Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
  • Văn bản pháp luật
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Văn bản pháp luật » Thông tư 61/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 04 năm 2016

Văn bản pháp luật

Thông tư 61/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 04 năm 2016

  • 26/03/201926/03/2019
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    26/03/2019
    Văn bản pháp luật
    0

    Thông tư 61/2016/TT-BTC Hướng dẫn thu, nộp và quản lý khoản lợi nhuận, cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

    THÔNG TƯ

    HƯỚNG DẪN THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ KHOẢN LỢI NHUẬN, CỔ TỨC ĐƯỢC CHIA CHO PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ TẠI DOANH NGHIỆP

    Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;

    Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;

    Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;

    Căn cứ Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2013;

    Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế; Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số Điều các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Nghị định về thuế;

    Căn cứ Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;

    Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;

    Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

    Xem thêm: Cách tính lợi nhuận và phân chia lợi nhuận, cổ tức trong công ty

    Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;

    Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định chi Tiết, hướng dẫn thu, nộp và quản lý Khoản lợi nhuận, cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp như sau:

    Chương I

    QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

    Thông tư này quy định chi Tiết việc thu, nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ đối với công ty mẹ của các Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của các Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ; thu, nộp cổ tức và lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ, bao gồm:

    Xem thêm: Cách chia lợi nhuận trong công ty cổ phần và công ty TNHH

    a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế nhà nước;

    b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ của tổng công ty nhà nước (gồm cả Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước – gọi tắt là SCIC);

    c) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;

    d) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập.

    2. Công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước do bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu.

    3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu.

    4. Cơ quan đại diện chủ sở hữu.

    5. Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

    Xem thêm: Phân chia lợi nhuận theo tỉ lệ góp vốn trong công ty TNHH qua tình huống cụ thể

    6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước.

    Chương II

    THU VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LỢI NHUẬN SAU THUẾ CÒN LẠI SAU KHI TRÍCH LẬP CÁC QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100 % VỐN ĐIỀU LỆ

    Điều 3. Đối tượng nộp vào ngân sách nhà nước phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ

    Doanh nghiệp thực hiện nộp ngân sách nhà nước phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ tại Chương này là các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Chương I Thông tư này (bao gồm cả các doanh nghiệp do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập và quản lý; các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh quy định tại Nghị định số 93/2015 ngày 15/10/2015 của Chính phủ về tổ chức, quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh).

    Đối với các doanh nghiệp xổ số, việc phân phối lợi nhuận và nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

    Điều 4. Xác định lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ nộp ngân sách nhà nước

    1. Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều 2 Chương I Thông tư này là lợi nhuận được xác định theo quy định của pháp luật về kế toán (đã được trừ đi các Khoản chi không được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán) sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, trừ đi các Khoản phân phối, trích lập các quỹ theo quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; Thông tư số 219/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

    Xem thêm: Các trường hợp giải thể không phải thực hiện quyết toán thuế

    Đối với các trường hợp Chính phủ có quy định riêng về phân phối, trích lập các quỹ thì thực hiện trích lập các quỹ theo quy định riêng của Chính phủ, lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi phân phối, trích lập các quỹ phải nộp vào ngân sách nhà nước.

    2. Đối với lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của các công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn Điều lệ:

    Căn cứ quy chế tài chính của các công ty con do công ty mẹ ban hành, hàng năm công ty mẹ có trách nhiệm phê duyệt báo cáo tài chính và quyết định việc phân phối, sử dụng lợi nhuận sau thuế tại các công ty con để tiến hành thu lợi nhuận sau thuế của các công ty con.

    Các công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn Điều lệ (công ty mẹ thuộc đối tượng quy định tại Điều 3 Thông tư này) thực hiện nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ về công ty mẹ, công ty mẹ hạch toán doanh thu tài chính theo cùng niên độ tài chính để xác định lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định.

    Ví dụ 1: Tập đoàn A là công ty mẹ nắm giữ 100% vốn Điều lệ đối với Công ty B. Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ theo quyết toán năm 2016 của Công ty B phải nộp về Tập đoàn A là 1.000 tỷ đồng. Tập đoàn A hạch toán phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ năm 2016 của Công ty B phải nộp về Tập đoàn là 1.000 tỷ đồng vào doanh thu tài chính năm 2016 để xác định lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp ngân sách nhà nước năm 2016 của Tập đoàn A.

