Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
  • Văn bản pháp luật
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Thư ký Tòa án là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án?

Tư vấn pháp luật

Thư ký Tòa án là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án?

  • 03/08/202203/08/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    03/08/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Thư ký Tòa án là gì? Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của thư ký tòa án? Tiêu chuẩn ngạch thư ký và điều kiện dự thi nâng ngạch?

    Thư ký tòa án là chức danh được Tòa án bổ nhiệm và đào tạo nghiệp vụ thư ký, thực hiện các nhiệm vụ tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự được phân và các quyền hạn khác theo luật. Vậy nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của thư ký tòa án cụ thể như thế nào. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu giúp người đọc hiểu rõ hơn về chức danh này.

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Thư ký tòa án là gì?
    • 2 2. Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của thư ký tòa án:
    • 3 3. Tiêu chuẩn ngạch thư ký và điều kiện dự thi nâng ngạch:

    1. Thư ký tòa án là gì?

    Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.

    Thư ký Tòa án có các ngạch: Thư ký viên; Thư ký viên chính; Thư ký viên cao cấp.

    Tiêu chuẩn, điều kiện và việc thi nâng ngạch Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.

    Thư ký tòa án tiếng anh là : “Court clerk”.

    2. Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của thư ký tòa án:

    Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây theo Luật tổ chức tòa án:

    – Làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng;

    – Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.

    – Thư ký Tòa án chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

    Theo Điều 47 Bộ Luật Hình sự 2015 Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án

    Thư ký Tòa án được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

    – Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;

    – Phổ biến nội quy phiên tòa;

    – Báo cáo Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa và những người vắng mặt;

    – Ghi biên bản phiên tòa;

    – Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.

    – Thư ký Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về hành vi của mình.

    3. Tiêu chuẩn ngạch thư ký và điều kiện dự thi nâng ngạch:

    Tiêu chuẩn ngạch Thư ký viên cao cấp

    Là chức danh tư pháp có yêu cầu chuyên môn cao nhất về nghiệp vụ Thư ký Tòa án, được bố trí tại Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án quân sự Trung ương.

    – Trực tiếp thực thi nhiệm vụ Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng;

    – Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án;

    – Nghiên cứu, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ Thư ký Tòa án và đề xuất các biện pháp, giải pháp để thực hiện có hiệu quả.

    Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

    – Nắm vững và am hiểu sâu sắc hệ thống các quy định của pháp luật về nghiệp vụ Thư ký phiên tòa, quy trình tố tụng, các nhiệm vụ hành chính, tư pháp;

    – Có năng lực đề xuất, tham mưu, chủ trì xây dựng các quy trình nghiệp vụ Thư ký Tòa án gắn với yêu cầu nhiệm vụ của Tòa án nhân dân để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

    – Có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và đề xuất được các phương pháp để hoàn thiện hoặc giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra thuộc phạm vi chuyên môn nghiệp vụ được giao;

    – Thành thạo và làm chủ các kỹ năng soạn thảo, thuyết trình, bảo vệ và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn được giao;

    – Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong thực thi công vụ theo đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao;

    – Có năng lực thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao.

    Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

    – Có bằng tốt nghiệp Cử nhân luật trở lên;

    – Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị;

    – Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

    – Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

    Tiêu chuẩn ngạch Thư ký viên chính:

    Là chức danh tư pháp có yêu cầu chuyên môn cao về nghiệp vụ Thư ký Tòa án, được bố trí tại Tòa án nhân dân các cấp.

    – Trực tiếp thực thi nhiệm vụ Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng;

    – Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án;

    – Tham gia nghiên cứu, xây dựng quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ và đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chuyên môn được giao.

    Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

    – Nắm vững và am hiểu hệ thống các quy định của pháp luật về nghiệp vụ Thư ký Tòa án, quy trình tố tụng, các nhiệm vụ hành chính, tư pháp;

    – Có năng lực tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ Thư ký Tòa án gắn với yêu cầu nhiệm vụ của Tòa án nhân dân để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

    – Thành thạo kỹ năng soạn thảo văn bản tố tụng theo đúng thể thức, quy trình, thủ tục và thẩm quyền;

    – Có năng lực phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để triển khai công việc theo đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao;

    – Có năng lực thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao.

    Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

    – Có bằng tốt nghiệp Cử nhân luật trở lên;

    – Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

    – Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

    Tiêu chuẩn ngạch Thư ký viên

    Là chức danh tư pháp có yêu cầu chuyên môn cơ bản về nghiệp vụ Thư ký Tòa án, được bố trí tại Tòa án nhân dân các cấp.

