Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh.
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
QUY ĐỊNH MÃ SỐ VÀ TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN VÀ ĐIỆN ẢNH
Căn cứ Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của
Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư liên tịch này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Thông tư liên tịch này áp dụng đối với viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, gồm:
a) Nhóm chức danh đạo diễn nghệ thuật: Đạo diễn sân khấu; đạo diễn điện ảnh; biên đạo múa; huấn luyện múa; sáng tác, chỉ huy âm nhạc; biên kịch;
b) Chức danh diễn viên: Diễn viên hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh.
Điều 2. Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh
Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh bao gồm: nhóm chức danh đạo diễn nghệ thuật và nhóm chức danh diễn viên.
Nhóm chức danh đạo diễn nghệ thuật, bao gồm:
a) Đạo diễn nghệ thuật hạng I Mã số: V.10.03.08
b) Đạo diễn nghệ thuật hạng II Mã số: V.10.03.09
c) Đạo diễn nghệ thuật hạng III Mã số: V.10.03.10
d) Đạo diễn nghệ thuật hạng IV Mã số: V.10.03.11
Nhóm chức danh diễn viên, bao gồm:
a) Diễn viên hạng I Mã số: V.10.04.12
b) Diễn viên hạng II Mã số: V.10.04.13
c) Diễn viên hạng III Mã số: V.10.04.14
d) Diễn viên hạng IV Mã số: V.10.04.15
Điều 3. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của các chức danh viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh
Có trách nhiệm cao, say mê nghệ thuật, nhiệt tình với công việc được giao, luôn tuân thủ pháp luật, luôn thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
Quan tâm đến sự nghiệp phát triển nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh; luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Trung thực, khách quan, thẳng thắn, có chính kiến rõ ràng; có thái độ khiêm tốn, đúng mực khi tiếp xúc với công chúng; có ý thức đấu tranh với những hành vi sai trái, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Có ý thức tôn trọng, phối hợp, giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác.
Chương II
TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
Điều 4. Đạo diễn nghệ thuật hạng I – Mã số: V.10.03.08
Nhiệm vụ:
a) Chủ trì xây dựng kịch bản, dàn dựng, chỉ huy các tác phẩm, chương trình sân khấu và điện ảnh có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao; quy mô lớn, hoành tráng;
b) Phát hiện khuynh hướng nghệ thuật mới, xác định khuynh hướng nghệ thuật của chuyên ngành; xác định và chỉ đạo tính thống nhất về phong cách nghệ thuật của đơn vị;
c) Chủ trì tổ chức đánh giá, phân tích, xử lý kịch bản, chỉ đạo việc xây dựng kịch bản phân cảnh, dàn dựng sân khấu, biên đạo múa, dàn dựng âm nhạc; chọn diễn viên, cộng tác viên; chỉ đạo diễn xuất của diễn viên, hướng dẫn cộng tác viên và phối hợp với những người có liên quan nhằm thống nhất ý tưởng sáng tạo, đảm bảo quy trình hoàn thành tác phẩm, chương trình;
d) Tổ chức việc xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp tiến hành dàn dựng, sản xuất; tổ chức sưu tầm tư liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc dàn dựng tác phẩm, chương trình; tổ chức trình duyệt, sửa chữa nâng cao, bàn giao tác phẩm, chương trình;
đ) Chủ trì chuẩn bị nội dung cho các cuộc hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong và ngoài nước; chủ trì xây dựng Mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đạo diễn hạng dưới, tập huấn cho diễn viên;
e) Theo dõi hiệu quả xã hội của tác phẩm, chương trình sau khi đưa ra rộng rãi công chúng nhằm tiếp tục nâng cao, hoàn thiện tác phẩm, chương trình; tổng kết kinh nghiệm những tác phẩm, chương trình đã dàn dựng tại đơn vị; tham gia tổng kết kinh nghiệm nghiệp vụ chuyên ngành.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh đạo diễn nghệ thuật hạng I.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ:
a) Nắm vững và thực hiện đúng quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Nắm vững kiến thức tổng hợp về các loại hình văn học nghệ thuật; đặc trưng, đặc Điểm của các môn nghệ thuật; nắm vững các thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật ở trong và ngoài nước liên quan đến nghiệp vụ;
c) Có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động sáng tác, dàn dựng, chỉ huy;
d) Có năng lực chỉ đạo, khả năng nghiên cứu và phối hợp với đồng nghiệp trong tổ chức các hoạt động chuyên môn; có khả năng đề xuất các giải pháp sáng tạo nghệ thuật;
đ) Có ít nhất 02 tác phẩm, chương trình dàn dựng được Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành cấp Bộ hoặc tương đương công nhận về chất lượng nghệ thuật.
