Thông tư 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Thông tư 39/2010/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 15/02/2011.
Mục lục bài viết
- 1 1. Tóm tắt nội dung Thông tư 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010:
- 2 2. Thuộc tính Thông tư 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010:
- 3 3. Thông tư 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 có còn hiệu lực không:
- 4 4. Các văn bản có liên quan đến Thông tư 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010:
- 5 5. Toàn văn nội dung Thông tư 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và môi trường:
1. Tóm tắt nội dung Thông tư 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010:
Nội dung chính:
- Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
- Thông tư này quy định về quy trình kỹ thuật đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM), và lập cam kết bảo vệ môi trường cho các dự án đầu tư và quy hoạch phát triển.
- Áp dụng cho các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đánh giá môi trường và thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội.
- Quy trình đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC):
- ĐMC được áp dụng đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội có ảnh hưởng lớn đến môi trường.
- Thông tư hướng dẫn chi tiết về các bước thực hiện ĐMC, bao gồm: xác định phạm vi, thu thập và phân tích dữ liệu, đánh giá các tác động tiềm ẩn đến môi trường, đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực và tối ưu hóa các lợi ích môi trường.
- Quy trình đánh giá tác động môi trường (ĐTM):
- ĐTM áp dụng cho các dự án đầu tư cụ thể có khả năng gây tác động đến môi trường, như các dự án xây dựng công trình, khai thác tài nguyên, và sản xuất công nghiệp.
- Quy trình ĐTM bao gồm việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó nêu rõ các tác động tiềm ẩn của dự án, biện pháp giảm thiểu tác động, và kế hoạch giám sát môi trường trong quá trình triển khai dự án.
- Cam kết bảo vệ môi trường:
- Cam kết bảo vệ môi trường là một văn bản bắt buộc đối với các dự án đầu tư có quy mô nhỏ và ít tác động đến môi trường, nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Thông tư quy định về nội dung và hình thức của cam kết bảo vệ môi trường, bao gồm việc liệt kê các biện pháp bảo vệ môi trường mà chủ dự án cam kết thực hiện.
- Trách nhiệm của các bên liên quan:
- Chủ dự án: Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các yêu cầu của ĐMC, ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường theo quy định, báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm về các tác động môi trường phát sinh từ dự án.
- Cơ quan quản lý nhà nước: Có trách nhiệm thẩm định, phê duyệt các báo cáo ĐMC, ĐTM, và cam kết bảo vệ môi trường; giám sát và kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện dự án.
Tóm lại: Thông tư 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Thông tư 39/2010/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 15/02/2011.
2. Thuộc tính Thông tư 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010:
Số hiệu: | 39/2010/TT-BTNMT |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và môi trường |
Ngày ban hành: | 16/12/2010 |
Ngày công báo: | 05/01/2011 |
Người ký: | Bùi Cách Tuyến |
Loại văn bản: | Thông tư |
Ngày hiệu lực: | 15/02/2011 |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
3. Thông tư 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 có còn hiệu lực không:
Thông tư 39/2010/TT-BTNMT ban hành ngày 16 tháng 12 năm 2010 có hiệu lực từ ngày 15/02/2011. Hiện văn bản vẫn đang có hiệu lực thi hành.
4. Các văn bản có liên quan đến Thông tư 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010:
- Nghị định 25/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 26:2010/BTNMT về tiếng ồn do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 27:2010/BTNMT về độ rung do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 28:2010/BTNMT về nước thải y tế do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;
5. Toàn văn nội dung Thông tư 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và môi trường:
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/2010/TT-BTNMT | Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2010 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÔI TRƯỜNG
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUY ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này bốn (04) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường:
1. QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
2. QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
3. QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.
4. QCVN 29:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2011.
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG Bùi Cách Tuyến |
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TIẾNG ỒN
National Technical Regulation on Noise
Lời nói đầu
QCVN 26:2010/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và rung động biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TIẾNG ỒN
National Technical Regulation on Noise
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc.
