Thông tư 15/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ theo Nghị định 109/2002/NĐ-CP do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
THÔNG TƯ
CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ
Thi hành Nghị định số 109/2002/NĐ-CP, ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP, ngày 31/12/1994 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
Đối tượng áp dụng làm thêm giờ quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ bao gồm:
1. Người lao động làm việc theo chế độ
a. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo
b. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo
c. Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm: doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài;
d. Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;
e. Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác;
f. Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang; kể cả các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, các hội quần chúng tự trang trải về tài chính;
g. Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác;
h. Trạm y tế xã, phường, thị trấn;
i. Các cơ quan, tổ chức quốc tế hoặc nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác;
j. Các tổ chức khác có sử dụng lao động là những tổ chức chưa quy định tại Khoản 1 này.
2. Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo
3. Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nêu tại Khoản 1 và các hợp tác xã nêu tại Khoản 2 trên sau đây gọi chung là doanh nghiệp, đơn vị.
II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIỜ LÀM THÊM
1. Các điều kiện và nguyên tắc làm thêm đến 200 giờ trong một năm:
Doanh nghiệp và đơn vị có thể tổ chức cho mỗi người lao động làm thêm đến 200 giờ trong một năm khi bảo đảm đầy đủ các điều kiện và nguyên tắc sau:
1.1 Điều kiện làm thêm đến 200 giờ trong một năm:
a. Xử lý sự cố sản xuất;
b. Giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn;
c. Xử lý kịp thời các mặt hàng tươi sống, công trình xây dựng và sản phẩm do yêu cầu nghiêm ngặt không thể bỏ dở được;
d. Giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời được.
1.2 Nguyên tắc khi tổ chức làm thêm đến 200 giờ trong một năm:
a. Phải thoả thuận với từng người lao động làm thêm giờ theo Mẫu số 1 kèm theo Thông tư này;
b. Số giờ làm thêm trong một ngày không quá 4 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thì số giờ làm thêm trong một ngày không quá 3 giờ;
c. Tổng số giờ làm thêm trong một tuần không quá 16 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thì tổng số giờ làm thêm trong một tuần không quá 12 giờ;
d. Tổng số giờ làm thêm trong 4 ngày liên tục không quá 14 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thì tổng số giờ làm thêm trong 4 ngày liên tục không quá 10 giờ;
e. Hàng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục). Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể bố trí nghỉ hàng tuần thì phải bảo đảm hàng tháng có ít nhất 4 ngày nghỉ cho người lao động;
f. Trong trường hợp người lao động làm thêm trên 2 giờ trong ngày, thì trước khi làm thêm, phải bố trí cho họ được nghỉ ít nhất 30 phút tính vào giờ làm thêm;
g. Bố trí cho người lao động được nghỉ hoặc nghỉ bù đủ các ngày lễ, tết, nghỉ hàng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác đúng theo qui định của Pháp luật hiện hành;
h. Thực hiện đúng các quy định tại Điều 115, Điều 122, Điều 127 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung về việc cấm hoặc hạn chế làm thêm giờ đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động là người tàn tật;
i. Thực hiện trả lương và các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ đúng theo quy định của Pháp luật hiện hành.
2. Các điều kiện và nguyên tắc làm thêm đến 300 giờ trong một năm:
2.1. Các doanh nghiệp, đơn vị có sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu, bao gồm sản phẩm: dệt, may, da, giày và chế biến thuỷ sản được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, thì phải thực hiện đầy đủ các điều kiện và nguyên tắc sau:
a. Điều kiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm: khi phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do yêu cầu cấp thiết của sản xuất, hoặc do tính chất thời vụ của sản xuất hoặc do yếu tố khách quan không dự liệu trước mà đã tổ chức làm thêm đến 200 giờ nhưng không thể giải quyết hết khối lượng công việc.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568