Các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư? Thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp cho các dự án đầu tư khi có đủ các điều kiện được cấp giấy chứng nhận. Khi thuộc các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật. Vậy các trường hợp và thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được pháp luật quy định ra sao? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các quy định liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Luật đầu tư 2014.
1. Các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
Căn cứ Điều 41 Luật đầu tư 2014 quy định về thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
“1. Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư chấm dứt hoạt động theo quy định khoản 1 Điều 48 của Luật này.
2. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”.
Thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ được thực hiện trong trường hợp dự án đầu tư chấm dứt hoạt động theo khoản 1 Điều 48 Luật đầu tư 2014. Như vậy, khi dự án đầu tư chấm dứt thì giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải được thu hồi. Đối với việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, pháp luật Việt Nam không có yêu cầu gì đặc biệt, không mất phí, về các thủ tục hành chính cũng không yêu cầu. Bởi sau khi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi thì nhà đầu tư không còn mối liên hệ với cơ quan nhà nước thông qua dự án đầu tư.
Các trường hợp dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động dẫn đến việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có thể chia làm 3 loại: chấm dứt theo ý chí của Nhà nước (bị Nhà nước thu hồi đất dự án đầu tư hoặc không được tiếp tục sử dụng); chấm dứt theo ý chí nhà đầu tư và bản chất của dự án (nhà đầu tư quyết định chấm dứt, dự án hết hạn, chấm dứt theo quuy định hợp đồng – điều lệ doanh nghiệp, dự án đầu tư ngừng hoạt động và hết hạn 12 tháng,…); chấm dứt theo bản án, quyết định của Tòa án, trọng tài.
– Trường hợp tự quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, nhà đầu tư gửi quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định, kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
– Trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo các điều kiện quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp hoặc hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư, nhà đầu tư
– Trường hợp chấm dứt hoạt động dự án đầu tư :
+ Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của
+ Nhà đầu tư bị Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư hoặc không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi đất hoặc không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư;
+ Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư;
+ Sau 12 tháng mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp được giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư;
+ Theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài.
– Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, đồng thời thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chấm dứt hiệu lực kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư có hiệu lực.
– Đối với dự án đầu tư hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư mà không thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư.
– Trong trường hợp này, nội dung đăng ký kinh doanh tại Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), Giấy phép đầu tư tiếp tục có hiệu lực.
– Trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư đồng thời chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh tế thì dự án đầu tư chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều này và nhà đầu tư thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
2. Thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
– Thời điểm thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động thì Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải được thu hồi.
– Quy định về lệ phí thu hồi giấy chứng nhận: Đối với việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, pháp luật Việt Nam không có yêu cầu đặc biệt gì, không mất phí, và thủ tục hành chính cũng không yêu cầu.
– Trình tự thực hiện thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
Chủ thể thực hiện: Nhà đầu tư và Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục chấm dứt hợp đồng dự án và giải quyết các thủ tục có liên quan theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án.
Bước 1: Nhà đầu tư và Cơ quan nhà nước có thẩm quyền gửi văn bản cho Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; bằng văn bản.
Hồ sơ bao gồm: văn bản đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm những nội dung về tình hình thực hiện dự án, căn cứ chấm dứt hợp đồng dự án và gửi kèm tài liệu về việc hoàn thành thủ tục chấm dứt hợp đồng dự án.
Bước 2: Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Đối với dự án hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hiệu lực nội dung đăng ký đầu tư tại Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư.
Nhà đầu tư và Cơ quan nhà nước có thẩm quyền gửi văn bản cho Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày, thời hạn này được tính kể từ ngày hoàn tất thủ tục chấm dứt hợp đồng dự án và các thủ tục có liên quan.
Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 30 ngày, thời hạn này được tính kể từ ngày nhận được đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Cơ quan thực hiện thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
– Tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với các dự án:
+ Các dự án quan trọng quốc gia
+ Các dự án mà Bộ, ngành hoặc cơ quan được ủy quyền của Bộ, ngành là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án
+ Các dự án thực hiện trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
– Tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các dự án còn lại.
Như vậy, qua các phân tích ở trên có thể thấy khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động thì Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải được thu hồi. Cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tùy thuộc vào các dự án các cấp. Nhà đầu tư và Cơ quan nhà nước có thẩm quyền gửi văn bản cho Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn quy định của pháp luật để đề nghị thu hồi giấy chứng nhận. Cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận khi chủ đầu tư dự án nộp hồ sơ đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cũng như các nội dung liên quan khác.