Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2012 quy định chi tiết về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng giám định y khoa thực hiện.
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT DO HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y KHOA THỰC HIỆN
Căn cứ Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số
Căn cứ Nghị định số 63/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch quy định chi tiết về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng Giám định y khoa thực hiện.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định trình tự và thủ tục hồ sơ khám giám định để xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng Giám định y khoa thực hiện.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với những trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 15 Luật người khuyết tật, cụ thể như sau:
1. Những trường hợp đã được Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã được thành lập theo quy định tại Điều 16 Luật người khuyết tật thực hiện xác định mức độ khuyết tật (sau đây gọi là Hội đồng xác định mức độ khuyết tật),
nhưng không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật.
2. Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.
3. Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật hoặc cá nhân hoặc cơ quan hoặc tổ chức có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, không chính xác.
Điều 3. Cơ quan thực hiện
1. Chính quyền địa phương nơi người khuyết tật cư trú.
2. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện, quận, thị xã (sau đây gọi tắt là phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện) nơi người khuyết tật cư trú.
3. Hội đồng Giám định y khoa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Hội đồng Giám định y khoa tỉnh).
4. Hội đồng Giám định y khoa Trung ương; Phân Hội đồng Giám định y khoa Trung ương I và Phân Hội đồng Giám định y khoa Trung ương II (sau đây gọi tắt là Hội đồng Giám định y khoa Trung ương).
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khám giám định mức độ khuyết tật là khám lâm sàng, cận lâm sàng để xác định mức độ khuyết tật tại Hội đồng Giám định y khoa các trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 15 Luật người khuyết tật.
2. Khám giám định phúc quyết là khám giám định mức độ khuyết tật cho các đối tượng đã khám giám định mức độ khuyết tật ở Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương, nhưng người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng Giám định y khoa nêu trên, yêu cầu khám phúc quyết.
3. Đại diện hợp pháp của người khuyết tật bao gồm:
a) Cá nhân là người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và được chính quyền địa phương cấp xã, phường, thị trấn nơi người khuyết tật cư trú (sau đây gọi tắt là cấp xã) xác nhận bằng văn bản.
b) Tập thể là một nhóm người (từ hai người trở lên) mà mỗi cá nhân trong nhóm người đó có đủ tư cách pháp nhân hoặc một hay nhiều tổ chức có đủ tư cách pháp nhân và được chính quyền địa phương cấp xã nơi người khuyết tật cư trú xác nhận bằng văn bản.
Chương II
HỒ SƠ KHÁM GIÁM ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT
Điều 5. Hồ sơ khám giám định
1. Hồ sơ khám giám định đối với trường hợp Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật bao gồm:
a)
b) Biên bản họp của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, trong biên bản ghi rõ Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật (bản sao Biên bản).
Trường hợp đối tượng sống ở Trung tâm nuôi dưỡng phải có giấy xác nhận, trong giấy xác nhận ghi rõ họ tên, tuổi, dán ảnh đối tượng, đóng dấu giáp lai của Trung tâm và Trung tâm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận đó.
c) Bản sao các giấy tờ khám bệnh, chữa bệnh, tật: Giấy ra viện, giấy phẫu thuật và các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
d) Biên bản xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng Giám định y khoa lần gần nhất (nếu có).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568