Viên chức thăng hạng vào chức danh đạo diễn nghệ thuật hạng I gồm một trong các trường hợp sau:
a) Được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân hoặc đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật;
b) Đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này và phải có thời gian giữ chức danh đạo diễn nghệ thuật hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh đạo diễn nghệ thuật hạng II tối thiểu là 02 năm.
Điều 5. Đạo diễn nghệ thuật hạng II – Mã số: V.10.03.09
Nhiệm vụ:
a) Tham gia xây dựng kịch bản, dàn dựng, chỉ huy các tác phẩm, chương trình sân khấu và điện ảnh có giá trị tư tưởng và nghệ thuật có quy mô lớn và vừa. Đánh giá, phân tích, xử lý kịch bản: xây dựng ý tưởng đạo diễn, kịch bản phân cảnh, biên đạo, âm nhạc; chọn diễn viên, cộng tác viên;
b) Chỉ đạo diễn xuất của diễn viên, hướng dẫn cộng tác viên và phối hợp với những người có liên quan thống nhất ý tưởng sáng tạo, đảm bảo quy trình hoàn thành tác phẩm, chương trình;
c) Xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp tiến hành dàn dựng, sản xuất; sưu tầm tư liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc dàn dựng tác phẩm, chương trình; tổ chức trình duyệt, sửa chữa nâng cao, bàn giao tác phẩm, chương trình;
d) Tổng kết kinh nghiệm những tác phẩm, chương trình đã dàn dựng và khuynh hướng nghệ thuật; xây dựng và hình thành tính thống nhất về phong cách nghệ thuật của đơn vị; theo dõi hiệu quả xã hội của tác phẩm, chương trình sau khi đưa ra rộng rãi công chúng nhằm tiếp tục nâng cao, hoàn thiện tác phẩm, chương trình;
đ) Chủ trì chỉ đạo việc tập huấn của diễn viên, giúp đỡ nâng cao nghiệp vụ cho đạo diễn hạng dưới;
e) Tham gia chuẩn bị nội dung cho các cuộc hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong và ngoài nước.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh đạo diễn nghệ thuật hạng II.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ:
a) Nắm vững và thực hiện đúng quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Nắm vững các hình thức, phương pháp sáng tác và các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ liên quan;
c) Có kinh nghiệm trong sáng tác, dàn dựng, chỉ huy;
d) Có khả năng nghiên cứu và phối hợp với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn; có khả năng đề xuất và nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học để nâng cao hiệu quả công tác nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
đ) Có ít nhất 01 tác phẩm, chương trình dàn dựng được Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành cấp Bộ hoặc tương đương công nhận về chất lượng nghệ thuật.
Viên chức thăng hạng vào chức danh đạo diễn nghệ thuật hạng II gồm một trong các trường hợp sau:
a) Được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú hoặc đạt Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật;
b) Đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này và phải có thời gian giữ chức danh đạo diễn nghệ thuật hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm, trong đó thời gian giữ chức danh đạo diễn nghệ thuật hạng III tối thiểu là 02 năm.
