Thông tư 12/2015/TT-BCA quy định quy trình giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TỐ CÁO TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Tố cáo năm 2011;
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định quy trình giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định quy trình giải quyết tố cáo, giải quyết lại tố cáo trong Công an nhân dân, bao gồm việc thụ lý, xác minh, kết luận nội dung tố cáo; việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo và việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan, đơn vị Công an các cấp, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết tố cáo, người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo trong Công an nhân dân
2. Người tố cáo; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tố cáo (sau đây gọi chung là người bị tố cáo); cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến nội dung tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an các cấp.
Điều 3. Nguyên tắc giải quyết tố cáo
1. Việc giải quyết tố cáo phải đảm bảo kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể, cơ quan, đơn vị, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
2. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, người giải quyết tố cáo, cơ quan, đơn vị, cá nhân được giao xác minh nội dung tố cáo phải áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo khi có yêu cầu, ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật.
Điều 4. Áp dụng pháp luật
1. Việc giải quyết tố cáo thông qua hoạt động của Đoàn thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra và các quy định khác có liên quan.
2. Việc giải quyết tố cáo cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân vi phạm phẩm chất đạo đức, quy tắc ứng xử, tiêu chuẩn cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân và các quy định khác của Bộ Công an thực hiện theo Thông tư này.
3. Biểu mẫu sử dụng trong giải quyết tố cáo quy định tại Thông tư này được sử dụng theo biểu mẫu của Bộ Công an quy định.
Điều 5. Giải quyết tố cáo có nội dung rõ ràng, bằng chứng cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay
1. Việc giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự có nội dung rõ ràng, bằng chứng cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật Tố cáo; không áp dụng trình tự, thủ tục giải quyết theo quy trình tại Thông tư này.
2. Việc công khai kết quả giải quyết tố cáo thực hiện theo quy định tại Điều 12
Điều 6. Xử lý tố cáo trong trường hợp người tố cáo rút tố cáo
1. Trong trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tố cáo và xét thấy việc rút tố cáo là có căn cứ thì người giải quyết tố cáo ra quyết định đình chỉ không xem xét, giải quyết nội dung tố cáo đó. Việc rút tố cáo trong trường hợp trên chỉ được xem xét ở thời điểm trước khi có quyết định thụ lý giải quyết tố cáo của người có thẩm quyền. Nếu xét thấy hành vi vi phạm pháp luật vẫn chưa được phát hiện và xử lý thì người giải quyết tố cáo vẫn phải xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng việc rút tố cáo do người tố cáo bị đe dọa, ép buộc thì người giải quyết tố cáo phải áp dụng các biện pháp bảo vệ để bảo vệ người tố cáo, xử lý nghiêm đối với người đe dọa, ép buộc người tố cáo, đồng thời phải xem xét, giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568