    – Trực tiếp thực thi nhiệm vụ Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng;

    – Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án;

    – Xây dựng báo cáo, thống kê, số liệu; quản lý hồ sơ, lưu trữ tài liệu về công tác chuyên môn nghiệp vụ theo quy định.

    Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

    – Nắm vững các kiến thức cơ bản theo quy định của pháp luật về nghiệp vụ Thư ký phiên tòa, quy trình tố tụng và các nhiệm vụ hành chính, tư pháp;

    – Có kỹ năng soạn thảo văn bản tố tụng theo đúng thể thức, quy trình, thủ tục và thẩm quyền;

    – Chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp với đồng nghiệp để triển khai nhiệm vụ chuyên môn được giao bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả;

    –  Có năng lực thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao.

    Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

    – Có bằng tốt nghiệp Cử nhân luật trở lên;

    – Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

    – Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

    Điều kiện dự thi nâng ngạch:

    Thư ký Tòa án được đăng ký dự thi nâng ngạch khi có đủ các điều kiện sau đây:

    – Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 3 năm liên tục tính đến thời điểm đăng ký dự thi nâng ngạch; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền;

    –  Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch cao hơn ngạch hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;

    – Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch đăng ký dự thi.

    Điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch Thư ký Tòa án:

    Công chức Tòa án nhân dân các cấp khi dự thi nâng ngạch Thư ký Tòa án ngoài các điều kiện trên, còn phải có các điều kiện sau đây:

    – Nâng ngạch Thư ký viên: Cán sự, nhân viên trong Tòa án nhân dân khi dự thi nâng ngạch Thư ký viên phải có thời gian giữ ngạch cán sự hoặc tương đương tối thiểu là 03 năm (36 tháng). Trường hợp đang giữ ngạch nhân viên thì thời gian giữ ngạch nhân viên hoặc tương đương tối thiểu là 05 năm (60 tháng); Có chứng chỉ đào tạo Nghiệp vụ Thư ký viên.

    – Nâng ngạch Thư ký viên chính: Đã có thời gian giữ ngạch Thư ký viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không tính thời gian tập sự, thử việc) tính đến thời điểm đăng ký dự thi nâng ngạch, trong đó thời gian giữ ngạch Thư ký viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng); Có chứng chỉ đào tạo Nghiệp vụ Thư ký viên chính.

    – Nâng ngạch Thư ký viên cao cấp: Đã có thời gian giữ ngạch Thư ký viên chính hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên tính đến thời điểm đăng ký dự thi nâng ngạch, trong đó thời gian giữ ngạch Thư ký viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng): Trong thời gian giữ ngạch Thư ký viên chính hoặc tương đương đã tham gia xây dựng được ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành hoặc cấp tỉnh trở lên được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu; Có chứng chỉ đào tạo Nghiệp vụ Thư ký viên cao cấp.

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc công ty

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 10.251 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Thư ký toà án


    BÀI VIẾT MỚI

    Thông tư liên tịch là gì? Thông tư và thông tư liên tịch cái nào cao hơn?

    Thông tư liên tịch là gì? Đặc điểm của Thông tư liên tịch? Sơ đồ hệ thống văn bản pháp luật? Mục đích của thông tư liên tịch?

    Thông tư là gì? Hiệu lực và cơ quan có thẩm quyền ban hành thông tư?

    Thông tư là gì? Hiệu lực và cơ quan có thẩm quyền ban hành thông tư? Cơ quan ban hành thông tư? Thông tư có hiệu lực khi nào? Cách soạn thảo thông tư?

    Quyết định là gì? Nội dung và cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định?

    Quyết định là gì? Các loại quyết định trên thực tế? Quyết định có phải là văn bản pháp luật không? Căn cứ để ban hành Quyết định?

    Chỉ thị là gì? Cá nhân, cơ quan nào có thẩm quyền ban hành chỉ thị?

    Chỉ thị là gì? Thẩm quyền ban hành chỉ thị? Chỉ thị là loại văn bản gì? Thời điểm có hiệu lực của chỉ thị?

    Tín phiếu là gì? Phân loại và những phương pháp phát hành tín phiếu?

    Tín phiếu là gì? Phân loại tín phiếu? Phương thức phát hành tín phiếu là gì? Lý do Ngân hàng Nhà nước ngừng phát hành tín phiếu?