Điều 6. Đạo diễn nghệ thuật hạng III – Mã số: V.10.03.10
Nhiệm vụ:
a) Tham gia xây dựng kịch bản, dàn dựng, chỉ huy các tác phẩm, chương trình sân khấu và điện ảnh có giá trị tư tưởng và nghệ thuật có quy mô vừa và nhỏ. Đánh giá, phân tích, xử lý kịch bản: xây dựng ý tưởng đạo diễn, kịch bản phân cảnh; chọn diễn viên, cộng tác viên;
b) Chỉ đạo diễn xuất của diễn viên, hướng dẫn cộng tác viên và phối hợp với những người có liên quan thống nhất ý tưởng sáng tạo, đảm bảo quy trình hoàn thành tác phẩm, chương trình được giao;
c) Xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp tiến hành dàn dựng, sản xuất; sưu tầm tư liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc dàn dựng tác phẩm, chương trình; tổ chức trình duyệt, sửa chữa nâng cao, bàn giao tác phẩm, chương trình;
d) Theo dõi hiệu quả xã hội của tác phẩm, chương trình sau khi đưa ra rộng rãi công chúng nhằm tiếp tục nâng cao, hoàn thiện tác phẩm, chương trình.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh đạo diễn nghệ thuật hạng III.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ:
a) Nắm vững quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Nắm được các thành tựu khoa học liên quan đến nghiệp vụ;
c) Nắm được các hình thức và phương pháp sáng tác;
d) Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ;
đ) Có khả năng đề xuất và nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học để nâng cao hiệu quả công tác nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh.
Viên chức thăng hạng từ chức danh đạo diễn nghệ thuật hạng IV lên chức danh đạo diễn, nghệ thuật hạng III phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này và có thời gian giữ chức danh đạo diễn nghệ thuật hạng IV tối thiểu là 02 năm đối với trình độ cao đẳng hoặc 03 năm đối với trình độ trung cấp.
Điều 7. Đạo diễn nghệ thuật hạng IV – Mã số: V.10.03.11
Nhiệm vụ:
a) Triển khai ý tưởng đạo diễn hạng trên về: phân tích, xử lý kịch bản phân cảnh, âm nhạc, chọn diễn viên, cộng tác viên; sưu tầm tư liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng kịch bản, âm nhạc, dàn dựng tác phẩm, chương trình;
b) Tham gia xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp tiến hành dàn dựng, sản xuất; theo dõi hiệu quả xã hội của tác phẩm, chương trình sau khi đưa ra công chúng rộng rãi nhằm tiếp tục nâng cao, hoàn thiện tác phẩm, chương trình;
c) Tham gia chỉ đạo diễn xuất của diễn viên, hướng dẫn cộng tác viên và phối hợp với những người có liên quan thống nhất ý tưởng sáng tạo, đảm bảo quy trình hoàn thành tác phẩm, chương trình.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh. Trường hợp không đào tạo qua các trường chuyên nghiệp thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên ngành biểu diễn nghệ thuật do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ:
a) Nắm vững quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Nắm được các thành tựu khoa học liên quan đến nghiệp vụ;
c) Nắm được các hình thức và phương pháp sáng tác;
d) Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ;
đ) Có khả năng đề xuất và nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học để nâng cao hiệu quả công tác nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh.
Điều 8. Diễn viên hạng I – Mã số: V.10.04.12
Nhiệm vụ:
a) Đảm nhiệm những vai diễn chính, có diễn xuất nội tâm đa chiều, phức tạp của các chương trình, tác phẩm sân khấu và điện ảnh có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao; quy mô lớn, hoành tráng;
b) Thể hiện ngôn ngữ hình tượng nghệ thuật có những sáng tạo độc đáo cho những nhân vật chính được phân công đảm nhiệm và các nhân vật liên quan trên cơ sở ý tưởng của đạo diễn, biên đạo, huấn luyện múa, chỉ huy âm nhạc;
c) Nghiên cứu sâu nội dung kịch bản, tác phẩm; thâm nhập thực tế cuộc sống để nâng cao kiến thức, thể hiện sâu sắc chân thực vai diễn, tiết Mục;
d) Chủ trì, hướng dẫn, tổ chức theo sự phân công và thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ trong luyện tập, sơ duyệt, tổng duyệt và biểu diễn;
đ) Tổng kết kinh nghiệm những vai diễn, tiết Mục đã thực hiện; tham gia tổng kết đúc rút kinh nghiệm nghiệp vụ chuyên môn;
e) Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho diễn viên ở hạng dưới.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh diễn viên hạng I.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ:
a) Nắm vững và thực hiện đúng quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Có năng khiếu về lĩnh vực chuyên ngành;
c) Nắm vững kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, vận dụng có hiệu quả vào việc sáng tạo hình tượng nghệ thuật; hiểu sâu đặc trưng, đặc Điểm các môn nghệ thuật kết hợp, các môn khoa học kỹ thuật có liên quan;
d) Có năng lực chỉ đạo, khả năng nghiên cứu và phối hợp với đồng nghiệp trong tổ chức các hoạt động chuyên môn;
đ) Có khả năng đề xuất giải pháp sáng tạo nghệ thuật;
e) Có ít nhất 02 giải thưởng diễn viên xuất sắc được Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành cấp Bộ hoặc tương đương công nhận.
