ thể.
3. Có phải đóng phí xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương?
Tiền phí xây dựng cơ sở hạ tầng về bản chất là tiền thu đối với Cơ sở hạ tầng là cơ bản nhất như lối đi, đường, ngõ xóm, năng lượng (điện, nước, chất đốt…), môi trường xung quanh (cây cối, ao hồ..)…Do vậy, phí cơ sở hạ tầng có thể hiểu là các khoản chi phí liên quan đến các vấn đề nêu trên.
Khi các chủ thể mua bán đất thì theo quy định của pháp luật thì các khoản phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, lệ phí, lệ phí công chứng,..
Như vậy, phí cơ sở hạ tầng chỉ là một khoản phí riêng mà bên mua yêu cầu người bán phải nộp chứ không thuộc về các khoản phí mà pháp luật quy đinh khi chuyển nhượng Bất động sản. Do đó, các chủ thể cần thoả thuận lại bên bán về vấn đề này.
Theo quy định pháp luật, cấp thôn không phải là một cấp quản lý theo quy định của cơ cấu tổ chức trong phân cấp hành chính. Vì vậy, để biết rõ khoản tiền thì các chủ thể xây dựng cơ sở hạ tầng cần trực tiếp lên ủy ban xã phường để hỏi rõ, phòng trường hợp thôn thu không đúng quy định.