Cung cấp hệ thống văn bản pháp luật lao động miễn phí. Cập nhật các văn bản pháp luật, nghị định, thông tư hướng dẫn lĩnh vực lao động mới nhất.
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
QUY ĐỊNH TỶ LỆ TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO THƯƠNG TÍCH, BỆNH, TẬT VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Căn cứ Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 07 năm 2012;
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế và Cục trưởng Cục An toàn lao động, Cục Người có công, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp.
Điều 1. Quy định về tỷ lệ tổn thương cơ thể
1. Ban hành kèm theo Thông tư này bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể áp dụng trong giám định y khoa, giám định pháp y và giám định pháp y tâm thần như sau: Bảng 1. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích; Bảng 2. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật; Bảng 3. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh nghề nghiệp.
2. Trong Thông tư này, tỷ lệ tổn thương cơ thể (sau đây được gọi tắt là: TTCT) được dùng chung cho tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, tỷ lệ thương tích, tỷ lệ thương tật, tỷ lệ bệnh tật, tỷ lệ tổn hại sức khỏe.
Điều 2. Nguyên tắc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể
1. Tổng tỷ lệ phần trăm (%) TTCT của một người không được vượt quá 100%.
2. Mỗi tổn thương cơ thể chỉ được tính tỷ lệ % tổn thương cơ thể một lần.
3. Nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được nêu trong Bảng tỷ lệ quy định tại Điều 1 Thông tư này thì tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn B được xác định là bệnh tâm thần phân liệt điều trị không ổn định, có triệu chứng ảo giác và căng trương lực cơ, thì tỷ lệ % TTCT được tính theo tỷ lệ bệnh tâm thần phân liệt điều trị không ổn định (51-55%); không được xác định tỷ lệ TTCT bằng cách cộng tỷ lệ % TTCT ảo giác và tỷ lệ % TTCT căng trương lực cơ.
4. Nếu cơ thể được xác định có 01 (một) tổn thương thì tỷ lệ % TTCT là giới hạn cao nhất của tỷ lệ % tổn thương cơ thể đó.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn C bị cụt 1/3 giữa cánh tay phải, theo quy định tại Bảng 1, Điều 1 Thông tư này, tỷ lệ % TTCT là 61 – 65% thì tỷ lệ TTCT của ông Nguyễn Văn C được xác định là 65%.
5. Khi tổng hợp tỷ lệ % TTCT, chỉ được lấy giới hạn trên của tỷ lệ % TTCT cao nhất một lần, từ TTCT thứ hai trở đi, lấy giới hạn dưới của tỷ lệ % TTCT để tính, theo trình tự từ tỷ lệ % TTCT cao nhất đến tỷ lệ % TTCT thấp nhất.
6. Tỷ lệ % TTCT là số nguyên. Khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy hàng thập phân đến một chữ số. Nếu chữ số hàng thập phân lớn hơn hoặc bằng 5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị.
Điều 3. Phương pháp xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể
1/ Việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể được tính theo công thức sau:
Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn
Trong đó:
T1: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ nhất; T1 được xác định là tỷ lệ % TTCT cao nhất trong các TTCT.
T2: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ hai; T2 = (100 – T1) x giới hạn dưới của TTCT thứ 2/100%.
T3: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ ba; T3 = (100-T1-T2) x giới hạn dưới của TTCT thứ 3/100%.
Tn: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ n, Tn= {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x giới hạn dưới của TTCT thứ n/100%.
2. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn D được xác định có 03 TTCT:
– Cụt 1/3 giữa cánh tay phải, tỷ lệ % TTCT là 61 – 65%.
– Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT là 21 – 25%.
– Mù mắt trái chưa khoét bỏ nhãn cầu, tỷ lệ % TTCT là 41%
Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ % TTCT của Ông Nguyễn Văn D được tính như sau:
T1 = 65%,
T2 = (100 – 65) x 41/100% = 14,35%, làm tròn số thành 14,0 %.
T3 = (100 – 65 – 14,0) x 21/100% = 4,41 %, làm tròn số thành 4,0%.
Tổng tỷ lệ TTCT của ông Nguyễn Văn D là 65% + 14,0 % + 4 % = 83 %
Tỷ lệ TTCT của ông Nguyễn Văn D là 83 %.
Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp
Trường hợp người khám giám định y khoa giám định tái phát, khám giám định phúc quyết do thương tật, bệnh, tật mà tỷ lệ % TTCT được xác định khi áp dụng theo Thông tư này thấp hơn tỷ lệ % TTCT đã được kết luận theo các quy định của pháp luật về tỷ lệ % TTCT do thương tật, bệnh, tật trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì giữ nguyên tỷ lệ % TTCT mà người đó đã được xác định trước đây.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Điều 5. Hiệu lực thi hành
1/ Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2013.