Tiếng ồn trong quy chuẩn này là tiếng ồn do hoạt động của con người tạo ra, không phân biệt loại nguồn gây ồn, vị trí phát sinh tiếng ồn.
Quy chuẩn này không áp dụng để đánh giá mức tiếng ồn bên trong các cơ sở sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân các hoạt động gây ra tiếng ồn ảnh hưởng đến các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Giải thích thuật ngữ
1.3.1. Khu vực đặc biệt
Là những khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác.
1.3.2. Khu vực thông thường
Gồm: khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính.
2.1. Các nguồn gây ra tiếng ồn do hoạt động sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ và sinh hoạt không được vượt quá giá trị quy định tại Bảng 1.
Bảng 1 – Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn
(theo mức âm tương đương), dBA
TT | Khu vực | Từ 6 giờ đến 21 giờ | Từ 21 giờ đến 6 giờ |
1 | Khu vực đặc biệt | 55 | 45 |
2 | Khu vực thông thường | 70 | 55 |
3.1. Phương pháp đo tiếng ồn thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia sau đây:
Bộ TCVN 7878 Âm học – Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường, gồm 2 phần:
– TCVN 7878 – 1:2008 (ISO 1996 – 1:2003) Phần 1: Các đại lượng cơ bản và phương pháp đánh giá.
– TCVN 7878 – 2:2010 (ISO 1996 – 2:2003) Phần 2: Xác định mức áp suất âm.
3.2. Trong những tình huống và yêu cầu cụ thể, phương pháp đo tiếng ồn có thể là các tiêu chuẩn hoặc phương pháp khác do cơ quan có thẩm quyền chỉ định.
4.1. Quy chuẩn này áp dụng thay thế cho TCVN 5949:1998 về Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho phép, trong Danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng ban hành kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
4.2. Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc gây ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc phải tuân thủ quy định tại Quy chuẩn này.
4.3. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.
4.4. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp xác định viện dẫn trong mục 3.1 của Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ ĐỘ RUNG
National Technical Regulation on Vibration
Lời nói đầu
QCVN 27:2010/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và rung động biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ ĐỘ RUNG
National Technical Regulation on Vibration
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định giới hạn tối đa cho phép mức gia tốc rung tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc.
Rung trong quy chuẩn này là rung do hoạt động của con người tạo ra, không phân biệt loại nguồn gây rung, chấn động, vị trí phát sinh rung động.
Quy chuẩn này không áp dụng để đánh giá mức gia tốc rung bên trong các cơ sở sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân các hoạt động gây ra rung, chấn động ảnh hưởng đến các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Giải thích thuật ngữ
1.3.1. Khu vực đặc biệt
Là những khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác.
1.3.2. Khu vực thông thường
Gồm: khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính.
1.3.3. Mức nền
Là mức gia tốc rung đo được khi không có các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ và xây dựng tại các khu vực được đánh giá.
2.1. Các nguồn gây ra rung, chấn động do hoạt động xây dựng không được vượt quá giá trị quy định tại Bảng 1.
Bảng 1 – Giá trị tối đa cho phép về mức gia tốc rung đối với hoạt động xây dựng
TT | Khu vực | Thời gian áp dụng trong ngày | Mức gia tốc rung cho phép, dB |
1 | Khu vực đặc biệt | 6 giờ – 18 giờ | 75 |
18 giờ – 6 giờ | Mức nền | ||
2 | Khu vực thông thường | 6 giờ – 21 giờ | 75 |
21 giờ – 6 giờ | Mức nền |
2.2. Các nguồn gây ra rung, chấn động do các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ không được vượt quá mức giá trị quy định tại Bảng 2.
Bảng 2 – Giá trị tối đa cho phép về mức gia tốc rung đối với hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ
TT | Khu vực | Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép, dB | |
6 giờ – 21 giờ | 21 giờ – 6 giờ | ||
1 | Khu vực đặc biệt | 60 | 55 |
2 | Khu vực thông thường | 70 | 60 |
Mức gia tốc rung quy định trong Bảng 1 và 2 là:
1) Mức đo được khi dao động ổn định, hoặc
2) Là mức trung bình của các giá trị cực đại đối với mỗi dao động được đo có chu kỳ hay ngắt quãng, hoặc
3) Là giá trị trung bình của 10 giá trị đã đo được trong mỗi 5 giây hoặc tương đương của nó (L10) khi các dao động là không ổn định và ngẫu nhiên.
