Thông tư 32/2015/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CÁC GIỚI HẠN, TỶ LỆ BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số
Căn cứ
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm:
a) Tỷ lệ an toàn vốn;
b) Tỷ lệ khả năng chi trả;
c) Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn;
d) Giới hạn cho vay.
2. Căn cứ kết quả giám sát, thanh tra đối với quỹ tín dụng nhân dân, trong trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân, tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân duy trì một hoặc một số giới hạn thấp hơn, tỷ lệ bảo đảm an toàn chặt chẽ hơn so với mức quy định tại Thông tư này.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khách hàng của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm thành viên của quỹ tín dụng nhân dân; tổ chức, cá nhân có tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân; hộ nghèo có quan hệ vay vốn với quỹ tín dụng nhân dân.
2. Người có liên quan với khách hàng của quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với khách hàng đó, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người có liên quan với khách hàng là pháp nhân gồm:
(i) Người quản lý, thành viên ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của pháp nhân đó;
(ii) Vợ, chồng, cha (bao gồm cả cha nuôi, cha dượng, cha chồng, cha vợ); mẹ (bao gồm cả mẹ nuôi, mẹ kế, mẹ chồng, mẹ vợ); con (bao gồm cả con nuôi, con rể, con dâu, con riêng của chồng hoặc vợ); anh, chị, em (bao gồm cả anh, chị, em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, anh rể, chị dâu, em rể, em dâu) của người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của pháp nhân đó;
(iii) Pháp nhân mà khách hàng sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568