Thông tư số 18/2012/TT-BQP quy định về tính tuổi quân trong quân đội nhân dân Việt Nam.
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ TÍNH TUỔI QUÂN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Xét đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về tính tuổi quân trong Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định đối tượng, điều kiện, nguyên tắc, thủ tục, hồ sơ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân về tính tuổi quân trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Công dân có thời gian phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo chế độ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan binh sĩ (sau đây gọi chung là quân nhân); các cơ quan, đơn vị quân đội và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Những trường hợp được tính tuổi quân quy định tại khoản 1, 2, 8, 9 của Điều 4 Thông tư này.
Điều 3. Quy định về tính tuổi quân
1. Tuổi quân là thời gian phục vụ tại ngũ của quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam; thời gian phục vụ tại ngũ đủ 12 tháng được tính là 01 (một) tuổi quân.
2. Tuổi quân được tính từ ngày cấp có thẩm quyền công nhận là quân nhân và chịu sự quản lý của quân đội về mọi mặt cho đến ngày có quyết định thôi phục vụ tại ngũ hoặc bị hy sinh, từ trần trong thời gian phục vụ tại ngũ.
3. Tuổi quân cao nhất được tính từ ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (ngày 22 tháng 12 năm 1944).
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Điều 4. Trường hợp được tính tuổi quân
Công dân tham gia các tổ chức vũ trang trong thời gian từ ngày 22 tháng 12 năm 1944 đến ngày 19 tháng 8 năm 1945 mà tổ chức vũ trang đó đã thoát ly sản xuất, chịu sự quản lý về mọi mặt của tổ chức cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên thì được tính tuổi quân từ ngày gia nhập tổ chức vũ trang nói trên. Trong kháng chiến chống Pháp, những quân nhân thuộc bộ đội địa phương được tính tuổi quân từ ngày gia nhập các đơn vị thuộc bộ đội địa phương được tính tuổi quân từ ngày gia nhập các đơn vị thuộc cấp huyện và thị xã trở lên, hoàn toàn thoát ly sản xuất, tập trung theo nền nếp sinh hoạt của quân đội, chịu sự chỉ huy và quản lý mọi mặt của cấp huyện, thị xã trở lên.
Công dân dưới 15 tuổi tình nguyện tham gia quân đội trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ được tính tuổi quân khi đủ 15 tuổi. Việc tính tuổi quân cho những người tình nguyện tham gia kháng chiến dưới 15 tuổi do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
Công dân vào phục vụ trong quân đội theo Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được tính tuổi quân từ ngày giao nhận quân theo quy định của cấp có thẩm quyền và chịu sự quản lý về mọi mặt của quân đội.
Công dân qua tuyển sinh quân sự được vào học tại các trường đào tạo sĩ quan, chuyên môn kỹ thuật được tính tuổi quân từ ngày cấp có thẩm quyền quy định tập trung nhập học.
Học sinh thiếu sinh quân, học viên trường năng khiếu trong quân đội (nhập học theo chỉ tiêu của Bộ Quốc phòng) đến 17 tuổi có nguyện vọng phục vụ lâu dài trong quân đội, có đủ tiêu chuẩn quy định của Bộ Quốc phòng, được Tổng Tham mưu trưởng quyết định công nhận quân nhân thì tuổi quân được tính từ ngày quyết định có hiệu lực.
Quân nhân xuất ngũ sau đó được gọi vào phục vụ tại ngũ trong quân đội hoặc theo lệnh động viên thì được tính tuổi quân từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định tập trung tại đơn vị và được cộng với thời gian phục vụ tại ngũ trong quân đội trước đó.
Công nhân viên chức quốc phòng khi có quyết định chuyển sang chế độ quân nhân thì tuổi quân được tính từ ngày quyết định có hiệu lực.
Công nhân viên quốc phòng chuyển sang chế độ quân nhân trước ngày ban hành Nghị định số 354/NĐ ngày 08 tháng 11 năm 1957 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về tính tuổi quân trong Quân đội nhân dân Việt Nam thì thời gian là công nhân viên quốc phòng trước khi chuyển sang chế độ quân nhân được tính tuổi quân.
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được chuyển sang phục vụ trong quân đội theo chế độ quân nhân thì thời gian công tác là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng công an được tính thâm niên như tuổi quân.