    Trường hợp sau khi đã phê duyệt báo cáo tài chính, quyết định phân phối lợi nhuận sau thuế và thu lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ của các công ty con mà vốn chủ sở hữu tại công ty con lớn hơn mức vốn Điều lệ đã được công ty mẹ phê duyệt thì công ty mẹ thực hiện thu Khoản chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn Điều lệ của công ty con về công ty mẹ và hạch toán là Khoản doanh thu tài chính của công ty mẹ, xác định lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của công ty mẹ phải nộp ngân sách nhà nước.

    3. Đối với cổ tức, lợi nhuận được chia của các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của công ty mẹ:

    Công ty mẹ hạch toán các Khoản cổ tức, lợi nhuận được chia từ các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên có vốn góp của công ty mẹ vào doanh thu tài chính, xác định lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp theo quy định. Thời Điểm hạch toán cổ tức, lợi nhuận được chia vào doanh thu tài chính của công ty mẹ là thời Điểm nhận được thông báo chia cổ tức, lợi nhuận của Hội đồng quản trị (đối với cổ tức được chia tại công ty cổ phần) hoặc Nghị quyết của Hội đồng thành viên đã được các thành viên thông qua có hiệu lực thi hành (đối với lợi nhuận được chia tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên).

    Xem thêm: Tỉ suất lợi nhuận gộp là gì? Công thức xác định và ý nghĩa

    Ví dụ 2: Công ty C là công ty mẹ nắm giữ 60% vốn Điều lệ tại Công ty cổ phần D. Ngày 15/4/2016 Công ty cổ phần D tổ chức đại hội cổ đông và ban hành Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, trong đó có quyết định chia cổ tức từ hoạt động kinh doanh năm 2015 của Công ty cổ phần D, thời Điểm nhận tiền là ngày 01/7/2016. Ngày 20/6/2016 Hội đồng quản trị Công ty cổ phần D có thông báo chia cổ tức gửi cho các cổ đông. Công ty C hạch toán doanh thu tài chính đối với số cổ tức được chia theo thời Điểm thông báo chia cổ tức của Hội đồng quản trị công ty D (tháng 6/2016) để xác định lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp của Công ty C năm 2016.

    Công ty mẹ có vốn góp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có trách nhiệm biểu quyết chi trả cổ tức khi có đủ các Điều kiện theo quy định của Luật doanh nghiệp đồng thời đề nghị, đôn đốc công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nộp phần cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn góp của công ty mẹ về công ty mẹ.

    Trường hợp công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của công ty mẹ vi phạm thời hạn chia cổ tức, lợi nhuận theo quy định của Luật doanh nghiệp thì công ty mẹ có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính và cơ quan chủ quản của công ty mẹ để xử lý theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp công ty mẹ nhận được cổ phiếu của công ty cổ phần có vốn góp của công ty mẹ mà không phải thanh toán do công ty cổ phần sử dụng thặng dư vốn cổ phần, các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu hoặc chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn Điều lệ, doanh nghiệp căn cứ vào số lượng cổ phiếu nhận được thực hiện mở sổ kế toán theo dõi, ghi chép và phản ánh trên báo cáo tài chính theo quy định của chế độ kế toán hiện hành đối với các doanh nghiệp.

    Điều 5. Khai, nộp ngân sách nhà nước đối với lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ

    1. Khai, nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ:

    a) Hàng quý, căn cứ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quý doanh nghiệp thực hiện tạm nộp số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp ngân sách nhà nước của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 (ba mươi) của quý liền sau quý phát sinh nghĩa vụ nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ.

    b) Kết thúc năm tài chính căn cứ số liệu trên báo cáo tài chính, doanh nghiệp thực hiện khai quyết toán lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp ngân sách nhà nước theo Tờ khai mẫu số 01/QT-LNCL ban hành kèm theo Thông tư này và nộp số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ còn phải nộp (nếu có) chậm nhất vào ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

    Xem thêm: Điều kiện gia nhập, chia lợi nhuận trong hợp tác xã?

    Trường hợp tại thời Điểm khai quyết toán lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ doanh nghiệp chưa có quyết định công bố kết quả xếp loại doanh nghiệp của chủ sở hữu thì việc xếp loại doanh nghiệp căn cứ vào báo cáo xếp loại doanh nghiệp của doanh nghiệp gửi cho chủ sở hữu. Trường hợp chưa có báo cáo xếp loại của doanh nghiệp gửi cho chủ sở hữu thì doanh nghiệp tạm đánh giá xếp loại doanh nghiệp để làm căn cứ trích lập các quỹ và xác định lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp ngân sách nhà nước.