3.1. Phương pháp đo rung, chấn động do các hoạt động xây dựng, sản xuất thương mại, dịch vụ thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia sau đây:
– TCVN 6963 : 2001 Rung động và chấn động. Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp. Phương pháp đo.
– Trong những tình huống và yêu cầu cụ thể, phương pháp xác định rung, chấn động (mức gia tốc rung) có thể là các tiêu chuẩn hoặc phương pháp khác do cơ quan có thẩm quyền chỉ định.
3.2. Khi chuyển đổi giá trị mức gia tốc rung tính theo dB và gia tốc rung tính theo mét trên giây bình phương (m/s2) sử dụng Bảng sau:
Mức gia tốc rung, dB | 55 | 60 | 65 | 70 | 75 |
Gia tốc rung, m/s2 | 0,006 | 0,010 | 0,018 | 0,030 | 0,055 |
4.1. Quy chuẩn này áp dụng thay thế cho TCVN 6962:2001về Rung và chấn động – Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp – Mức tối đa cho phép đối với môi trường khu công cộng và khu dân cư, trong danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng ban hành kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
4.2. Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc gây rung, chấn động do các hoạt động xây dựng, sản xuất, thương mại, dịch vụ tuân thủ quy định tại Quy chuẩn này.
4.3. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.
4.4. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp xác định viện dẫn trong mục 3.1 của Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI Y TẾ
National Technical Regulation on Health Care Wastewater
Lời nói đầu
QCVN 28:2010/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI Y TẾ
National Technical Regulation on Health Care Wastewater
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định giới hạn tối đa cho phép của các thông số và các chất gây ô nhiễm trong nước thải y tế của các cơ sở khám, chữa bệnh.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thải nước thải y tế ra môi trường.
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Nước thải y tế là dung dịch thải từ cơ sở khám, chữa bệnh.
1.3.2. Nguồn tiếp nhận nước thải là các nguồn: nước mặt, vùng nước biển ven bờ, hệ thống thoát nước, nơi mà nước thải y tế thải vào.
2.1. Nước thải y tế phải được xử lý và khử trùng trước khi thải ra môi trường.
2.2. Giá trị tối đa (Cmax) cho phép của các thông số và các chất gây ô nhiễm trong nước thải y tế khi thải ra nguồn tiếp nhận được tính như sau:
Cmax = C x K
Trong đó:
C là giá trị của các thông số và các chất gây ô nhiễm, làm cơ sở để tính toán Cmax, quy định tại Bảng 1.
K là hệ số về quy mô và loại hình cơ sở y tế, quy định tại Bảng 2.
Đối với các thông số: pH, Tổng coliforms, Salmonella, Shigella và Vibrio cholera trong nước thải y tế, sử dụng hệ số K = 1.
Bảng 1 – Giá trị C của các thông số ô nhiễm
TT | Thông số | Đơn vị | Giá trị C | |
A | B | |||
1 | pH | – | 6,5 – 8,5 | 6,5 – 8,5 |
2 | BOD5 (200C) | mg/l | 30 | 50 |
3 | COD | mg/l | 50 | 100 |
4 | Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) | mg/l | 50 | 100 |
5 | Sunfua (tính theo H2S) | mg/l | 1,0 | 4,0 |
6 | Amoni (tính theo N) | mg/l | 5 | 10 |
7 | Nitrat (tính theo N) | mg/l | 30 | 50 |
8 | Phosphat (tính theo P) | mg/l | 6 | 10 |
9 | Dầu mỡ động thực vật | mg/l | 10 | 20 |
10 | Tổng hoạt độ phóng xạ α | Bq/l | 0,1 | 0,1 |
11 | Tổng hoạt độ phóng xạ β | Bq/l | 1,0 | 1,0 |
12 | Tổng coliforms | MPN/ 100ml | 3000 | 5000 |
13 | Salmonella | Vi khuẩn/ 100ml | KPH | KPH |
14 | Shigella | Vi khuẩn/ 100ml | KPH | KPH |
15 | Vibrio cholerae | Vi khuẩn/ 100ml | KPH | KPH |
Ghi chú:
– KPH: không phát hiện
– Thông số Tổng hoạt độ phóng xạ α và β chỉ áp dụng đối với các cơ sở khám, chữa bệnh có sử dụng nguồn phóng xạ.
