Thu lợi từ quảng cáo trên phần mềm có phải hoạt động xuất khẩu không? Thu nhập từ quảng cáo trên phần mềm có phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Thu lợi từ quảng cáo trên phần mềm có phải hoạt động xuất khẩu không? Thu nhập từ quảng cáo trên phần mềm có phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào anh/ chị luật sư! Công ty em hiện đang sản xuất phần mềm, doanh thu hiện tại phát sinh từ quảng cáo của Google trên ứng dụng giải trí điện thoại di động (tức là công ty em không bán phần mềm, mà bên em thỏa thuận với công ty Google đưa phần mềm lên các kho ứng dụng Play Store). Việc khai thác quảng cáo là do Google. Google sẽ thu tiền từ các nhà quảng cáo ở các nước và trả về cho công ty em (không ký hợp đồng chỉ có thỏa thuận). Khi phát sinh doanh thu, hàng tháng công ty Google sẽ cấp mã rút tiền cho công ty em 1 lần (bằng USD qua tài khoản ngân hàng) và công ty em ghi nhận đây là khoản doanh thu hàng tháng. Vậy hoạt động trên có được coi là dịch vụ xuất khẩu phần mềm không ạ? Em sẽ phải xuất hóa đơn cho trường hợp này như thế nào? Hóa đơn GTGT hay hóa đơn thương mại (Bên em chỉ viết hóa đơn để ghi nhận doanh thu và giữ lại toàn bộ hóa đơn vì công ty Google không lấy hóa đơn)? Công ty em sẽ phải đóng các khoản thuế nào ạ? Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT? Rất mong nhận được sự tư vấn, giải đáp của luật sự. Em xin trân trọng cảm ơn!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
–
– Luật thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bổ sung theo, Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014;
– Thông tư số
– Thông tư
– Thông tư
– Công văn Số 7924/BTC-TCHQ.
2. Luật sư tư vấn:
Thông tư số
Điều 5. Quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm
Quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm bao gồm 07 công đoạn sau:
1. Xác định yêu cầu, bao gồm một trong những tác nghiệp như: khảo sát yêu cầu của khách hàng, phân tích nghiệp vụ; thu thập, xây dựng yêu cầu; tư vấn điều chỉnh quy trình; thống nhất yêu cầu, xét duyệt yêu cầu.
2. Phân tích và thiết kế, bao gồm một trong những tác nghiệp như: đặc tả yêu cầu; thiết lập bài toán phát triển; mô hình hóa dữ liệu; mô hình hóa chức năng; mô hình hóa luồng thông tin; xác định giải pháp phần mềm; thiết kế hệ thống phần mềm; thiết kế các đơn vị, mô đun phần mềm.
3. Lập trình, viết mã lệnh, bao gồm một trong những tác nghiệp như: viết chương trình phần mềm; lập trình các đơn vị, mô đun phần mềm; chỉnh sửa, tùy biến, tinh chỉnh phần mềm; tích hợp các đơn vị phần mềm; tích hợp hệ thống phần mềm.
4. Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: xây dựng các kịch bản kiểm tra, thử nghiệm các đơn vị, mô đun phần mềm; thử nghiệm phần mềm; kiểm thử hệ thống phần mềm; kiểm thử chức năng phần mềm; thẩm định chất lượng phần mềm; đánh giá khả năng gây lỗi; xác định thỏa mãn yêu cầu khách hàng; nghiệm thu phần mềm.
5. Hoàn thiện, đóng gói phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: xây dựng tài liệu mô tả phần mềm, tài liệu hướng dẫn cài đặt, sử dụng phần mềm; đóng gói phần mềm; đăng ký mẫu mã; đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.
6. Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo hành phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: hướng dẫn cài đặt phần mềm; triển khai cài đặt phần mềm; đào tạo, hướng dẫn người sử dụng; kiểm tra phần mềm sau khi bàn giao; sửa lỗi phần mềm sau bàn giao; hỗ trợ sau bàn giao, bảo hành phần mềm; bảo trì phần mềm.
7. Phát hành, phân phối sản phẩm phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: tiếp thị, quảng bá, bán, phân phối sản phẩm phần mềm; phát hành sản phẩm phần mềm.
Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì doanh nghiệp của bạn không xuất khẩu phần mềm. Phần doanh thu mà Google trả cho công ty bạn là doanh thu từ hoạt động tiếp thị, quảng bá, bán, phân phối sản phẩm phần mềm; phát hành sản phẩm phần mềm mà có.
Khoản 2 Điều 3 Thông tư
2. Các loại hóa đơn:
a) Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
– Hoạt động vận tải quốc tế;
– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
Công văn Số 7924/BTC-TCHQ ngày 16 tháng 06 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
"Đối với các trường hợp xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, xuất nhập khẩu tại chỗ (trừ xuất nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công) doanh nghiệp nộp các loại hóa đơn sau (xuất trình bản chính để đối chiếu): (1) Nộp 01 bản chụp hóa đơn thương mại (Commercial invoice) hoặchóa đơn xuất khẩu, (2) nộp 01 bản chụp hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT)"
Như chúng tôi đã phân tích trên, công ty của bạn không thực hiện xuất khẩu phần mềm do đó không thể xuất hóa đơn thương mại trong trường hợp này. Do đó, công ty của bạn xuất hóa đơn giá trị gia tăng.
Điều 2. Người nộp thuế
1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
c) Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
d) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
…
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi bổ sung theo
Điều 3. Thu nhập chịu thuế
1. Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thu nhập khác bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác.
Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài chuyển phần thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài của doanh nghiệp về Việt Nam thì đối với các nước mà Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì thực hiện theo quy định của Hiệp định; đối với các nước mà Việt Nam chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước mà doanh nghiệp chuyển về có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn thì thu phần chênh lệch so với số thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam.
Như vậy, công ty của bạn có tổ chức sản xuất và hoạt động kinh doanh và có thu nhập chịu thế nên phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật thuế qua tổng đài: 1900.6568
Luật thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bổ sung theo, Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014, Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 quy định:
Điều 5. Đối tượng không chịu thuế
1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.
3. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
3a. Phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;
4. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl)
….
Sản phẩm của công ty bạn không thuộc danh mục đối tượng không chịu thuế nên phải đóng thuế giá trị gia tăng.