Hiện nay, đối với các hoạt động kinh tế, kinh doanh nhằm đảm bảo an toàn cho việc thực hợp đồng các chủ thể thường áp dụng các biện pháp bảo đảm nhằm thực hiện nghĩa vụ đã được thỏa thuận trong đó có biện pháp bảo lãnh. Cùng bài viết tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bảo lãnh tạm ứng hợp đồng.
Mục lục bài viết
1. Bảo lãnh tạm ứng là gì?
Chắc hẳn Thuật ngữ “bão lãnh” đã rất quen thuộc với chúng ta nhất là trong các lĩnh vực liên quan đến kinh tế và hoạt động kinh doanh. Nhưng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là bảo lãnh tùy vào từng trường hợp sẽ có cách tiếp cận khác nhau mà không phải ai cũng có thể biết như là “bảo lãnh tạm ứng”.
Bảo lãnh là thuật ngữ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như hợp đồng dân sự, tín dụng ngân hàng, dự thầu công trình,… Nhưng bảo lãnh tạm ứng thì chỉ được dùng trong lĩnh vực xây dựng.
Theo đó Bảo lãnh tạm ứng là một trong những hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng của các bên trong quan hệ xây dựng, nhằm bảo đảm nhà thầu sẽ thực hiện đầy đủ những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng về công tác chuẩn bị cho việc xây dựng công trình trong thời gian thực hiện hợp đồng.
2. Thư bảo lãnh hoàn tạm ứng là gì?
Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước tiên là cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước, tiền đặt cọc của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước, tiền đặt cọc mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì ngân hàng sẽ thực hiện trả thay.
Chứng thư bảo lãnh là một văn bản cam kết giữa hai bên là bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, được lập ra nhằm đảm bảo bên bảo lãnh sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thanh toán nợ đúng hạn hoặc thanh toán nhưng không đầy đủ, không đúng thời hạn cho bên nhận bảo lãnh theo quy định trong hợp đồng bảo lãnh.
Vậy thư bảo lãnh hoàn tạm ứng chính là cam kết giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ công tác chuẩn bị cho việc xây dựng công trình của bên được bảo lãnh. Trường hợp bên nhận thầu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng hạn công tác xây dựng công trình theo thỏa thuận trong hợp đồng thì bên bảo lãnh phải thực hiện thay hoặc bồi thường tùy theo mức độ.
3. Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng:
3.1. Thế nào là bảo lãnh tạm ứng hợp đồng:
Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng là hình thức ràng buộc mang tính pháp lý để nhà thầu không vi phạm hợp đồng, không vi phạm tiến độ thực hiện hợp đồng và đảm bảo nhà thầu sử dụng khoản tiền tạm ứng đúng mục đích với thời gian tạm ứng bằng thời gian thực hiện hợp đồng.
Việc bảo lãnh tạm ứng hợp đồng chỉ được thực hiện khi
Mức tiền tạm ứng, thời điểm tạm ứng và điều kiện thu hồi tiền tạm ứng phải được các bên thỏa thuận cụ thể và được ghi nhận trong hợp đồng. Mức tiền tạm ứng và số lần tạm ứng hợp đồng xây dựng phải được ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu hoặc trong bản dự thảo hợp đồng xây dựng gửi cho bên nhận thầu để bên nhận thầu tính toán giá dự thầu và đề xuất giá hợp đồng.
Bên nhận thầu phải sử dụng tiền bảo lãnh tạm ứng đúng mục đích, đối tượng theo thỏa sự thuận trong hợp đồng, nghiêm cấm sử dụng vào mục đích, đối tượng không đúng theo hợp đồng xây dựng đã ký kết việc.
3.2. Quy định về bảo lãnh tạm ứng hợp đồng:
Theo Điều 18
– Việc bảo lãnh tạm ứng hợp đồng chỉ được thực hiện khi hợp xây dựng đã có hiệu lực, riêng hợp đồng thi công công trình xây dựng thì phải có kế hoạch giải phóng mặt bằng theo sự thỏa thuận của 2 bên trong hợp đồng.