Trong Bảng 1:
– Cột A quy định giá trị C của các thông số và các chất gây ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
– Cột B quy định giá trị C của các thông số và các chất gây ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
– Nước thải y tế thải vào cống thải chung của khu dân cư áp dụng giá trị C quy định tại cột B. Trường hợp nước thải y tế thải vào hệ thống thu gom để dẫn đến hệ thống xử lý nước thải tập trung thì phải được khử trùng, các thông số và các chất gây ô nhiễm khác áp dụng theo quy định của đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung.
2.3. Giá trị của hệ số K
Bảng 2 – Giá trị của hệ số K
Loại hình | Quy mô | Giá trị hệ số K |
Bệnh viện | ≥ 300 giường | 1,0 |
< 300 giường | 1,2 | |
Cơ sở khám, chữa bệnh khác |
| 1,2 |
3.1. Phương pháp xác định giá trị các thông số ô nhiễm trong nước thải bệnh viện thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia sau đây:
– TCVN 6492:1999 (ISO 10523:1994) Chất lượng nước – Xác định pH;
– TCVN 6001 – 1:2008 Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy hóa sau n ngày (BODn) – Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allylthiourea;
– TCVN 6491:1999 (ISO 6060 : 1989) Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy hóa học (COD);
– TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) Chất lượng nước – Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thủy tinh;
– TCVN 6637:2000 (ISO 10530:1992) Chất lượng nước – Xác định sunfua hòa tan – Phương pháp đo quang dùng metylen xanh;
– TCVN 5988:1995 (ISO 5664:1984) Chất lượng nước – Xác định amoni Phương pháp chưng cất và chuẩn độ;
– TCVN 6180:1996 (ISO 7890 – 3 : 1988) – Chất lượng nước – Xác định nitrat – Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic;
– TCVN 6494:1999 – Chất lượng nước – Xác định các ion Florua, Clorua, Nitrit, Orthophotphat, Bromua, Nitrat và Sunfat hòa tan bằng sắc ký lỏng ion;
– Phương pháp xác định tổng dầu mỡ động thực vật thực hiện theo US EPA Method 1664 Extraction and gravimetry (Oil and grease and total petroleum hydrocarbons);
– TCVN 6053:1995 Chất lượng nước – Đo tổng hoạt độ phóng xạ anpha trong nước không mặn. Phương pháp nguồn dày;
– TCVN 6219:1995 Chất lượng nước – Đo tổng hoạt độ phóng xạ beta trong nước không mặn;
– TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308 – 1:2000/Cor 1:2007) Chất lượng nước – Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và escherichia coli giả định – Phần 1 – Phương pháp màng lọc;
– TCVN 6187 – 2:1996 (ISO 9308 – 2:1990) Chất lượng nước – Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và escherichia coli giả định – Phần 2: Phương pháp nhiều ống;
– TCVN 4829:2001 Vi sinh vật học – Hướng dẫn chung các phương pháp phát hiện Salmonella;
– SMEWW 9260: Phương pháp chuẩn 9260 – Phát hiện các vi khuẩn gây bệnh (9260 Detection of Pathogenic Bacteria, Standard methods for the Examination of Water and Wastewater);
3.2. Chấp nhận áp dụng các phương pháp xác định theo những tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn quốc gia. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định các thông số quy định trong Quy chuẩn này thì áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế.
4.1. Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thải nước thải y tế ra môi trường phải tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn này.
4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.