Những trường hợp sau đây vẫn được tính tuổi quân:
a) Quân nhân được cấp có thẩm quyền cử đi học tập ở các trường ngoài quân đội ở nước ngoài để phục vụ quân đội; được cử đi công tác biệt phái.
b) Quân nhân bị thương, bị bệnh được cấp có thẩm quyền cho đi điều trị điều dưỡng ở bệnh viện, đoàn an dưỡng trong quân đội và ngoài quân đội.
c) Quân nhân lạc ngũ, mất tin dưới 06 tháng trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc được Thủ trưởng cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên xác nhận không có chứng cứ đầu hàng địch, phản bội Tổ quốc hoặc đào, bỏ ngũ.
d) Quân nhân bị địch bắt sau đó trở về đơn vị, nếu không có chứng cứ đầu hàng địch, phản bội Tổ quốc thì thời gian bị địch bắt vẫn được tính tuổi quân.
đ) Quân nhân bị Tòa án kết án oan sai và được cấp có thẩm quyền tuyên bố không có tội, thì thời gian bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù oan được tính tuổi quân; bị kỷ luật oan, tước danh hiệu quân nhân và được cấp có thẩm quyền sửa sai thì thời gian bị kỷ luật oan cũng được tính tuổi quân.
e) Quân nhân bị Tòa án xử phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo, được giao cho cơ quan, đơn vị quân đội giám sát, giáo dục, tiếp tục công tác thì thời gian chấp hành hình phạt vẫn được tính tuổi quân.
g) Quân nhân phạm tội bị Toà án xử phạt tù giam, nếu không bị tước danh hiệu quân nhân thì thời gian công tác trước khi bị phạt tù giam được tính tuổi quân.
h) Quân nhân phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành trong thời gian dưới 12 tháng nếu được cấp có thẩm quyền gọi trở lại phục vụ quân đội theo chế độ quân nhân thì thời gian phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành được tính tuổi quân liên tục.
Việc tính tuổi quân cho các trường hợp có lý lịch phức tạp, chưa rõ ràng trường hợp đặc biệt tham gia quân đội trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, những người được cử làm các nhiệm vụ đặc biệt phải được Thủ trưởng cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên xác nhận, báo cáo cấp trên đến cấp trực thuộc Bộ đề nghị Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
Điều 5. Trường hợp không được tính tuổi quân
Quân nhân bị địch bắt đã đầu hàng địch, phản bội Tổ quốc.
Quân nhân phạm tội bị Tòa án xử phạt tù giam và bị cấp có thẩm quyền tước danh hiệu quân nhân thì thời gian phục vụ tại ngũ trước khi bị tước danh hiệu quân nhân không được tính tuổi quân và thời gian chấp hành hình phạt tù giam không được tính tuổi quân.
Quân nhân vi phạm kỷ luật bị tước danh hiệu quân nhân.
Quân nhân đào ngũ, được tiếp nhận lại đơn vị thì thời gian đào ngũ không được tính tuổi quân. Nếu đào ngũ không trở lại đơn vị, thì thời gian phục vụ tại ngũ trước khi đào ngũ không được tính tuổi quân.
Điều 6. Cách tính tuổi quân
Quân nhân có thời gian phục vụ tại ngũ gồm nhiều giai đoạn, thì thời gian tính tuổi quân bằng tổng thời gian phục vụ của các giai đoạn cộng lại.
Ví dụ 1: Đồng chí Nguyễn Văn A, Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp, nhập ngũ tháng 12 năm 1980, xuất ngũ tháng 12 năm 1985, tái ngũ tháng 6 năm 1988 đến tháng 10 năm 2011 nghỉ hưu. Tuổi quân của đồng chí Nguyễn Văn A được tính như sau:
– Từ tháng 12 năm 1980 đến tháng 12 năm 1985 = 05 năm 01 tháng
– Từ tháng 6 năm 1988 đến tháng 10 năm 2011 = 23 năm 05 tháng
Cộng = 28 năm 06 tháng
Ví dụ 2: Đồng chí Nguyễn Thị B, Đại úy quân nhân chuyên nghiệp, nhập ngũ tháng 3 năm 1980 đến tháng 4 năm 1984 chuyển sang chế độ công nhân quốc phòng, tháng 9 năm 1990 chuyển sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp và công tác đến hết tháng 10 năm 2011 nghỉ hưu. Tuổi quân của đồng chí Nguyễn Thị B được tính như sau:
– Từ tháng 3 năm 1980 đến hết tháng 3 năm 1984 = 04 năm 01 tháng
– Từ tháng 9 năm 1990 đến tháng 10 năm 2011 = 21 năm 02 tháng
Cộng = 25 năm 03 tháng
Điều 7. Thủ tục, hồ sơ xác nhận tuổi quân
Đối với quân nhân tại ngũ:
Căn cứ vào quá trình công tác trong lý lịch quân nhân, lý lịch cán bộ hoặc lý lịch đảng viên để xác nhận tuổi quân.
Đối với quân nhân đã chuyển ra ngoài quân đội:
a) Quân nhân tham gia trong kháng chiến chống Pháp, căn cứ lý lịch kê khai từ năm 1960 về trước; tham gia kháng chiến chống Mỹ căn cứ vào lý lịch kê khai từ tháng 12 năm 1975 về trước; các trường hợp khác căn cứ vào lý lịch khi thôi phục vụ tại ngũ.
b) Những người không có lý lịch quy định tại điểm a, khoản này, nếu còn một trong những giấy tờ như: Quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc, hưu trí có liên quan đến quá trình công tác tại ngũ thì được xem xét xác nhận tuổi quân.
c) Trường hợp quân nhân đã chuyển ra ngoài quân đội nay không còn giữ được các giấy tờ có liên quan đến thời gian phục vụ tại ngũ thì hồ sơ đề nghị xác nhận tuổi quân có một trong giấy xác nhận sau:
– Bản sao quyết định xuất ngũ, phục viên, chuyển ngành, nghỉ hưu hoặc chứng nhận thời gian phục vụ tại ngũ của đơn vị trước khi thôi phục vụ tại ngũ;
– Bản khai quá trình công tác trong quân đội có xác nhận của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về thời gian nhập ngũ, phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu.
Điều 8. Thẩm quyền công nhận tuổi quân
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng:
a) Quyết định công nhận tuổi quân đối với các trường hợp dưới 15 tuổi.
b) Quyết định công nhận tuổi quân cho các đối tượng quy định tại khoản 11, Điều 4 Thông tư này.
Tổng Tham mưu trưởng: Quyết định công nhận tuổi quân đối với các trường hợp quy định tại khoản 5 và điểm c, d, đ, khoản 10, Điều 4 Thông tư này.
Chỉ huy cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên: Xác nhận tuổi quân cho quân nhân tại ngũ thuộc quyền quản lý (xác nhận thời gian phục vụ tại ngũ của quân nhân đã chuyển khỏi đơn vị hoặc phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu nhưng bị mất giấy tờ liên quan đến thời gian phục vụ tại đơn vị thuộc quyền quản lý), không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều này.
Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Căn cứ vào hồ sơ quy định tại khoản 2, Điều 7 của Thông tư này, xác nhận tuổi quân cho quân nhân đã chuyển ra ngoài quân đội thường trú tại địa phương thuộc quyền quản lý.
Điều 9. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Cơ quan Cán bộ, Quân lực từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên có trách nhiệm lập hồ sơ đối tượng mình quản lý trình cấp có thẩm quyền quyết định công nhận tuổi quân cho quân nhân.
Đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng quyết định công nhận tuổi quân, thì đơn vị trực thuộc Bộ báo cáo về cơ quan quản lý nhân sự (Cục Cán bộ, Cục Quân lực) theo phân cấp để trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu xem xét, quyết định.
Điều 10. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2012 thay thế Quyết định số 3156/2000/QĐ-BQP ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ban hành quy định tính tuổi quân trong Quân đội nhân dân Việt Nam; không đăng Công báo.
Không thực hiện tính lại tuổi quân cho những trường hợp đã được xác nhận tuổi quân trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều 11. Trách nhiệm thi hành
Tổng Tham mưu trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Cục trưởng Cục Quân lực thuộc Bộ Tổng Tham mưu, Cục trưởng Cục Cán bộ thuộc Tổng cục Chính trị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.