Hiện nay, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao chính vì thế mà đã kéo theo những tranh chấp trong cuộc sống. Việc giải quyết tranh chấp tại Toà khi Tòa án thụ lý vụ án. Vậy thụ lý vụ án là gì? Quy định về thụ lý đơn khởi kiện dân sự?
Mục lục bài viết
1. Thụ lý vụ án là gì?
Thụ lý vụ án được định nghĩa dưới góc độ pháp lý được biết đến là một thủ tục tố tụng có ý nghĩa pháp lý hết sức quan trọng của tố tụng dân sự, nếu không có thụ lý vụ án dân sự thì sẽ không làm phát sinh những quy định của pháp luật tố tụng dân sự về thụ lý vụ án và giải quyết vụ án dân sự. Vậy pháp luật tố tụng dân sự hiện hành quy định như thế nào về thụ lý, trả lại đơn khởi kiện, thực tiễn của việc thực hiện quy định này của pháp luật ra sao.
Thụ lí vụ án là công việc đầu tiên của toà án trong quá trình tố tụng. Nếu không có việc thụ lí vụ án của toà án sẽ không có các bước tiếp theo của quá trình tố tụng. Thụ lí vụ án dân sự bao gồm hai hoạt động cơ bản là nhận đơn khởi kiện xem xét và vào sổ thụ lí vụ án dân sự để giải quyết. Việc thụ lí vụ án dân sự có ý nghĩa pháp lí quan trọng vì nó đặt trách nhiệm cho toà án phải giải quyết vụ án trong thời gian luật định. Sau khi thụ lí vụ án, thẩm phán phải triệu tập các đương sự đến toà án để xác minh và hoà giải; đổi với những việc pháp luật quy định không được hoà giải thì phải khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để đưa vụ án ra xét xử tại phiên toà.
2. Quy định về thụ lý đơn khởi kiện dân sự:
Theo
3. Ý nghĩa pháp lý của việc thụ lý vụ án dân sự:
Từ đó ta có thể nhận thấy ý nghĩa pháp lý quan trọng của việc thụ lý vụ án dân sự, cụ thể như sau:
Thứ nhất, việc thụ lý vụ án đã tạo ra sự ràng buộc về mặt pháp lý trách nhiệm của
Thứ hai, thụ lý vụ án dân sự còn có ý nghĩa đảm bảo việc bảo vệ kịp thời những quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể; giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, tạo niềm tin của nhân dân vào cơ quan nhà nước.
Thứ ba, thụ lý vụ án sẽ là một trong những căn cứ xác định các thời hạn tố tụng trong quá trình tố tụng.
– Trình tự thụ lý vụ án dân sự
Nhận đơn khởi kiện
Theo quy định tại Điều 191
+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết.
+ Chuyển đơn khởi kiện cho tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án khác.
+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
– Yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện
Theo quy định tại Điều 193 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trong trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm phán
– Xác định tiền tạm ứng phí và
Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định, sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án thì thẩm phán phải xác định tiền tạm ứng án phí và thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Trong trường hợp thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì tòa án phải báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng, ghi vào phiếu báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi người khởi kiện nộp cho tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí thì tòa án quyết định nhận giải quyết và vào sồ thụ lí vụ án dân sự. Các hoạt động đó của tòa án được gọi là thụ lí vụ án dân sự.
– Vào sổ thụ lý vụ án dân sự
Khi người khởi kiện nộp cho tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí thì thẩm phán thụ lí vụ án và vào sổ thụ lí vụ án dân sự.
Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì thẩm phán phải thụ lí vụ án khi nhận- được đon khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Theo các điều 191, 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, sau khi nhận được đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu kèm theo thì tòa án phải ghi vào sổ nhận đơn và chánh án tòa án phải phân công một thẩm phán xem xét đơn khởi kiện trong thời hạn do pháp luật quy định.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lí vụ án, thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đon, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cho viện kiểm sát cùng cấp về việc tòa án đã thụ lí vụ án (Điều 196 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).
– Thông báo về việc thụ lý dựa trên cơ sở quy định tại Điều 196 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Văn bản thông báo phải có các nội dung chính sau đây:
Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo;
Tên, địa chỉ Tòa án đã thụ lý vụ án;
Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện;
Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết;
Vụ án được thụ lý theo thủ tục thông thường hay thủ tục rút gọn;
Danh mục tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện;
Thời hạn bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có ý kiến bằng văn bản nộp cho Tòa án đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có);
Hậu quả pháp lý của việc bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không nộp cho Tòa án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu khởi kiện. Trường hợp nguyên đơn có đơn yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong việc gửi tài liệu, chứng cứ thì kèm theo thông báo về việc thụ lý vụ án, Tòa án gửi cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bản sao tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn cung cấp.
Như vậy, có thể thấy rằng Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 ra đời đã giải quyết được các vấn đề về thụ lý vụ đơn khởi kiện dân sự còn vướng mắc trước đó. Những quan hệ pháp luật dân sự ngày càng đa dạng và phức tạp thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan tiến hành tố tụng đối với người tham gia tố tụng là trách nhiệm lớn đòi hỏi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải hết sức thận trọng và phân tích sâu sát những ranh giới trong từng quan hệ pháp luật.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.