Thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ, TIN HỌC
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên,
bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo quyết định:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế Tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2011. Thông tư này thay thế Quyết định số 31/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 04 tháng 06 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trung tâm ngoại ngữ- tin học.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các cơ quan quản lý trường có trung tâm ngoại ngữ, tin học, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, Hiệu trưởng các trường có trung tâm ngoại ngữ, tin học, Thủ trưởng các trung tâm ngoại ngữ, tin học, các tổ chức và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ, TIN HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 03 /2011/TT- BGDĐT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học bao gồm: điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể; hoạt động; tổ chức và nhân sự; giáo viên; học viên; tài chính và tài sản của trung tâm ngoại ngữ, tin học; thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.
2. Quy chế này được áp dụng đối với các trung tâm ngoại ngữ – tin học, trung tâm tin học, trung tâm ngoại ngữ (sau đây gọi là trung tâm ngoại ngữ, tin học hoặc gọi là trung tâm) và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ở trung tâm ngoại ngữ, tin học.
3. Quy chế này không áp dụng đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học có đầu tư của nước ngoài.
Điều 2. Vị trí của trung tâm ngoại ngữ, tin học trong hệ thống giáo dục quốc dân
Trung tâm ngoại ngữ, tin học là cơ sở giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm ngoại ngữ, tin học có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng.
Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm ngoại ngữ, tin học
1. Tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo:
a) Chương trình ngoại ngữ;
b) Chương trình tin học ứng dụng;
c) Chương trình giáo dục thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin- truyền thông;
d) Các chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học khác đáp ứng nhu cầu của người học.
Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển trung tâm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục của cả nước, địa phương và của cơ sở.
2. Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu hoạt động của trung tâm.
3. Thực hiện các công việc khác có liên quan đến ngoại ngữ như biên dịch, phiên dịch hoặc liên quan đến tin học như lập trình, cài đặt phần mềm.
4. Tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ cho các học viên của trung tâm đã hoàn thành chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Điều tra nhu cầu học tập ngoại ngữ, tin học, công nghệ thông tin-truyền thông trên địa bàn, nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của trung tâm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, công nghệ thông tin – truyền thông.
6. Quản lý tài chính, tài sản của trung tâm theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Loại hình trung tâm ngoại ngữ, tin học
1. Trung tâm ngoại ngữ, tin học công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
2. Trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.
Điều 5. Tên của trung tâm ngoại ngữ, tin học
1. Việc đặt tên của trung tâm ngoại ngữ, tin học theo quy định như sau:
a) Đối với các trung tâm dạy ngoại ngữ hoặc dạy tin học:
Trung tâm ngoại ngữ (hoặc tin học) + tên riêng;
b) Đối với trung tâm dạy ngoại ngữ – tin học:
Trung tâm ngoại ngữ – tin học + tên riêng
2. Tên của trung tâm được ghi trên quyết định thành lập trung tâm, con dấu, biển hiệu và các giấy tờ giao dịch của trung tâm.
Điều 6. Quản lý trung tâm ngoại ngữ, tin học
1. Sở giáo dục và đào tạo quản lý các trung tâm ngoại ngữ, tin học sau:
a) Trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc sở giáo dục và đào tạo; trung tâm ngoại ngữ, tin học do các tổ chức, cá nhân đề nghị sở giáo dục và đào tạo quyết định thành lập;
b) Trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc các trường trung cấp chuyên nghiệp có trụ sở đóng tại địa phương;
c) Trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc các bộ, ban, ngành, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có trụ sở đóng tại địa phương.
2. Các đại học, trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) và các trường cao đẳng quản lý các trung tâm ngoại ngữ, tin học do đơn vị thành lập.
Chương II
ĐIỀU KIỆN, THẨM QUYỀN THÀNH LẬP, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THÀNH LẬP, SÁP NHẬP, CHIA TÁCH, ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG, GIẢI THỂ TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ, TIN HỌC
Điều 7. Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học
1. Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đề án thành lập trung tâm xác định rõ: mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển trung tâm.
Điều 8. Thẩm quyền thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc giám đốc sở giáo dục và đào tạo (nếu được chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) quyết định đối với các trung tâm trực thuộc; các trung tâm thuộc trường trung cấp chuyên nghiệp; các trung tâm do các tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập.
2. Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng quyết định đối với các trung tâm trực thuộc.
3. Người đứng đầu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật quy định cho phép thành lập các trung tâm đào tạo trực thuộc có thẩm quyền quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc.
4. Người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm thì có thẩm quyền sáp nhập, chia tách, giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Điều 9. Hồ sơ, trình tự và thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học
1. Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học bao gồm:
a) Tờ trình xin thành lập trung tâm;
b) Đề án thành lập trung tâm gồm các nội dung sau:
– Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm;
– Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm;
– Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo;
– Cơ sở vật chất của trung tâm;
– Cơ cấu tổ chức của trung tâm, giám đốc, các phó giám đốc (nếu cần), các tổ (hoặc phòng chuyên môn);
– Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm.
c) Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm.
2. Trình tự, thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học
a) Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm theo quy định tại khoản 1 của Điều này, cơ quan quyết định thành lập trung tâm có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra các điều kiện theo quy định. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học ra quyết định thành lập.
b) Nếu không đủ điều kiện thành lập trung tâm thì cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm thông báo cho các đối tượng liên quan biết lý do.
Điều 10. Sáp nhập, chia tách trung tâm ngoại ngữ, tin học
1. Việc sáp nhập, chia tách trung tâm ngoại ngữ, tin học phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phương;
b) Đảm bảo quyền lợi của giáo viên và người học;
c) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
2. Việc sáp nhập, chia tách trung tâm ngoại ngữ, tin học để thành lập trung tâm mới tuân theo trình tự, thủ tục quy định đối với việc thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học tại Điều 9 của Quy chế này.
Điều 11. Giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học
1. Trung tâm ngoại ngữ, tin học bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học;
b) Hết thời gian đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội;
d) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học.
2. Trình tự, thủ tục giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học
a) Cơ quan ra quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học tổ chức đoàn thanh tra đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm, đề xuất phương án xử lý hoặc xem xét phương án xử lý do tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm kiến nghị, đề xuất, lập báo cáo kết quả thanh tra;
b) Căn cứ kết quả thanh tra, người có thẩm quyền ra quyết định thành lập trung tâm ra quyết định giải thể trung ngoại ngữ, tin học. Trong quyết định giải thể phải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền lợi của giáo viên và người học. Quyết định giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.