    Sau khi có quyết định công bố kết quả xếp loại doanh nghiệp của chủ sở hữu nếu có sự thay đổi về xếp loại doanh nghiệp, doanh nghiệp xác định lại Khoản trích lập các quỹ và lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp ngân sách nhà nước để kê khai Điều chỉnh quyết toán Khoản lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ và nộp số phải nộp tăng thêm (nếu có) vào ngân sách nhà nước theo quy định.

    Trường hợp khi quyết toán năm hoặc khi có quyết định công bố xếp loại doanh nghiệp của chủ sở hữu, nếu phát sinh số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ đã nộp vào ngân sách nhà nước lớn hơn số thực tế phải nộp thì doanh nghiệp được giảm trừ vào số phải nộp của kỳ tiếp theo.

    Thong-tu-61-2016-TT-BTC-ngay-11-thang-04-nam-2016.

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

     

    Xem thêm: Tư vấn về việc phân chia lợi nhuận giữa các thành viên trong công ty

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Văn bản pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Công ty Luật Dương Gia

    Chức vụ: Chủ sở hữu Website

    Lĩnh vực tư vấn: Luật sư tư vấn, tranh tụng

    Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 27.876 bài viết

    Tải văn bản tại đây

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Lợi nhuận trong công ty cổ phần


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Tỉ suất lợi nhuận gộp là gì? Công thức xác định và ý nghĩa

    Tỉ suất lợi nhuận gộp là gì? Công thức xác định? Ý nghĩa?

    Lợi nhuận tuyệt đối là gì? Ví dụ và những đặc điểm cần lưu ý

    Lợi nhuận tuyệt đối là gì? Ví dụ về lợi nhuận tuyệt đối? Những đặc điểm cần lưu ý về lợi nhuận tuyệt đối?

    Tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

    Tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận là gì? Những đặc điểm cần lưu ý về tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận? Ứng dụng của tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận trong giao dịch? Cách xác định lợi nhuận và rủi ro?

    Cách chia lợi nhuận trong công ty cổ phần và công ty TNHH

    Hồ sơ kế toán sau khi đã chia lợi nhuận trong công ty? Tranh chấp về vốn góp và phân chia lợi nhuận? Phân chia lợi nhuận và cùng chịu rủi ro khi thua lỗ thế nào? Chia lợi nhuận của thành viên góp vốn trong công ty TNHH?

    Cách tính lợi nhuận và phân chia lợi nhuận, cổ tức trong công ty

    Cách tính lợi nhuận trong công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn? Cách thức phân chia lợi nhuận, chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông hoặc người góp vốn trong công ty như thế nào?

    Phân chia lợi nhuận theo tỉ lệ góp vốn trong công ty TNHH qua tình huống cụ thể

    Phân chia lợi nhuận theo tỉ lệ góp vốn trong công ty TNHH qua tình huống cụ thể. Bài tập nhóm Môn Luật Thương Mại 8,5 điểm.

    Điều kiện gia nhập, chia lợi nhuận trong hợp tác xã?

    Điều kiện gia nhập, chia lợi nhuận trong hợp tác xã? Tham gia vào hợp tác xã lò mổ, lợi nhuận khi là thành viên hợp tác xã.

    Tư vấn về việc phân chia lợi nhuận giữa các thành viên trong công ty

    Tư vấn về việc phân chia lợi nhuận giữa các thành viên trong công ty. Thành viên công ty TNHH.

    Các trường hợp giải thể không phải thực hiện quyết toán thuế

    Các trường hợp giải thể không phải thực hiện quyết toán thuế. Đối tượng đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Trích lục khai sinh, bản sao giấy khai sinh có thời hạn bao lâu?

    Trích lục khai sinh, bản sao giấy khai sinh có thời hạn bao lâu? Trích lục bản sao giấy khai sinh xin ở đâu? Trình tự thủ tục cấp trích lục khai sinh?

    Giấy phép ICP là gì? Thủ tục, hồ sơ xin giấy phép ICP mới nhất?

    Giấy phép ICP là gì? Thủ tục, hồ sơ xin giấy phép ICP mới nhất? Điều kiện cấp giấy phép ICP?

    Mẫu hợp đồng cộng tác viên kinh doanh chuyên nghiệp nhất

    Mẫu hợp đồng cộng tác viên kinh doanh chuyên nghiệp là gì? Mẫu hợp đồng cộng tác viên kinh doanh chuyên nghiệp để làm gì? Mẫu hợp đồng cộng tác viên kinh doanh chuyên nghiệp 2022? Hướng dẫn làm mẫu hợp đồng cộng tác viên kinh doanh chuyên nghiệp? Hợp đồng cộng tác viên kinh doanh có được xem là hợp đồng lao động?

