Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hành trình chạy xe được xác định bởi điểm đi, điểm đến, các tuyến đường bộ, các điểm đón, trả khách, trạm dừng nghỉ (nếu có) mà phương tiện đi qua.
2. Thời gian biểu chạy xe là tổng hợp các thời điểm tương ứng với từng vị trí của xe trên hành trình chạy xe.
3. Biểu đồ chạy xe là tổng hợp hành trình và thời gian biểu chạy xe của các chuyến xe trong một chu kỳ thời gian nhất định.
4. Lịch xe xuất bến là tổng hợp thời điểm xuất bến của các chuyến xe trong một chu kỳ thời gian tại một bến xe.
5. Điểm đón, trả khách là công trình đường bộ trên hành trình chạy xe dành cho xe ô tô vận chuyển hành khách theo tuyến cố định dừng để hành khách lên, xuống xe.
6. Điểm dừng xe buýt là công trình đường bộ được thiết kế và công bố cho xe buýt dừng để đón, trả hành khách.
7. Bãi đỗ xe là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ dùng để đỗ phương tiện giao thông đường bộ.
8. Dịch vụ trông, giữ xe là dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, trong đó tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ trông giữ xe và được thu tiền đối với dịch vụ đó.
9. Đại lý vận tải là dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, trong đó tổ chức, cá nhân được đơn vị kinh doanh vận tải ủy quyền thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình vận tải (trừ công đoạn vận chuyển).
10. Ngày xe tốt là số ngày xe có tình trạng kỹ thuật đủ điều kiện tham gia giao thông.
11. Ngày xe vận doanh là số ngày xe tham gia vận chuyển không kể một ngày xe chạy ít hay nhiều.
Chương II
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ
Mục 1. YÊU CẦU CHUNG
Điều 4. Quy định đối với đơn vị kinh doanh vận tải
1/ Có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với những loại hình kinh doanh yêu cầu phải có giấy phép. Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này, Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này.
2. Có và thực hiện đúng phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này.
3. Quản lý xe ô tô kinh doanh vận tải
a) Bảo đảm có số ngày xe tốt tối thiểu bằng 110% số ngày xe vận doanh theo phương án kinh doanh (chỉ áp dụng với vận tải hành khách tuyến cố định và vận tải hành khách bằng xe buýt);
b) Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo dưỡng để đảm bảo các phương tiện phải được bảo dưỡng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
c) Lập Hồ sơ lý lịch phương tiện hoặc phần mềm quản lý phương tiện của đơn vị để theo dõi quá trình hoạt động và bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này;
d) Từ ngày 01 tháng 7 năm 2015, không được sử dụng xe khách có giường nằm hai tầng để hoạt động vận tải trên các tuyến đường cấp 5 và cấp 6 miền núi;
đ) Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, khoang chở hành lý của xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch phải được chia thành các ngăn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải để hành lý không bị xê dịch, đảm bảo an toàn của xe trong quá trình vận chuyển.
4. Quản lý lái xe kinh doanh vận tải
a) Lập và cập nhật đầy đủ các thông tin về quá trình làm việc của lái xe vào Lý lịch hành nghề lái xe hoặc phần mềm quản lý lái xe của đơn vị theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này;
b) Tổ chức khám sức khỏe khi tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ cho lái xe và chỉ sử dụng lái xe có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế; không tuyển dụng, sử dụng lái xe có sử dụng chất ma túy;
c) Đơn vị kinh doanh vận tải phải sử dụng lái xe đã có ít nhất 03 năm kinh nghiệm điều khiển xe khách có sức chứa từ 30 chỗ trở lên để điều khiển xe khách có giường nằm hai tầng.
5. Xây dựng hoặc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ
a) Đơn vị kinh doanh vận tải phải xây dựng hoặc áp dụng Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách do Bộ trưởng Giao thông vận tải ban hành. Trường hợp đơn vị tự xây dựng thì phải đối chiếu và công bố tương đương với mức chất lượng quy định trong Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách.
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải đăng ký chất lượng dịch vụ với Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu chạy xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này.
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định khi đăng ký tham gia khai thác tuyến còn phải đăng ký chất lượng dịch vụ trên tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư này và
6. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động vận tải của đơn vị để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra; thời gian lưu trữ tối thiểu 03 năm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Điều 5. Bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông
Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông để thực hiện các nhiệm vụ sau:
1/ Lập và thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải của đơn vị theo mẫu quy định tại Phụ lục 8a của Thông tư này; thống kê, phân tích tai nạn giao thông, tổ chức rút kinh nghiệm trong đội ngũ lái xe và cán bộ quản lý của đơn vị; cập nhật vào Lý lịch hành nghề lái xe hoặc phần mềm quản lý lái xe của đơn vị.
2/ Xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông theo mẫu tại Phụ lục số 8b của Thông tư này.
3/ Kiểm tra các điều kiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trước khi xe tham gia hoạt động; đôn đốc, theo dõi việc thực hiện chế độ kiểm định kỹ thuật và bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện; kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình trạng kỹ thuật phương tiện.
4/ Quản lý, theo dõi các thông tin bắt buộc từ thiết bị giám sát hành trình của phương tiện để kịp thời cảnh báo và ngăn chặn các hành vi vi phạm; sử dụng thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phục vụ cho hoạt động quản lý của đơn vị và cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền những thông tin bắt buộc của từng xe ô tô khi có yêu cầu; theo dõi, đề xuất sửa chữa, thay thế kịp thời hư hỏng của thiết bị giám sát hành trình; định kỳ lập báo cáo các hành vi vi phạm của đội ngũ lái xe thuộc đơn vị.
5/ Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; giáo dục đạo đức nghề nghiệp; tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
Điều 6. Lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe
1/ Thiết bị giám sát hành trình của xe phải được hợp quy, đảm bảo ghi nhận, truyền dẫn đầy đủ, liên tục về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải chủ quản hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình (trong trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải ủy thác cho đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện thông qua hợp đồng có hiệu lực pháp lý) các thông tin bắt buộc gồm: hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc của lái xe trong ngày.
2. Nghiêm cấm việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi để can thiệp vào quá trình hoạt động của thiết bị hoặc để phá sóng, làm nhiễu tín hiệu hệ thống định vị toàn cầu (GPS), mạng định vị toàn cầu (GSM).
3. Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải
a) Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên các phương tiện của đơn vị theo quy định.
b) Duy trì tình trạng kỹ thuật tốt, đảm bảo truyền dẫn và cung cấp đầy đủ, chính xác, liên tục các thông tin bắt buộc theo quy định từ thiết bị giám sát hành trình trong suốt quá trình phương tiện tham gia giao thông.
c) Cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các xe thuộc đơn vị cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
d) Cập nhật, lưu trữ có hệ thống các thông tin bắt buộc tối thiểu 01 năm.
Điều 7. Quy định về tập huấn nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải
1/ Đối tượng tập huấn: người điều hành vận tải, lái xe kinh doanh vận tải, nhân viên phục vụ trên xe.
2. Nội dung tập huấn: theo tài liệu và chương trình khung do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành.