Thu nhập bình quân của lao động nước ta thuộc loại thấp so với thế giới là do năng suất lao động ở nước ta còn thấp (chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trình độ khoa học kĩ thuật còn thấp). Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo bào viết Thu nhập bình quân của nguồn lao động nước ta thuộc loại thấp trên thế giới là do?
Mục lục bài viết
1. Thu nhập bình quân của nguồn lao động nước ta thuộc loại thấp trên thế giới là do?
A. phần lớn lao động sống ở nông thôn.
B. người lao động thiếu cần cù, sáng tạo.
C. năng suất lao động thấp.
D. độ tuổi trung bình của người lao động cao.
Đáp án: C.
Giải thích: Thu nhập bình quân của lao động nước ta thuộc loại thấp so với thế giới là do năng suất lao động ở nước ta còn thấp (chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trình độ khoa học kĩ thuật còn thấp).
2. Thu nhập bình quân của nguồn lao động nước ta hiện nay:
Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2023, thu nhập bình quân của lao động Việt Nam đạt 7,1 triệu đồng/người/tháng, tăng 6,9% so với năm 2022. Theo đó, thu nhập bình quân của lao động nam đạt 8,1 triệu đồng và nữ 6 triệu đồng. Riêng quý 4 năm 2023, đời sống lao động cải thiện khi thu nhập bình quân đạt 7,3 triệu đồng mỗi tháng, tăng 180.000 đồng so với quý 3 năm 2023. Tốc độ tăng thu nhập đạt 2,5%, gần gấp đôi so với 1,4% quý 4 năm 2022 – thời điểm đại dịch vừa chấm dứt. Lý do là những tháng cuối năm, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, đơn hàng cải thiện đẩy mức thu nhập của người lao động cao hơn so với trước.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, so với quý trước và cùng kỳ năm trước, thu nhập bình quân của người lao động trong quý 4 năm 2023 tăng lên ở tất cả các vùng kinh tế-xã hội của cả nước; trong đó, vùng Đồng bằng sông Hồng có tốc độ tăng cao nhất. Cụ thể, thu nhập bình quân tháng của lao động tại vùng Đồng bằng sông Hồng quý 4 năm 2023 là 8,7 triệu đồng, tăng 3,5% so với quý trước và tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.
Thu nhập của người lao động tại một số tỉnh trong vùng này ghi nhận tốc độ tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: lao động tại tỉnh Thái Bình thu nhập bình quân là 7,6 triệu đồng/người/tháng, tăng 11,9%; tại Hà Nam là 7,4 triệu đồng/người/tháng, tăng 10,7%; tại Nam Định là 7,3 triệu đồng/người/tháng, tăng 10,4%; tại Hải Phòng là 8,8 triệu đồng/người/tháng, tăng 7,4%. Đông Nam Bộ là khu vực ghi nhận mức tăng trưởng thu nhập thấp nhất, khoảng 2,3%, đạt 9 triệu đồng/người/tháng. So với năm 2022, mức tăng thu nhập lao động một số tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp, chế xuất, khá thấp, như Đồng Nai 8,9 triệu đồng (tăng 1,6%); Tp. Hồ Chí Minh 9,4 triệu đồng (tăng 1,9%).
Ngược lại, một số địa phương lại có mức tăng trưởng khá, như Bình Dương 9,5 triệu đồng (tăng 6,4%); Vũng Tàu 8,7 triệu đồng (tăng 12,8%). Dù ghi nhận thu nhập tăng chậm so với các vùng khác, song vùng Đông Nam Bộ không còn dẫn đầu về tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động. Riêng tỷ lệ thất nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh giảm còn 2,91% do nhiều doanh nghiệp tìm kiếm lại đơn hàng, mở rộng sản xuất, nên có nhu cầu tuyển dụng hàng nghìn lao động. Thành phố đồng thời tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm trực tiếp lẫn trực tuyến để kết nối lao động và doanh nghiệp.