    Tin nhắn chương trình trúng thưởng Facebook có thật không?

    Tin nhắn chương trình trúng thưởng Facebook có thật không? Các chiêu thức lừa đảo phổ biến?

    Người điều khiển xe đạp buông cả hai tay bị xử lý như thế nào?

    Người điều khiển xe đạp buông cả hai tay bị phạt hành chính như thế nào? Người điều khiển xe đạp buông cả hai tay bị xử lý hình sự?

    Thời hạn nộp thuế môn bài đối với doanh nghiệp mới thành lập

    Thời hạn nộp thuế môn bài đối với doanh nghiệp mới thành lập? Mức đống lệ phí môn bài? Cách đóng lệ phí môn bài?

    Phân tích là gì? Đặc điểm, quy tắc của phương pháp phân tích?

    Phân tích là gì? Đặc điểm của phân tích?  Quy tắc của phương pháp phân tích?

    Tổ chức cơ sở đoàn là gì? Gồm các đơn vị nào? Nhiệm vụ là gì?

    Tổ chức cơ sở đoàn là gì? Tổ chức cơ sở đoàn gồm các đơn vị nào? Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đoàn là gì? Giải pháp thực hiện tốt nhiệm vụ của đoàn cấp cơ sở?

    Pháp luật là gì? Khái niệm và đặc trưng cơ bản của pháp luật?

    Pháp luật là gì? Đặc trưng cơ bản của pháp luật? Nguồn gốc của pháp luật?

    Nguyên tắc soạn thảo hợp đồng? Kỹ năng soạn thảo hợp đồng?

    Nguyên tắc soạn thảo hợp đồng? Kỹ năng soạn thảo hợp đồng: hợp đồng về mặt luật học, về mặt quản trị chiến lược.

    Đơn vị dự thầu bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt được không?

    Đảm bảo dự thầu là gì? Đơn vị dự thầu bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt được không? Hình thức đảm bảo dự thầu? Gá trị bảo đảm dụ thầu?

    Lãnh địa phong kiến là gì? Đặc trưng kinh tế xã hội của lãnh địa?

    Lãnh địa phong kiến là gì? Đặc trưng kinh tế xã hội của lãnh địa? Sự hình thành lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa phong kiến?

    Tổn thất thực tế cuối cùng là gì? Đặc điểm và bảo hiểm trách nhiệm?

    Tổn thất thực tế cuối cùng là gì? Đặc điểm tổn thất thực tế cuối cùng? Bảo hiểm trách nhiệm tổn thất thực tế cuối cùng?

    Doanh nghiệp nội địa là gì? Đặc điểm và hình thức kinh doanh?

    Doanh nghiệp nội địa là gì? Ngành nghề được phép kinh doanh tại Việt Nam hiện nay? Các hình thức kinh doanh tại Việt Nam?

    Tự chứng nhận xuất xứ là gì? Quy trình tự chứng nhận xuất xứ?

    Tự chứng nhận xuất xứ là gì? Quy trình và hồ sơ tự chứng nhận xuất xứ? Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa?

    Quy tắc tài khóa là gì? Phân loại và vai trò của quy tắc tài khóa?

    Quy tắc tài khóa là gì? Phân loại quy tắc tài khóa? Vai trò của quy tắc tài khóa? Những hạn chế của chính sách tài khóa trong nền kinh tế vĩ mô?

    Báo cáo thu nhập là gì? Đặc điểm và hình thức của báo cáo?

    Báo cáo thu nhập là gì? Đặc điểm của của báo cáo thu thập? Nội dung và hình thức của báo cáo thu nhập?

    Pháp luật thương mại điện tử là gì? Các đặc điểm và vai trò?

    Pháp luật thương mại điện tử là gì? Đặc điểm của pháp luật Thương mại điện tử? Vai trò của pháp luật Thương mại điện tử?

    Tập trung đất đai là gì? Đặc điểm và các phương thức tập trung?

    Tập trung đất đai là gì? Đặc điểm của tập trung đất đai? Các phương thức tập trung đất đai?

    Giao dịch là gì? Cách ghi nhận giao dịch trong kế toán chi tiết?

    Giao dịch là gì? Ghi nhận giao dịch trong kế toán là gì? Cách ghi nhận giao dịch trong kế toán chi tiết nhất?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá