Thu hồi, trưng dụng khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản? Thẩm quyền giao, công nhận, cho phép trả lại khu vực biển?
Hiện nay có thể nói việc nuôi trồng thủy sản thu lại nguồn loiwj về kinh tế cho người dân rất lớn, không những thế nó còn thúc đẩy phát triển những hoạt động khác như tạo việc làm và thu nhập cho người dân. Hiện nay nhà nước vẫn đang chú trọng trong công tác phát triển ngành này và có một số quy định cụ thể như thu hồi, trưng dụng khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản. Vậy việc thu hồi, trưng dụng khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản được quy định cụ thể ra sao? hãy xem chi tiết dưới đây nhé.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Thu hồi, trưng dụng khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản
Căn cứ theo quy định tại điều 45. Thu hồi, trưng dụng khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản Luật Thủy sản 2017 quy định cụ thể như sau:
1. Nhà nước thực hiện việc thu hồi toàn bộ hoặc một phần khu vực biển đã giao cho tổ chức, cá nhân để nuôi trồng thủy sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sử dụng khu vực biển trái với nội dung quyết định giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản; vi phạm quy định về bảo vệ công trình phục vụ chung cho nuôi trồng thủy sản;
b) Không sử dụng một phần hoặc toàn bộ khu vực biển được giao để nuôi trồng thủy sản quá 24 tháng liên tục, trừ trường hợp có lý do chính đáng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
c) Vì mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh;
d) Vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này;
đ) Không chấp hành nghĩa vụ tài chính quy định tại điểm b khoản 2 Điều 42 của Luật này và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
e) Quyết định giao khu vực biển trái với quy hoạch không gian biển đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 38 của Luật này mà không được khắc phục kịp thời.
2. Nhà nước quyết định trưng dụng khu vực biển trong trường hợp cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng khẩn cấp; sự cố môi trường; phòng, chống thiên tai. Việc trưng dụng khu vực biển thực hiện theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.
3. Cơ quan có thẩm quyền giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có thẩm quyền thu hồi khu vực biển đã giao.
4. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thu hồi khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản.
Như vậy dựa trên quy định này ta thấy pháp luật đã có những quy định về thu hồi, trưng dụng khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản, và trên thực tế thông qua các hoạt động thế chấp, cho thuê, góp vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản và bồi thường khi Nhà nước thu hồi khu vực biển được giao để nuôi trồng thủy sản vì mục đích khác nhau theo quy định như trên và việc thu hồi, trưng dụng khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản cần tuân thủ đúng theo quy định được phá luật đề ra.
Theo quy định này thì cần lưu ý về thủ tục, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển thực hiện thủ tục cấp Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo quy định của pháp luật về thủy sản. Theo đó đối với thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển, tổ chức, cá nhân chuyển nhượng nộp hồ sơ đề nghị giao khu vực biển đến cơ qua nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về giao khu vực biển.
Hồ sơ theo quy định của pháp luật gồm có các loại giấy tờ cần thiết như Quyết định giao khu vực biển và Giấy chứng nhận đã được cấp cho bên chuyển nhượng, bản chín hợp đồng chuyển nhượng và theo đó các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp, nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy địnhc ủa pháp luật và đối với trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, ngày nhận hồ sơ là ngày dịch vụ bưu chính chuyển cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Thực hiện thủ tục đã được quy định giải quyết thực hiện theo trường hợp sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển theo quy định của pháp luật về giao khu vực biển và khi thực hiện cũng cần lưu ý về thời hạn giải quyết thủ tục là 20 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ. Theo đó các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Quyết định giao khu vực biển và cấp Giấy chứng nhận mới cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng.
2. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản:
Căn cứ theo quy định tại điều 47. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản Luật Thủy sản 2017 quy định cụ thể như sau:
Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 42 của Luật này và nghĩa vụ sau đây:
1. Không được tiến hành hoạt động ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển;
2. Không cản trở hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hoạt động hợp pháp khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
3. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được giao khu vực biển để nuôi trông thủy sản hoặc được thuê, nhận vốn góp, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển từ tổ chức, cá nhân Việt Nam để nuôi trồng thủy sản thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Nhưu chúng ta đã biết thì bgành Thuỷ sản là một ngành kinh tế kĩ thuật đặc thù bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mang những tính chất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ, cơ cấu thành một hệ thống thống nhất có liên quan chặt chẽ và hữu cơ với nhau.
Trong khi các ngành khai thác, đóng sửa tàu thuyền cá, sản xuất ngư lưới cụ, các thiết bị chế biến và bảo quản thuỷ sản trực thuộc công nghiệp nhóm A, ngành chế biến thuỷ sản thuộc nhóm công nghiệp B, ngành thương mại và nhiều hoạt động dịch vụ hậu cần như cung cấp vật tư và chuyên chở đặc dụng thuộc lĩnh vực dịch vụ thì nuôi trồng thuỷ sản lại mang nhiều đặc tính của ngành nông nghiệp hiện nay thì ngành này được phát triển khá rộng rãi vì những giá trị mà nó mang lại. vì thế mà chúng ta cần thực hiện tốt các nghĩa vụ khi được nhà nước giao phó để phát triển tốt nhất giá trị của ngành Thủy sản.
Theo quy định này ta thấy pháp luật quy định rất đầy đủ và chi tiết đối với việc cá nhân phải thực hiện đúng nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định. Để thực hiện cần xuất phát từ ý thức thực hiện của cá nhân và tổ chức được giao khu vực biển, ngoài ra thì việc thực hiện các nghĩa vụ này các cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn bà con nhân dân cụ thể hơn qua các chương trình giáo dục ý thức pháp luật.
Bên cạnh đó để công tác thực hiện giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản được hiệu quả thì cần có kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra tình hình sử dụng khu vực biển đã giao cho các tổ chức, cá nhân để nuôi trồng thủy sản trên địa bàn quản lý; nhất là những trường hợp mà UBND các huyện, thành phố đã giao trước đây, đề xuất thu hồi những trường hợp không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng khu vực biển không đúng mục đích được giao, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định,…; kịp thời xử lý dứt điểm tình trạng cào trộm sò, hến nuôi để người dân an tâm sản xuất.
Bên cạnh đó thì việc giải quyết các thủ tục đăng ký nuôi biển phải ưu tiên đối với các đối tượng chuyển đổi cơ cấu nghề từ khai thác thụy sản sang nuôi biển, hình thức liên kết sản xuất (hợp tác xã, tổ hợp tác,…), mô hình ứng dụng công nghệ cao, nuôi đối tượng có giá trị kinh tế cao, ít ảnh hưởng đến môi trường, gắn với triển khai thực hiện Đề án phát triển nuôi biển
Như vậy trên đây là những quy định về vấn đề quy định của pháp luật về thu hồi, trưng dụng khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản và các thủ tục khi thực hiện thu hồi, trưng dụng khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản cần phải thực hiện. Nhằm mục đích tạo ra các giá trị kinh tế và khai thác các nguồn lợi của biển theo kế hoạch của Nha nước đã đề ra hiệu quả. Hi vọng các thông tin trên đây của chúng tôi sẽ đem lại những kiến thức pháp luật hữu ích nhất cho bạn đọc tham khảo.