– Mức tiền tạm ứng, thời điểm tạm ứng và điều kiện thu hồi tiền tạm ứng phải được các bên thỏa thuận cụ thể với trong và được ghi nhận trong hợp đồng. Mức tiền tạm ứng và số lần tạm ứng hợp đồng xây dựng phải được ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu hoặc trong bản dự thảo hợp đồng xây dựng gửi cho bên nhận thầu để bên nhận thầu tính toán giá dự thầu và đề xuất giá hợp đồng.
– Để tạm ứng thực hiện hợp đồng thì nhà thầu phải nộp Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng: Đối với hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng, trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị và loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứng hợp đồng. Không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đối với các hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng và các hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu.
– Trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên, trừ trường hợp các thành viên trong liên danh thỏa thuận để nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng cho bên giao thầu.
3.3. Phí bảo lãnh tạm ứng hợp đồng:
Theo Khoản 5 điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định:
Mức tiền bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng không được có giá trị vượt quá 50% giá trị của hợp đồng tại thời điểm giao kết, trong trường hợp đặc biệt phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép hoặc Bộ trưởng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn, tổng công ty trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ là người có thẩm quyền quyết định đầu tư; mức tạm ứng tối thiểu được quy định như sau:
Thứ nhất, Đối với hợp đồng tư vấn:
– Hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng: mức vốn tạm ứng tối thiểu là 15%
– Hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng: mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng.
Thứ hai, đối với
– Hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng: mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng;
– Hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng: mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng;
– Hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng: mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.
Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EC, EP, PC, EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay, các loại hợp đồng xây dựng khác: mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.
Trường hợp các bên thỏa thuận tạm ứng ở mức cao hơn mức tạm ứng tối thiểu nêu trên thì phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt mức tạm ứng tối thiểu sẽ không được điều chỉnh giá kể từ thời điểm tạm ứng.
Tiền tạm ứng được thu hồi dần qua các lần thanh toán, mức thu hồi của từng lần do hai bên thống nhất ghi trong hợp đồng nhưng phải bảo đảm tiền tạm ứng được thu hồi hết khi giá trị thanh toán đạt 80% giá hợp đồng đã ký kết.
Trong những trường hợp đặc biệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép hoặc Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn, tổng công ty đối với trường hợp Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ.
3.4. Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng:
Việc bảo lãnh tạm ứng phải được kéo dài cho đến khi bên giao thầu đã thu hồi hết số tiền tạm ứng. Giá trị của việc bảo lãnh sẽ được giảm dần tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa các bên.
4. Trường hợp nào phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng:
Các trường hợp phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng
Căn cứ Công văn 10254/BTC-ĐT, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng áp dụng với hợp đồng có giá trị tạm ứng lớn hơn 1 tỷ đồng. Lúc này yêu cầu:
– Chủ đầu tư gửi đến Kho bạc nhà nước bảo lãnh tạm ứng hợp đồng của nhà thầu hoặc nhà cung cấp với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng trước khi Trước khi Kho bạc nhà nước thực hiện việc tạm ứng hợp đồng.
– Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng được giảm trừ tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa bên giao thầu và bên nhận thầu.
– Chủ đầu tư đảm bảo đồng thời chịu trách nhiệm giá trị của bảo lãnh tạm ứng tương ứng với số dư tiền tạm ứng còn lại.
– Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi chủ đầu tư đã thu hồi hết số tiền tạm ứng.
Các trường hợp không yêu cầu bảo lãnh tạm ứng:
– Hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng.
Để đảm bảo sử dụng vốn tạm ứng an toàn và có hiệu quả, chủ đầu tư tùy theo điều kiện cụ thể được quyền yêu cầu nhà thầu bảo lãnh tạm ứng vốn và chịu trách nhiệm về yêu cầu bảo lãnh tạm ứng của mình.
– Hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện, cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu.
– Công việc thực hiện không thông qua hợp đồng và công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư (trừ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải xây dựng các công trình).