Đăng ký kinh doanh là nghĩa vụ của một số đối tượng có đầy đủ điều kiện được pháp luật quy định vì ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy, thu mua nông sản có phải đăng ký kinh doanh không?
Mục lục bài viết
1. Thu mua nông sản có phải đăng ký kinh doanh không?
Tại Việt Nam thì hàng hóa nông sản là thuật ngữ được sử dụng chỉ những sản phẩm hoặc bán thành phẩm của ngành sản xuất hàng hóa thông qua cây trồng. Loại hàng hóa này được hình thành thông qua nguồn sản phẩm được người dân sản xuất, chế biến và tiến hành bán ra ngoài thị trường để lấy lợi nhuận. Ngày nay, các mặt hàng nông sản vô cùng đa dạng và đem lại những nguồn lợi nhất định tùy thuộc vào tính chất của từng sản phẩm, có thể kể đến một số sản phẩm cơ bản thiết yếu như: gạo, lúa mì, sữa, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau củ quả tươi,…Bên cạnh đó, cũng phải nhắc đến những sản phẩm phái sinh: bánh mì, bơ, dầu ăn, thịt,… Hàng hóa nông sản còn là sản phẩm được chế biến như: bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, trái cây sấy khô,…
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định
– Tiến hành các hoạt động buôn bán rong (buôn bán dạo): cá nhân này có các hoạt động mua, bán nhưng tổ chức việc buôn bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
– Các hoạt động được xác định là buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
– Cá nhân bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định cũng được xép vào trong trường hợp này;
– Hoạt động buôn chuyến được biết đến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
– Cá nhân thực hiện các dịch vụ: kiếm tiền thông qua hoạt động đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
– Đồng thời, các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Việc thu mua nông sản không phải đăng ký kinh doanh cũng đã được ghi nhận theo quy định tại Khoản 2 Điều 66
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương;
Như vậy, hoạt động thu mua nông sản được biết đến là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên không phải đăng ký. Cần xem xét rõ vẫn đề là bên thương lái chỉ thực hiện việc thu mua nông sản trực tiếp từ người nông dân, và có các hoạt động chuyển giao những thành phẩm này cho các đại lý hoặc doanh nghiệp khác thì không nằm trong trường hợp bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Còn trong trường hợp nếu thực hiệnhoạt động kinh doanh vượt phạm vi mua bán mà còn tiến hành thêm vấn đề gia công, sơ chế nông sản, đóng bao bì…làm tăng giá trị vốn có của nông sản thì cần đăng ký kinh doanh theo đúng quy định và thực hiện nghĩa vụ về thuế.
2. Điều kiện đăng ký kinh doanh thu mua nông sản:
Hoạt động thu mua nông sản mà còn có thêm các hoạt động làm phát sinh thêm giá trị của nông sản thì phải đảm bảo các điều kiện để thành lập hợp pháp theo pháp lý nhà nước, cụ thể:
– Hoạt động đăng ký kinh doanh cần có những địa điểm sản xuất giống cây trồng phù hợp với quy hoạch của ngành nông nghiệp, thủy sản, phù hợp với yêu cầu của từng loại. Khi thực hiện hoạt động kinh doanh trên thực tế thì cần bảo đảm tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật;
– Đáp ứng điều kiện về yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với kỹ thuật sản xuất của từng loại để hỗ trợ cho quá trình sản xuất;
– Liên quan đến nguồn nhân lực thì nhân viên kỹ thuật phải có trình độ, chuyên môn kỹ thuật, thông qua đào tạo kiến thức về nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, bảo vệ thực vật;
– Trong một số sản phẩm nhất định cụ thể là kinh doanh gạo thì cần đảm bảo có kho chứa, có cơ sở chuyên xay xát;
– Còn trong trường hợp, cơ sở kinh doanh giống cây trồng thì cần có nhân viên kiểm nghiệm, thiết bị kiểm nghiệm giống cây trồng
Quy định về các đối tượng được thực hiện hoạt động đăng ký là cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp: Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; Cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
Lưu ý rằng: Cá nhân, thành viên hộ gia đình khi mong muốn đăng ký hộ kinh doanh thì chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được pháp luật cho phép thực hiện quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
Đặc biệt, cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh sẽ chỉ được giữ vị trí này ma không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
3. Thủ tục xin giấy chứng nhận kinh doanh thu mua nông sản:
Bước 1. Chuẩn bị và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền:
Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nông sản thì cần tuân thủ các bước hướng dẫn dưới đây để được chấp thuận một cách nhanh chóng:
– Soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh với các tài liệu;
– Cần chuẩn bị thêm 01 đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
– Gửi kèm theo bản sao thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của chủ cơ sở kinh doanh hoặc người đứng đầu công ty để chứng minh nhân thân có quyền yêu cầu cấp giấy chứng nhận
– Trong trường hợp mong muốn thành lập công ty thì cần có thêm:
+ Cần nộp thêm 01 bản Điều lệ công ty;
+ Đồng thời, cũng không thể thiếu danh sách thành viên công ty, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, danh sách người đại diện theo ủy quyền;
+ Văn bản Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư kèm theo chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu của người đại diện;
Khi đã chuẩn bị hồ sơ phù hợp với trường hợp của mình thì hồ sơ đăng ký kinh doanh nông sản được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở doanh nghiệp nếu thành lập công ty). Cá nhân cũng có thể nộp tại phòng kinh tế/ kế hoạch tài chính thuộc ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nếu thành lập hộ kinh doanh để được tiếp nhận, xem xét hồ sơ.
Bước 2. Xem xét hồ sơ:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét tính hợp lệ của giấy tờ. Nếu không hợp lệ thì gửi văn bản thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Còn trong trường hợp, mọi thứ đã hợp lệ thì thực hiện việc cấp giấy chứng nhận trong thời hạn từ 3 đến 5 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ.
Bước 3. Cấp giấy chứng nhận kinh doanh thu mua nông sản.
Văn bản pháp luật được sử dụng: Nghị định 39/2007/NĐ-CP về việc cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.