    Vi phạm bản quyền là gì? Vi phạm bản quyền bị phạt như thế nào?

    Vi phạm bản quyền là gì? Một số ví dụ? Các yếu tố xâm phạm quyền tác giả? Vi phạm bản quyền bị phạt như thế nào? Có thể sử dụng tác phẩm được bảo vệ bản quyền mà không vi phạm không? Danh sách những hành vi vi phạm bản quyền tác giả?

    Công trái là gì? Các đặc điểm và phân loại công trái ở Việt Nam?

    Công trái là gì? Các đặc điểm và phân loại công trái ở Việt Nam? Phân loại công trái? Lịch sử hình thành công trái? Đặc điểm của công trái/ trái phiếu? Mua trái phiếu Chính phủ có lợi gì? Việc đầu tư tài chính bằng cách mua trái phiếu chính phủ sẽ như thế nào?

    Hạ tầng khu công nghiệp là gì? Quy định về kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp?

    Hạ tầng khu công nghiệp là gì? Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm phát triển hạ tầng khu công nghiệp?

    Thềm lục địa là gì? Cách xác định phạm vi thềm lục địa theo Công ước 1982

    Thềm lục địa là gì? Chế độ pháp lý của thềm lục địa? Phạm vi của thềm lục địa theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam 2012?

    Kháng nghị bản án, quyết định dân sự là gì? Kháng nghị theo Bộ luật tố tụng dân sự?

    Kháng nghị bản án, quyết định dân sự là gì? Kháng nghị theo Bộ luật tố tụng dân sự? Ý nghĩa của việc kháng nghị bản án, quyết định dân sự?

    Vùng biển là gì? Các vùng biển quốc gia và quy chế pháp lý với từng vùng biển?

    Vùng biển là gì? Các vùng biển quốc gia và quy chế pháp lý với từng vùng biển? Chế độ pháp lý của các vùng biển tiếp giáp lãnh thổ quốc gia ven biển?

    Khám phương tiện vận tải là gì? Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính?

    Phương tiện vận tải là gì? Trường hợp áp dụng khá phương tiện vận tải? Thẩm quyền quyết định khám phương tiện vận tải? Thủ tục khám phương tiện vận tải, đồ vật theo quy định của pháp luật? Mẫu quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật? Mẫu biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật?

    Vùng biển quốc tế là gì? Các quyền tự do trên vùng biển quốc tế?

    Vùng biển quốc tế là gì? Các quyền tự do trên vùng biển quốc tế? Các nguyên tắc cơ bản của Luật Biển Quốc tế?

    Bản án dân sự là gì? Quy định về thi hành bản án dân sự đã hết hiệu lực?

    Bản án dân sự là gì? Đặc điểm của bản án dân sự? Bản án là loại văn bản gì? Những bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự.

    Bản án hình sự là gì? Nội dung, hình thức và mẫu bản án hình sự sơ thẩm?

    Bản án hình sự là gì? Hình thức của bản án hình sự?

    Bản án lao động là gì? Thủ tục khởi kiện về tranh chấp lao động như thế nào?

    Bản án lao động là gì? Thủ tục khởi kiện về tranh chấp lao động như thế nào? Thủ tục khởi kiện vụ án lao động? Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động?

    Áp giải là gì? Quy định về biện pháp áp giải, dẫn giải trong tố tụng hình sự?

    Áp giải là gì? Quy định về biện pháp áp giải, dẫn giải trong Bộ luật Tố tụng hình sự? Sự khác nhau giữa áp giải và dẫn giải là gì?

    Kháng cáo phúc thẩm dân sự là gì? Thủ tục kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm?

    Có thể kháng cáo phúc thẩm dân sự hay không? Kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm là gì? Thủ tục kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015? Ý nghĩa của quyền kháng cáo?

    Khám người là gì? Điều kiện và thủ tục khám người theo thủ tục hành chính?

    Khám người là gì? Căn cứ quyết định khám người theo thủ tục hành chính? Thẩm quyền khám người theo thủ tục hành chính? Thủ tục khám người theo thủ tục hành chính? Mẫu quyết định khám người theo thủ tục hành chính? Mẫu biên bản khám người theo thủ tục hành chính?

    Hối phiếu là gì? Đặc điểm, phân loại và nội dung của hối phiếu?

    Hối phiếu là gì? Phân loại các loại hối phiếu? Các đối tượng tham gia vào hối phiếu? Nội dung của hối phiếu?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá