Văn bản quy phạm pháp luật có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật theo giá trị pháp lý đảm bảo tính nghiêm minh, thống nhất trong việc ban hành và áp dụng pháp luật đúng nguyên tắc, phù hợp sẽ dẫn đến kết quả xử lý công việc được chính xác và ngược lại. Trường hợp áp dụng sai sẽ ảnh hưởng đến việc giải quyết không phát huy tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật. Vậy theo thứ bậc hiệu lực, văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao nhất?
Mục lục bài viết
1. Thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật:
Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta chỉ được quy định tại Điều 4 Luật ban hành VBQPPL 2015, sửa đổi bổ sung năm 2020 dưới dạng liệt kê. Không có một quy định riêng biệt nào của Luật ban hành VBQPPL quy định rằng trong hệ thống các văn bản nêu trên thì văn bản nào có hiệu lực cao hơn, văn bản nào có hiệu lực thấp hơn, tuy nhiên vị trí thứ bậc của văn bản quy phạm phụ thuộc vào vị trí của cơ quan ban hành văn bản trong bộ máy nhà nước theo quy tắc: Cơ quan nào có vị trí cao trong bộ máy nhà nước thì văn bản quy phạm do cơ quan đó ban hành cũng có vị trí cao hơn trong hệ thống pháp luật và ngược lại.
Căn cứ tại Điều 4 của
(1) Hiến pháp;
(2) Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội;
(3) Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
(4) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
(5) Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
(6) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
(7) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
(8) Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước;
(9) Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
(10) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
(11) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
(12) Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt;
(13) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
(14) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
(15) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
(16) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Và việc quy định các văn bản tại điều luật này không chỉ đơn giản là kể tên các văn bản quy phạm pháp luật mà còn sắp xếp các văn bản đó theo một trật tự tương đối thể hiện mối quan hệ giữa các văn bản đó trong một hệ thống thống nhất, đảm bảo nguyên tắc xác định thứ bậc hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp dựa trên việc địa vị pháp lý của cơ quan ban hành và tính chất của văn bản. Về cơ bản việc sắp xếp như trên cơ bản đã rõ ràng, minh bạch hơn nhiều so với
2. Văn bản pháp luật nào có giá trị pháp lý cao nhất?
Văn bản pháp luật là thuật ngữ được dùng để chỉ hình thức thể hiện ý chí của Nhà nước, khả năng của mỗi cơ quan trong việc tác động vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, được ban hành theo hình thức, thủ tục do pháp luật quy định, luôn mang tính bắt buộc và được bảo đảm thực hiện bởi Nhà nước.
Dựa theo Điều 4 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, đồng thời căn cứ tại Khoản 1 Điều 116 Hiến pháp 2013 quy định Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mà theo đó mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Như vậy có thể thất, đối với những văn bản quy phạm pháp luật có thể loại khác nhau nhưng cùng chủ thể ban hành thì việc xác định thứ bậc hiệu hiệu lực pháp lý của những văn bản đó dựa vào tính chất của văn bản. Trong đó, Hiến pháp là đạo luật cơ bản, quy định về chế độ chính trị, tổ chức bộ máy, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân… Hiến pháp cũng được quy định là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất; sau đó đến các văn bản luật, luật với tính chất là văn bản đặt ra quy định điều chỉnh quan hệ xã hội trong từng lĩnh vực; và cuối cùng là nghị quyết, quy định những vấn đề cụ thể hơn như: thực hiện thí điểm một số chính sách mới; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia; tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;…
Từ quy định trên nhận thấy văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất; trong hệ thống pháp luật Việt Nam là Hiến pháp.
3. Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật:
Trong hệ thống pháp luật luôn đòi hỏi các VBQPPL không có sự chồng chéo, mâu thuẫn, đảm bảo tính thống nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, các văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, gây khó khăn cho công tác áp dụng pháp luật. Căn cứ theo Điều 156 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020 (Luật Ban hành VBQPPL) quy định về nguyên tắc áp dụng VBQPPL cụ thể như sau:
Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực thì áp dụng văn bản quy phạm pháp luật đó. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
Thứ hai, nguyên tắc áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Đối với những trường hợp mà các văn bản quy định pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Xác định thứ bậc hiệu lực pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật dựa trên vị trí của cơ quan ban hành trong bộ máy nhà nước và tính chất pháp lý của văn bản đó.
Ví dụ: Giữa Luật và Nghị định cùng quy định về một vấn đề nhưng có sự khác nhau thì ưu tiên áp dụng Luật.
Thứ ba, áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.
Nguyên tắc này được áp dụng đối với các trường hợp trong cùng một vấn đề mà có nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau thì phải áp dụng văn bản được ban hành sau là để đảm bảo các quy phạm pháp luật được chọn để áp dụng phù hợp nhất với các điều kiện tại thời điểm xảy ra trường hợp thực tế đó.
Tuy nhiên, trên thực tế khi nguyên tắc này được áp dụng thì cũng phát sinh một số điểm bất cập, có thể xảy ra trường hợp các văn bản có hiệu lực pháp lý ngang nhau nhưng do hai đơn vị ban hành có sự khác nhau thì quy định ưu tiên áp dụng VBQPPL nào lại chưa được hướng dẫn cụ thể.
Thứ tư, nguyên tắc áp dụng văn bản mới.
Nguyên tắc này áp dụng đối với trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thi hành.
Nguyên tắc này cũng thể hiện tính nhân đạo của hệ thống pháp luật đối với trường hợp văn bản quy phạm pháp luật cũ đặt ra quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn văn bản mới, tức là ưu tiên áp dụng những quy định có lợi cho đương sự. Có thể áp dụng văn bản mới đang có hiệu lực để giải quyết vụ việc ở thời điểm hiện tại hoặc để giải quyết các vụ việc xảy ra trước thời điểm văn bản có hiệu lực.
Thứ năm, áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp
Nguyên tắc này áp dụng đối với trường hợp việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Nếu trong cùng một vấn đề mà văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.
Như vậy, trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa quy định đầy đủ thì những quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên sẽ được thực thi. Trường hợp pháp luật trong nước có quy định khác hoặc trái với điều ước quốc tế, thì điều ước quốc tế được ưu tiên áp dụng.
4. Khi nào thì văn bản quy phạm pháp luật được coi là hết thời hiệu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 154
– Trong văn bản quy phạm pháp luật có quy định hết thời hạn có hiệu lực.
– Văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước ban hành ra văn bản đó.
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản ra quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật đó.
– Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định hướng dẫn chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2020.