4.3. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CỦA KHO VÀ CỬA HÀNG XĂNG DẦU
National Technical Regulation On the Effluent of Petroleum Terminal and Stations
Lời nói đầu
QCVN 29:2010/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ Pháp chế trình duyệt, được ban hành theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CỦA KHO VÀ CỬA HÀNG XĂNG DẦU
National Technical Regulation On the Effluent of Petroleum Terminal and Stations
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu trên đất liền khi thải vào các nguồn tiếp nhận.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thải nước thải ra môi trường từ kho xăng dầu và cửa hàng xăng dầu trong hoạt động kinh doanh; các kho xăng dầu dự trữ quốc gia và các kho xăng dầu phục vụ an ninh quốc phòng.
Nước thải của kho xăng dầu nằm trong các cơ sở sản xuất áp dụng theo QCVN 24:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Kho xăng dầu là tổ hợp gồm công trình, hệ thống đường ống và bể chứa dùng để tiếp nhận, bảo quản, pha chế, cấp phát xăng dầu.
1.3.2. Cửa hàng xăng dầu là công trình được xây dựng trên đất liền phục vụ việc kinh doanh xăng dầu các loại. Cửa hàng xăng dầu có thể có dịch vụ rửa xe.
1.3.3. Nước thải của kho xăng dầu và cửa hàng xăng dầu là nước thải phát sinh từ các nguồn.
– Súc rửa bồn, bể, đường ống;
– Xả nước đáy bể;
– Nước rửa xe;
– Nước vệ sinh nền bãi nhiễm dầu;
– Nước mưa chảy tràn trên khu vực nền bãi có nhiễm dầu.
1.3.4. Nguồn tiếp nhận nước thải là các nguồn: nước mặt, vùng nước biển ven bờ, hệ thống thoát nước, nơi mà nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu thải vào.
Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu được quy định tại Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: Giá trị tối đa của các thông số ô nhiễm trong nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu
TT | Thông số | Đơn vị tính | Giá trị tối đa | |||
Cột A | Cột B | |||||
Kho | Cửa hàng có dịch vụ rửa xe | Cửa hàng không có dịch vụ rửa xe | ||||
1 | pH |
| 6-9 | 5,5-9 | 5,5-9 | 5,5-9 |
2 | Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) | mg/l | 50 | 100 | 120 | 120 |
3 | Nhu cầu ô xy hóa học (COD) | mg/l | 50 | 100 | 150 | 150 |
4 | Dầu mỡ khoáng (tổng hydrocarbon) | mg/l | 5 | 15 | 18 | 30 |
Trong đó:
– Cột A quy định giá trị tối đa của các thông số ô nhiễm trong nước thải khi thải vào các nguồn tiếp nhận dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, vùng nước biển ven bờ được quy hoạch dùng cho mục đích nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh.
– Cột B quy định giá trị tối đa của các thông số ô nhiễm trong nước thải khi thải vào các nguồn tiếp nhận khác với nguồn nước quy định cho cột A. Trường hợp nước thải thải vào mạng lưới thoát nước dẫn đến hệ thống xử lý nước thải tập trung thì giá trị các thông số ô nhiễm tại Bảng 1 áp dụng theo quy định của đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung.
3.1. Phương pháp xác định giá trị các thông số ô nhiễm trong nước thải kho và cửa hàng xăng dầu thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia sau đây:
– TCVN 6492:1999 (ISO 10523:1994) Chất lượng nước – Xác định pH;
– TCVN 6491:1999 (ISO 6060 : 1989) – Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy hóa học (COD);
– TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) Chất lượng nước – Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thủy tinh;
– TCVN 7875:2008 – Nước – Xác định dầu mỡ – Phương pháp chiếu hồng ngoại.
3.2. Chấp nhận áp dụng các phương pháp xác định theo những tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn quốc gia quy định tại mục 3.1.
4.1. Quy chuẩn này thay thế QCVN 24:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp áp dụng đối với nước thải của kho xăng dầu và cửa hàng xăng dầu trong hoạt động kinh doanh; các kho xăng dầu dự trữ quốc gia và các kho xăng dầu phục vụ an ninh quốc phòng.
4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.
4.3. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.