Viên chức thăng hạng vào chức danh diễn viên hạng I gồm một trong các trường hợp sau:
a) Được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân hoặc đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật;
b) Đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này và phải có thời gian giữ chức danh diễn viên hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 05 năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh diễn viên hạng II tối thiểu là 02 năm.
Điều 9. Diễn viên hạng II – Mã số: V.10.04.13
1. Nhiệm vụ:
a) Đảm nhiệm tốt vai diễn được phân công;
b) Tìm hiểu nội dung kịch bản, nghiên cứu sâu nhân vật chính được phân công đảm nhiệm và các nhân vật liên quan, dưới sự giúp đỡ của đạo diễn, biên đạo, huấn luyện múa, chỉ huy âm nhạc để thể hiện ngôn ngữ hình tượng nghệ thuật, có những sáng tạo xuất sắc;
c) Thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ trong luyện tập, sơ duyệt, tổng duyệt và biểu diễn;
d) Thâm nhập thực tế cuộc sống để nâng cao kiến thức, thể hiện sâu sắc, chân thực vai diễn, tiết Mục;
đ) Tổng kết kinh nghiệm những vai diễn, tiết Mục đã thực hiện;
e) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho diễn viên hạng dưới.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh diễn viên hạng II.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ:
a) Nắm vững và thực hiện đúng quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Có năng khiếu về lĩnh vực chuyên ngành;
c) Nắm vững kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, vận dụng vào việc sáng tạo hình tượng nghệ thuật; đặc trưng cơ bản và đặc Điểm của các môn nghệ thuật kết hợp, kiến thức cơ bản về các môn khoa học kỹ thuật có liên quan;
d) Có khả năng nghiên cứu, đề xuất và phối hợp với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn;
đ) Có ít nhất 01 giải thưởng diễn viên xuất sắc được Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành cấp Bộ hoặc tương đương công nhận.
Viên chức thăng hạng vào chức danh diễn viên hạng II gồm một trong các trường hợp sau:
a) Được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú hoặc đạt Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật;
b) Đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này và phải có thời gian giữ chức danh diễn viên hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 05 năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh diễn viên hạng III tối thiểu là 2 năm.
Điều 10. Diễn viên hạng III – Mã số: V.10.04.14
Nhiệm vụ:
a) Đảm nhiệm vai diễn được phân công;
b) Tìm hiểu nội dung kịch bản, nghiên cứu nhân vật được phân công, đảm nhiệm dưới sự chỉ dẫn của đạo diễn, biên đạo, huấn luyện múa, chỉ huy âm nhạc thể hiện ngôn ngữ nghệ thuật có sáng tạo;
c) Thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ trong luyện tập, sơ duyệt, tổng duyệt và biểu diễn;
d) Thâm nhập thực tế cuộc sống để nâng cao kiến thức, thể hiện chân thực vai diễn, tiết Mục.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh diễn viên hạng III.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ:
a) Nắm vững quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Có năng khiếu về lĩnh vực chuyên ngành;
c) Nắm được kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, đặc trưng cơ bản của các môn nghệ thuật kết hợp, kiến thức cơ bản về các môn khoa học kỹ thuật có liên quan;
d) Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ;
Viên chức thăng hạng từ chức danh diễn viên hạng IV lên chức danh diễn viên hạng III phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này và có thời gian giữ chức danh diễn viên hạng IV tối thiểu là 02 năm đối với trình độ cao đẳng hoặc 03 năm đối với trình độ trung cấp.
Điều 11. Diễn viên hạng IV – Mã số: V.10.04.15
Nhiệm vụ:
a) Đảm nhiệm vai diễn được phân công;
b) Tìm hiểu nội dung kịch bản, nghiên cứu nhân vật được phân công, dưới sự chỉ dẫn của đạo diễn, biên đạo, huấn luyện múa, chỉ huy âm nhạc thể hiện ngôn ngữ nghệ thuật;
c) Thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ trong luyện tập, sơ duyệt, tổng duyệt và biểu diễn;
d) Thâm nhập thực tế cuộc sống để nâng cao kiến thức, thể hiện chân thực vai diễn, tiết Mục.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh. Trường hợp không đào tạo qua các trường chuyên nghiệp thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên ngành biểu diễn nghệ thuật do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ:
a) Nắm được quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Có năng khiếu về lĩnh vực chuyên ngành;
c) Nắm vững kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, đặc trưng cơ bản của các môn nghệ thuật, kiến thức cơ bản về các môn khoa học kỹ thuật có liên quan;
d) Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn.
Chương III
HƯỚNG DẪN BỔ NHIỆM VÀ XẾP LƯƠNG THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
Điều 12. Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức
Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đối với viên chức quy định tại Thông tư liên tịch này phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức và theo quy định tại Điều 13 của Thông tư liên tịch này.
Khi bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng (trừ trường hợp được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh quy định tại Điều 13 và Khoản 3 Điều 14 Thông tư liên tịch này).
Điều 13. Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp
Viên chức đã được bổ nhiệm vào ngạch viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn theo quy định tại Quyết định số 428/TCCP-VC ngày 02 tháng 6 năm 1993 của Bộ trưởng – Trưởng Ban Tổ chức – cán bộ Chính phủ (nay là Bộ trưởng Bộ Nội vụ) ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức ngành Văn hóa – Thông tin, nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn quy định tại Thông tư liên tịch này, như sau:
Đối với chức danh đạo diễn nghệ thuật:
a) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng I (mã số V.10.03.08) đối với viên chức hiện đang xếp ngạch đạo diễn cao cấp (mã số154); biên kịch viên cao cấp (mã số 17.139); viên chức đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân hoặc đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật;
b) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng II (mã số 10.03.09) đối với viên chức hiện đang xếp ngạch đạo diễn chính (mã số 17.155); biên kịch viên chính (mã số 17.140); viên chức đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú hoặc đạt Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật;
c) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng III (mã số V.10.03.10) đối với viên chức hiện đang xếp ngạch đạo diễn (mã số 17.156); biên kịch viên (mã số 17.141);
d) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng IV (mã số V.10.03.11) đối với viên chức có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh.
Đối với chức danh diễn viên
a) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng I (mã số V.10.04.12) đối với viên chức hiện đang xếp ngạch diễn viên cao cấp – hạng I (mã số 17.157); viên chức đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân hoặc đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật;
b) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng II (mã số V.10.04.13) đối với viên chức hiện đang xếp ngạch diễn viên chính – hạng II (mã số 17.158); viên chức đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú hoặc đạt Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật;
c) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III (mã số 10.04.14) đối với viên chức hiện đang xếp ngạch diễn viên hạng III (mã số 17.159) đã có trình độ đào tạo đại học phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
d) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV (mã số V.10.04.15) đối với viên chức hiện đang xếp ngạch diễn viên hạng III (mã số 17.159) có trình độ đào tạo trung cấp hoặc cao đẳng.
Điều 14. Cách xếp lương
Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo
a) Đối với chức danh đạo diễn nghệ thuật
– Chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng I (mã số V.10.03.08) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
– Chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng II (mã số V.10.03.09) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
– Chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng III (mã số V.10.03.10) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
– Chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng IV (mã số V.10.03.11) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
b) Đối với chức danh diễn viên
– Chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng I (mã số V.10.04.12) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
– Chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng II (mã số V.10.04.13) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2) từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38;
– Chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III (mã số V.10.04.14) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
– Chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV (mã số V.10.04.15) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Xếp lương khi hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp.
Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp thì thực hiện xếp bậc lương trong chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau:
a) Trường hợp có trình độ đào tạo tiến sĩ phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh thì được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 của chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng III (mã số V.10.03.10) hoặc diễn viên hạng III (mã số V.10.04.14);
b) Trường hợp có trình độ đào tạo thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 của chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng III (mã số V.10.03.10) hoặc diễn viên hạng III (mã số V.10.04.14);
c) Trường hợp có trình độ đào tạo cao đẳng phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06 của chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng IV (mã số V.10.03.11) hoặc diễn viên hạng IV (mã số V.10.04.15).
