Thông tư liên tịch 23/TTLN năm 1996 hướng dẫn chế độ công tác và phụ cấp trách nhiệm đối với giáo viên làm tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường phổ thông do Ban Tổ chức các bộ Chính phủ-Bộ Giáo dục và đào tạo-Bộ Tài chính-Trung ương Đoàn Thanh niên Hồ Chí Minh ban hành
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BAN TCCB CHÍNH PHỦ – BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ TÀI CHÍNH – TRUNG ƯƠNG ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH SỐ
Căn cứ
Căn cứ Quyết định số 243/CP ngày 25-6-1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về tổ chức bộ máy, biên chế các trường phổ thông;
Căn cứ Nghị đinh số 90/CP ngày 24-11-1993 của Chính phủ về cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân;
Căn cứ công văn số 5742/KTTH ngày 10-10-1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết chế độ phụ cấp trách nhiệm cho giáo viên – Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong trong trường phổ thông.
Liên ngành Ban Tổ chức – cán bộ Chính phủ, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ tài chính, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn việc tuyển chọn và sử dụng giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong trường phổ thông như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN TUYỂN CHỌN,CỬ GIÁO VIÊN LÀM TỔNG PHỤ TRÁCH
1. Đối tượng và tiêu chuẩn:
Giáo viên các trường có tuổi từ 18 đến 35 đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn để cử làm Tổng phụ trách Đội trong các trường phổ thông.
1.1. Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu (nếu còn trong độ tuổi phát triển đoàn viên thì phải là đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh).
1.2. Có nhiệt tình và năng khiếu về tổ chức hoạt động xã hội, hiểu biết về đoàn đội, có đủ sức khoẻ… biết vận động học sinh, các lực lượng xã hội và mọi người tham gia công tác Đội.
1.3. Có bằng tốt nghiệp sư phạm (trung học sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm).
Riêng các tỉnh miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo, vùng xa xôi hẻo lánh thì yêu cầu có bằng tốt nghiệp sư phạm (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đào tạo đội ngũ giáo viên cho các tỉnh miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo).
1.4. Đã được đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác Đoàn – Đội.
2. Cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội:
Căn cứ vào đối tượng và tiêu chuẩn tuyển chọn, Hiệu trưởng cùng với tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của trường thống nhất đề nghị lên Phòng Giáo dục và đào tạo huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) hoặc Sở Giáo dục và đào tạo theo phân cấp quản lý công chức, viên chức xét duyệt.
Trường Phòng Giáo dục và đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cử giáo viên tổng phụ trách sau khi thống nhất ý kiến với Hội đồng Đội huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh).
II. CHẾ ĐỘ LAO ĐỘNG VÀ BIÊN CHẾ GIÁO VIÊN TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI
1. Thời gian giáo viên được cử làm tổng phụ trách ít nhất là 5 năm.
2. Tổng phụ trách chuyên trách được miễn giảng dạy các bộ môn văn hoá. Tổng phụ trách bán chuyên trách phải tham gia giảng dạy một số giờ, một số buổi theo hướng dưới đây:
– Dạy thay cho gáo viên nghỉ ốm đau, sinh đẻ.
– Hoặc có thể dạy đủ số tiết quy định cho 1 lớp (hoặc một số lớp) thuộc bộ môn của mình.
Nếu vì lý do thiếu giáo viên hoặc do yêu cầu của chuyên môn mà hiệu trưởng nhà trường phân công tổng phụ trách chuyên trách, tổng phụ trách Đội bán chuyên trách phải giảng dạy hoặc dạy quá định mức thì số giờ hoặc số buổi dạy được tính là thời gian giảng vượt giờ và được thanh toán tiền dạy vượt giờ, thêm buổi theo chế độ hiện hành.
3. Định mức giờ dạy của giáo viên – Tổng phụ trách Đội:
Tất cả các trường tiểu học, trưởng phổ thông cơ sở (cấp 1, 2); trường trung học cơ sở (cấp 2); trường phổ thông trung học cấp 2-3:
3.1. Ở vùng cao, hải đảo, vùng sâu:
– Trường trên 19 lớp: Tổng phụ trách chuyên trách không giảng dạy. Nếu bố trí giáo viên tổng phụ trách Đội chuyên trách giảng dạy thì số giờ hoặc số buổi này được thanh toán theo chế độ vượt giờ hiện hành.
– Trường từ 10 đến 19 lớp: Tổng phụ trách bán chuyên trách dạy 3 tiết mỗi tuần ở các lớp trung học cơ sở hoặc dạy 3 buổi mỗi tuần ở các lớp tiểu học.
3.2. Ở các địa bàn còn lại:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568