2. Thông tư liên bộ số 12-TTLB ngày 26 tháng 7 năm 1995 của liên Bộ Y tế – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội qui định về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn bệnh tật mới hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Bãi bỏ bảng tỷ lệ mất sức lao động do bệnh nghề nghiệp được ban hành kèm theo các Thông tư: Thông tư liên bộ số 29/TT- LB ngày 25 tháng 12 năm 1991 của Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bổ sung một số bệnh nghề nghiệp; Thông tư liên bộ số 08/TTLB ngày 19 tháng 5 năm 1976 của Bộ Y tế, Bộ Thương binh và Xã hội, Tổng Công đoàn Việt Nam quy định một số bệnh nghề nghiệp và chế độ đãi ngộ công nhân viên chức nhà nước mắc bệnh nghề nghiệp;
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Cục Quản lý khám, chữa bệnh Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế Bộ, ngành thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư này.
2. Cục An toàn lao động, Cục Người có công Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và đôn đốc hiện theo đúng quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương cần phản ánh kịp thời về Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG Bùi Hồng Lĩnh | KT. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Viết Tiến |
Nơi nhận: |
BẢNG 1
BẢNG TỶ LỆ TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO THƯƠNG TÍCH
(Kèm theo Thông tư liên tịch số: 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2013 của Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
1. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do di chứng rối loạn tâm thần và hành vi sau chấn thương, vết thương sọ não
Di chứng rối loạn tâm thần và hành vi sau chấn thương, vết thương sọ não | Tỷ lệ (%) |
1. Sa sút trí tuệ (mất trí Dementia) | |
1.1. Sa sút trí tuệ mức độ nhẹ | 21 – 25 |
1.2. Sa sút trí tuệ mức độ vừa (trung bình) | 41 – 45 |
1.3. Sa sút trí tuệ mức độ nặng (trầm trọng) | 61 – 65 |
1.4. Sa sút trí tuệ mức độ rất nặng (hoàn toàn) | 81 – 85 |
2. Hội chứng sau chấn động não | |
2.1. Hội chứng sau chấn động não điều trị khỏi | 0 |
2.2. Hội chứng sau chấn động sọ não điều trị ổn định | 11 – 15 |
2.3. Hội chứng sau chấn động não điều trị không kết quả | 26 – 30 |
3. Rối loạn nhân cách | |
3.1. Rối loạn nhân cách điều trị khỏi | 0 |
3.2. Rối loạn nhân cách điều trị ổn định | 21 – 25 |
3.3. Rối loạn nhân cách điều trị không ổn định | 31 – 35 |
3.4. Rối loạn nhân cách điều trị không kết quả | 41 – 45 |
4. Rối loạn cảm xúc | |
4.1. Rối loạn cảm xúc điều trị khỏi | 0 |
4.2. Rối loạn cảm xúc điều trị ổn định | 21 – 25 |
4.3. Rối loạn cảm xúc điều trị không ổn định | 31 – 35 |
4.4. Rối loạn cảm xúc điều trị không kết quả | 41 – 45 |
5. Hội chứng Korsakoff | |
5.1. Hội chứng Korsakoff điều trị khỏi | 0 |
5.2. Hội chứng Korsakoff điều trị ổn định | 21 – 25 |
5.3. Hội chứng Korsakoff điều trị không kết quả | 31 – 35 |
6. Quên ngược chiều | |
6.1. Quên ngược chiều điều trị khỏi | 0 |
6.2. Quên ngược chiều điều trị ổn định | 21 – 25 |
6.3. Quên ngược chiều điều trị không kết quả | 31 – 35 |
7. Ảo giác | |
7.1. Ảo giác điều trị khỏi | 0 |
7.2. Ảo giác điều trị ổn định | 21 – 25 |
7.3. Ảo giác điều trị không ổn định | 31 – 35 |
7.4. Ảo giác điều trị không kết quả | 41 – 45 |
8. Hoang tưởng hoặc rối loạn dạng tâm thần phân liệt | |
8.1. Hoang tưởng điều trị khỏi | 0 |
8.2. Hoang tưởng điều trị ổn định | 31 – 35 |
8.3. Hoang tưởng điều trị không ổn định | 51 – 55 |
8.4. Hoang tưởng điều trị không kết quả | 61- 65 |
9. Rối loạn lo âu thực tổn | |
9.1. Rối loạn lo âu thực tổn điều trị khỏi | 0 |
9.2. Rối loạn lo âu thực tổn điều trị ổn định | 11 – 15 |
9.3. Rối loạn lo âu thực tổn điều trị không ổn định | 21 – 25 |
9.4. Rối loạn lo âu thực tổn điều trị không kết quả | 31 – 35 |
10. Rối loạn phân ly thực tổn | |
10.1. Rối loạn phân ly thực tổn điều trị khỏi | 0 |
10.2. Rối loạn phân ly thực tổn điều trị ổn định | 11 – 15 |
10.3. Rối loạn phân ly thực tổn điều trị không ổn định | 21 – 25 |
10.4. Rối loạn phân ly thực tổn điều trị không kết quả | 31 – 35 |
11. Ám ảnh | |
11.1. Ám ảnh điều trị khỏi | 0 |
11.2. Ám ảnh điều trị ổn định | 16 – 20 |
11.3. Ám ảnh điều trị không ổn định | 31 – 35 |
11.4. Ám ảnh điều trị không kết quả | 41 – 45 |