Thông tư 38/2009/TT-BXD ngày 08 tháng 12 năm 2009 Hướng dẫn việc quản lý sử dụng nhà biệt thự tại khu vực đô thị
THÔNG TƯ
Hướng dẫn việc quản lý sử dụng nhà biệt thự tại khu vực đô thị
| |
|
|
Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về quản lý kiến trúc đô thị;
Bộ Xây dựng hướng dẫn việc quản lý sử dụng nhà biệt thự tại khu vực đô thị như sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này điều chỉnh việc quản lý sử dụng đối với nhà biệt thự tại khu vực đô thị, kể cả những biệt thự đã được sửa chữa, cải tạo.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng bao gồm chủ sở hữu, người sử dụng nhà biệt thự; các cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc quản lý sử dụng nhà biệt thự.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Nhà biệt thự tại đô thị” là nhà ở riêng biệt (hoặc có nguồn gốc là nhà ở đang được dùng vào mục đích khác) có sân vườn, có hàng rào và lối ra vào riêng biệt, có số tầng chính không quá 3 tầng (không kể tầng mái che cầu thang, tầng mái và tầng hầm), có ít nhất 3 mặt nhà trông ra sân hoặc vườn, có diện tích xây dựng không vượt quá 50% diện tích khuôn viên đất, được xác định là khu chức năng trong quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. “Nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước” là nhà biệt thự do cơ quan nhà nước quản lý (được tạo lập bằng nguồn vốn ngân sách của nhà nước hoặc có nguồn gốc sở hữu khác được chuyển sang sở hữu nhà nước theo quy định pháp luật), được bố trí cho thuê để ở, làm nhà ở công vụ hoặc các mục đích khác theo quy định của pháp luật.
3. “Đơn vị quản lý nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước” là tổ chức được cơ quan có thẩm quyền giao trách nhiệm quản lý quỹ nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn.
4. “Chủ sở hữu nhà biệt thự” là tổ chức, cá nhân sở hữu hợp pháp toàn bộ hoặc một phần của nhà biệt thự.
5. “Người sử dụng nhà biệt thự” là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp nhà biệt thự.
6. “Phần sở hữu riêng” trong nhà biệt thự là phần diện tích thuộc quyền sở hữu riêng của từng chủ sở hữu trong nhà biệt thự nhiều chủ sở hữu, bao gồm:
a) Phần diện tích bên trong mỗi phòng của nhà biệt thự, kể cả diện tích ban công, lôgia gắn liền với phòng đó;
b) Phần diện tích khác trong khuôn viên nhà biệt thự được công nhận là sở hữu riêng theo quy định của pháp luật;
c) Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với phần diện tích thuộc sở hữu riêng của nhà biệt thự.
7. “Phần sở hữu chung” trong nhà biệt thự nhiều chủ sở hữu bao gồm:
a) Phần diện tích còn lại ngoài phần sở hữu riêng trong nhà biệt thự quy định tại khoản 6 Điều này;
b) Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật chung trong nhà biệt thự, gồm tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường ngăn chia các phòng, sàn, mái, cầu thang chung, sân, vườn, lối đi, hành lang, khu vệ sinh chung, hệ thống hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung và các phần khác không thuộc sở hữu riêng trong nhà biệt thự;
c) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài ngôi nhà nhưng nằm trong khuôn viên của nhà biệt thự.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568