Thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự? Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm?
Sau khi Tòa án sơ thẩm ban hành bản án, quyết định về việc giải quyết vụ án, thì Viện Kiểm sát có quyền kháng nghị, đương sự, tổ chức, cá nhân khác có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm. Khi nhận được kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp phúc thẩm tiến hành thực hiện các hoạt động cần thiết để tiến hành thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự, sau đó tiến hành chuẩn bị xét xử phúc thẩm, khi đạt đủ các điều kiện cần thiết thì ra Quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử phúc thẩm. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin về thụ lý vụ án và quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử phúc thẩm.
1. Thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự
Thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự là hoạt động tố tụng đầu tiên của Tòa án cấp phúc thẩm, tạo tiền đề và cơ sở để tiến hành các hoạt động tố tụng khác.
1.1. Kiểm tra các điều kiện thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự
Theo khoản 1 Điều 285
Căn cứ các quy định của pháp luật, đối chiếu với hồ sơ mà Tòa án cấp sơ thẩm chuyển lên Tòa án cấp phúc thẩm cần làm rõ các điều kiện thụ lý sau
– Về đối tượng của kháng cáo, kháng nghị:
Theo quy định tại Điều 270 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì đối tượng được xem xét theo thủ tục phúc thẩm là các bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật mà có kháng cáo, kháng nghị. Mặt khác, theo quy định tại Nghị quyết số 06/ 2012/ NQ – HĐTP thì quyết định tạm định chỉ, đình chỉ giải quyết giải quyết vụ án cũng được coi là đối tượng để các đương sự kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị, yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét, giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Như vậy, Tòa án cấp phúc thẩm cần kiểm tra xem việc kháng cáo, kháng nghị có đúng đối tượng như đã phân tích ở trên không để thụ lý xét xử phúc thẩm.
– Về đơn kháng cáo:
Điều 272 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định rất rõ về nội dung đơn kháng cáo, do đó khi nhận được đơn kháng cáo trong hồ sơ do Tòa án cấp sơ thẩm chuyển lên, Tòa án cấp phúc thẩm cần phải kiểm tra xem nội dung đơn có đúng quy định không
+ Thứ nhất: ngày, tháng năm làm đơn kháng cáo:
Theo quy định tại Điều 273 và Điều 280 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì thời hạn kháng cáo của đương sự đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là mười lăm ngày kể từ ngày tuyên án, đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được mềm yết. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là bảy ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.
Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát củng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Viện kiểm sát không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tỉnh từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cung cấp đối với quyết định tạm đình chỉ định chi giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là bảy ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là mười ngày kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định
Theo tinh thần của Khoản 4 Điều 4 Nghị quyết 06/2012/NQ- HĐTP thì thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị là thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn.
+ Thứ hai: tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có của người kháng cáo)
Theo quy định tại Điều 271 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì người kháng cáo bao gồm đương sự người đại diện hợp pháp của đương sự cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện. Pháp luật tố tụng dân sự đã quy định rất rõ ràng khái niệm đương sự tại Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và người đại diện của đương sự tại Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã bổ sung thêm quyền kháng cáo của cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khác theo quy định tại khoản 3 Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó, khi cá nhân khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đánh để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của
+ Thứ ba: Nội dung đơn kháng cáo.
Tòa án kiểm tra nội dung đơn kháng cáo nhằm xác định xem đương sự kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, lý do của việc kháng cáo, yêu cầu của việc kháng cáo. Đồng thời tổng hợp những nội dung kháng cáo chưa rõ ràng chưa đầy đủ để yêu cầu người kháng cáo sửa chữa, bổ sung nhằm bảo đảm cho đương sự thực hiện hiệu quả quyền tự bảo vệ của mình.
+ Thứ tư Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
Việc kiểm tra chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo nhằm mục đích xác ảnh người làm đơn kháng cáo có quyền kháng cáo theo quy định không kháng cáo có hợp lệ không
+ Thứ năm Các chứng cứ, tài liệu gửi kèm đơn kháng cáo
Để chứng minh cho yêu cầu kháng cáo của mình là hợp pháp là có căn cứ đương sự có thể gửi kèm theo đơn kháng cáo các tài liệu, chứng cứ. Tòa án xem xét các tài liệu, chứng cứ mà đương sự bổ sung kèm theo đơn kháng cáo vào hồ sơ vụ án.
Trong trường nhận có kháng cáo quá hạn, thì sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý do và xuất trình tài liệu, chứng cứ về việc nộp đơn kháng cáo và tiền tạm ứng án phí chậm, sau đó đưa bản tường trình cùng tài liệu chứng cứ kèm theo vào hồ sơ rồi chuyển cho Tòa án cấp phúc thẩm xem xét quyết định có chấp nhận kháng cáo quá hạn hay không. Hội đồng xét kháng cáo quá hạn có quyền chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận vào quyết định.
– Kiểm tra quyết định kháng nghị của Viện Kiểm sát
Theo quy định tại Điều 279 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, quyết định kháng nghị của Viện Kiểm sát phải đảm bảo những nội dung sau: Ngày, tháng, năm ra quyết định; số của quyết định, tên của Viện Kiểm sát ra quyết định; nội dung, lý do kháng nghị; họ tên người ký quyết định. Trong quá trình kiểm tra khi thụ lý, nếu quyết định kháng nghị không có đầy đủ các nội dung trên thì Tòa án cấp phúc thẩm có quyền yêu cầu sửa chữa, bổ sung.
1.2. Vào sổ thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự
Đối với mỗi loại tranh chấp, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ thụ lý vào một loại sổ riêng. Khi tiến hành thụ lý, thì Tòa án tiến hành ghi vào sổ thụ lý theo mẫu.
1.3. Thông báo về việc thụ lý
Tại Khoản 1 Điều 285 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định như sau: “Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án “. Việc thông báo về việc thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự có ý nghĩa quan trọng giúp các đương sự biết được thời điểm vụ án đã được cấp phúc thẩm chấp nhận giải quyết để chuẩn bị tham gia tố tụng, giúp Viện Kiểm sát cùng cấp nắm bắt được những vụ án mà Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý để tiện theo dõi, kiểm sát các hoạt động tố tụng.
2. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm
Tại Khoản 1 Điều 286 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định như sau:
“1. Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây:
a) Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
b) Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
c) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.”
Để chuyển từ giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm sang giai đoạn xét xử tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm nếu không có căn cứ phải tạm đình chỉ hoặc đình chỉ xét xử phúc thẩm. Thẩn phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa có thẩm quyền ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Quyết định phải được gửi cho đương sự, Viện Kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.