Việc xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh quy định tại Điều 13 và Khoản 1 Điều này đối với viên chức đã được xếp lương vào các ngạch viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh theo quy định tại Quyết định số 428/TCCP-VC ngày 02 tháng 6 năm 1993 của Bộ trưởng – Trưởng Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ trưởng Bộ Nội vụ) ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức ngành Văn hóa – Thông tin,
Trường hợp viên chức có trình độ đào tạo cao đẳng phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh đang xếp lương ở ngạch diễn viên hạng III cũ (mã số 17.159) bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV (mã số V.10.04.15):
Nếu khi tuyển dụng xếp bậc 1 của ngạch diễn viên hạng III cũ (mã số 17.159) thì được xếp lên 1 bậc trên liền kề so với bậc lương hiện hưởng; thời gian hưởng bậc lương mới kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV (mã số V.10.04.15), thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày giữ bậc lương cũ.
Nếu khi tuyển dụng xếp bậc 2 của ngạch diễn viên hạng III cũ (mã số 17.159) thì xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) sang chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV (mã số V.10.04.15).
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A, có trình độ đào tạo cao đẳng chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh, đang xếp ngạch diễn viên hạng III (mã số 17.159), bậc 8, hệ số lương 3,26 (bảng lương viên chức loại B theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 (khi tuyển dụng xếp bậc 1 của ngạch diễn viên hạng III cũ) được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV (mã số V.10.04.15) thì được xếp lên 1 bậc trên liền kề vào bậc 9, hệ số lương 3,46 của chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm; thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.
Ví dụ 2: Bà Trần Thị B, có trình độ đào tạo cao đẳng chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh, đang xếp ngạch diễn viên hạng III (mã số 17.159), bậc 5, hệ số lương 2,66 (bảng lương viên chức loại B theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2015 (khi tuyển dụng xếp bậc 2 của ngạch diễn viên hạng III cũ) được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV (mã số V.10.04.15) thì xếp ngang vào bậc 5, hệ số lương 2,66 của chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm; thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2015.
Việc thăng hạng viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh được thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh quy định tại Thông tư liên tịch này và thực hiện xếp lương theo hướng dẫn tại Khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Hiệu lực thi hành
Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2016.
Bãi bỏ các quy định về danh Mục các ngạch viên chức liên quan đến chức danh đạo diễn, biên kịch và diễn viên quy định tại Quyết định số 428/TCCP-VC ngày 02 tháng 6 năm 1993 của Bộ trưởng – Trưởng ban Ban Tổ chức – cán bộ Chính phủ và danh Mục các ngạch viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh ban hành theo
Điều 16. Điều Khoản chuyển tiếp
Cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm tạo Điều kiện để viên chức bổ sung những tiêu chuẩn còn thiếu của chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh quy định tại Thông tư liên tịch này đối với những viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh theo quy định tại Quyết định số 428/TCCP-VC ngày 02 tháng 6 năm 1993 của Bộ trưởng – Trưởng ban Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ trưởng Bộ Nội vụ) ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức ngành Văn hóa – Thông tin.
Điều 17. Tổ chức thực hiện
Thông tư liên tịch này là một trong những căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Các cơ sở, tổ chức, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có thể vận dụng quy định tại Thông tư liên tịch này để tuyển dụng, sử dụng và quản lý người làm việc về chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh.
Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp quản lý và sử dụng viên chức có trách nhiệm:
a) Rà soát các vị trí việc làm của đơn vị, lập phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh thuộc thẩm quyền quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp;
b) Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh tương ứng trong các đơn vị sự công lập theo thẩm quyền hoặc theo phân cấp, ủy quyền sau khi phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Phê duyệt phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh thuộc phạm vi quản lý từ ngạch viên chức hiện giữ sang các chức danh nghề nghiệp chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh tương ứng quy định tại Thông tư liên tịch này; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương;
c) Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh thuộc diện quản lý vào các chức danh chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh tương ứng trong các đơn vị thuộc phạm vi quản lý;
d) Hàng năm báo cáo kết quả bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ.
Điều 18. Trách nhiệm thi hành
Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện Thông tư liên tịch này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp và chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ xem xét, giải quyết./.