Thông tư số 45/2014/TT-BCA quy định chi tiết về thẩm quyền xử phạt của Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt.
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ
Căn cứ Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an; Nghị định số 21/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết về thẩm quyền xử phạt của Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu; thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; xử phạt hành vi người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân.
2. Công an các đơn vị, địa phương.
3. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính hoặc liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Thẩm quyền xử phạt của Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt
1. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, gồm:
a) Trưởng phòng hướng dẫn luật lệ và điều tra, xử lý tai nạn giao thông đường bộ – đường sắt;
b) Trưởng phòng hướng dẫn đăng ký, quản lý phương tiện cơ giới đường bộ;
c) Trưởng phòng hướng dẫn tổ chức, điều khiển giao thông và dẫn đoàn;
d) Trưởng phòng hướng dẫn và tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ;
đ) Trưởng phòng hướng dẫn công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt.
2. Những người quy định tại Khoản 1 Điều này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt theo quy định tại Khoản 4 Điều 70
Điều 4. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu
1. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu theo quy định tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP là 01 tháng, 02 tháng, 04 tháng và 24 tháng. Cách tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu như sau:
a) Thời hạn được tính theo dương lịch;
b) Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc là thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc là ngày cuối cùng của tháng đó.
Ví dụ: A có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 01 tháng, thì việc xác định thời hạn được tính như sau:
– Trường hợp thời điểm bắt đầu áp dụng tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không phải là ngày cuối cùng của tháng, thì thời hạn kết thúc là ngày tương ứng của tháng kế tiếp, ví dụ ngày 15 tháng 3 (là thời điểm bắt đầu tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 01 tháng) thì thời hạn kết thúc là ngày 15 tháng 4.
– Trường hợp tháng kế tiếp không có ngày cuối cùng tương ứng thì thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng, ví dụ ngày 31 tháng 3 (là thời điểm bắt đầu tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 01 tháng) thì thời hạn kết thúc là ngày 30 tháng 4.
2. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu theo quy định tại Khoản 1 Điều này là ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.
3. Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, giấy phép lái tàu theo quy định tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP nhưng thời hạn sử dụng còn lại của giấy phép lái xe, giấy phép lái tàu đó ít hơn thời hạn bị tước hoặc giấy phép lái xe, giấy phép lái tàu đã hết hạn sử dụng, thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt có áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, giấy phép lái tàu.
4. Trường hợp người điều khiển phương tiện có hành vi vi phạm không xuất trình được giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu mà xuất trình biên bản vi phạm hành chính (đã được người có thẩm quyền lập trước đó) nhưng đã quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm (được ghi trong biên bản vi phạm hành chính) hoặc xuất trình quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đã được người có thẩm quyền ký ban hành trước đó) và trong quyết định này có áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu có thời hạn (đối với loại phương tiện hiện đang được điều khiển để thực hiện hành vi vi phạm mới) nhưng chưa hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu thì:
a) Lập biên bản vi phạm hành chính, trong đó phải ghi tóm tắt nội dung sự việc nêu trên vào mục “Nội dung vi phạm hành chính”, trường hợp không đủ diện tích trống để ghi thì ghi vào mặt sau của biên bản vi phạm hành chính;
b) Ra quyết định xử phạt người điều khiển phương tiện về hành vi vi phạm mới bị phát hiện và hành vi vi phạm không có giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu.
5. Trường hợp người điều khiển phương tiện có hành vi vi phạm không xuất trình được giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu mà xuất trình quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đã được người có thẩm quyền ký ban hành trước đó) và trong quyết định này có áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu có thời hạn (đối với loại phương tiện hiện đang được điều khiển để thực hiện hành vi vi phạm mới) nhưng đã hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu thì:
a) Lập biên bản vi phạm hành chính, trong đó phải ghi tóm tắt nội dung sự việc nêu trên vào mục “Nội dung vi phạm hành chính”, trường hợp không đủ diện tích trống để ghi thì ghi vào mặt sau của biên bản vi phạm hành chính;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568