Các địa phương tăng kết nối giao dịch việc làm giúp cải thiện số lao động có việc làm, đạt 51,3 triệu người, tăng 130.000 người so với quý 3 năm 2023. Tính chung cả năm 2023, lao động có việc làm ước đạt 51,3 triệu người, tăng 683.000 người so với năm 2022. Số người nghỉ giãn việc, mất việc những tháng cuối năm tiếp tục giảm so với quý 3 năm 2023; trong đó, lao động mất việc còn 85.000 người, giảm gần 33.000 người; người nghỉ giãn việc còn 77.800 người, giảm hơn 187.000 người so với quý 3 năm 2023./.
3. Bài tập vận dụng liên quan có đáp án:
Câu 1: Nhận định nào dưới đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta?
A. Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh
B. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều
C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên
D. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo
Đáp án: D
Câu 2: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở nước ta chuyển dịch theo hướng
A. Tăng tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ.
B. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng, giảm khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và khu vực dịch vụ
C. Giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ, tăng tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và khu vực công nghiệp – xây dựng
D. Giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ
Đáp án: D
Câu 3: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng
A. Tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước, giảm tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
B. Tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, giảm tỉ trọng khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước
C. Giảm tỉ trọng khu vực nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
D. Giảm tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước
Đáp án: D
Câu 4: Hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta là
A. Trình độ chuyên môn, kĩ thuật chưa cao
B. Thể lực chưa thật tốt
C. Còn thiếu kĩ năng làm việc
Đáp án: A
Câu 5: Chất lượng nguồn lao động nước ta còn nhiều hạn chế, nguyên nhân là
A. Nguồn lao động chưa thật sự cần cù, chịu khó
B. Tính sáng tạo của lao động chưa thực sự cao
C. Người lao động phần lớn còn thiếu kinh nghiệm
D. Công tác đào tạo lao động chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội
Đáp án: D
Câu 6: Chất lượng lao động nước ta ngày càng được nâng lên, chủ yếu do
A. Các thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế
B. Học hỏi quá trình tăng cường xuất khẩu lao động
C. Đời sống vật chất của người lao động tăng
D. Xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập quốc
Đáp án: A
Câu 7: Trong các biện pháp dưới đây, biện pháp nào là cấp bách để nâng cao lượng nguồn lao động của nước ta hiện nay?
A. Tăng cường xuất khẩu lao động để học hỏi kinh nghiệm
B. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động
C. Nâng cao thể trạng người lao động
D. Bố trí lại nguồn lao động cho hợp lí
Đáp án: B
Câu 8: Trong cơ cấu lao động có việc làm ở nước ta phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật, thành phần chiếm tỉ trọng cao nhất là
A. Có chứng chỉ sơ cấp
B. Trung cấp chuyên nghiệp
C. Cao đẳng, địa học, trên đại học
D. Chưa qua đào tạo
Đáp án: D
Câu 9: Cơ cấu lao động phan theo thành thị, nông thôn ở nước ta có đặc điểm
A. Tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn thấp hơn thành thị
B. Tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị
C. Tỉ trọng lao động ở hai khu vực tương đương nhau
D. Tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn tăng, ở khu vực thành thị giảm
Đáp án: B
Câu 10: Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao dộng ở nước ta, hướng nào sau đây đạt hiệu quả cao nhất?
A. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động
B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản
C. Phát triển kinh tế, chú ý thích đáng nghành dịch vụ
D. Đẩy mạng xuất khẩu lao động
Đáp án: C
Câu 11: Lao động nước ta chủ yếu tập chung ở các ngành nông – lâm nghiệp là do
A. Các ngành này có năng suất lao động thấp hơn nền cần nhiều lao động
B. Sản xuất nông- lâm nghiệp ít gặp rủi ro nên thu hút nhiều người lao động
C. Các ngành này có thu nhập cao nên thu hút nhieuf lao động
D. Đây là các ngành có cơ cấu đa dạng nên thu hút nhiều lao động
Đáp án: A
THAM KHẢO THÊM: