Thông tư 11/2013/TT-BTNMT Ban hành Quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường.
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY ĐỊNH THỜI HẠN BẢO QUẢN HỒ SƠ, TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lưu trữ;
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường;
Căn cứ Thông tư số 09/2011/TT-BNV ngày 03 tháng 6 năm 2011 của Bộ Nội vụ quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư Quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về thời hạn bảo quản các nhóm hồ sơ, tài liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc các lĩnh vực về tài nguyên và môi trường (sau đây gọi tắt là hồ sơ, tài liệu).
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức thuộc ngành tài nguyên và môi trường, bao gồm: Các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện; bộ phận làm nhiệm vụ về tài nguyên và môi trường ở cấp xã; các cơ quan, tổ chức thuộc các bộ, ngành khác nhưng có nhiệm vụ bảo quản và lưu trữ hồ sơ, tài liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường (sau đây gọi tắt là đơn vị).
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. “Hồ sơ chuyên ngành tài nguyên và môi trường” là một tập văn bản, tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có một (hoặc một số) đặc điểm chung như tên loại văn bản; cơ quan, tổ chức ban hành văn bản; thời gian hoặc những đặc điểm khác, hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Luật sư
“Tài liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường” là vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Tài liệu bao gồm: Số liệu, kết quả thống kê, tổng hợp, báo cáo; số liệu, kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá; quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt; kết quả cấp, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép và các nội dung liên quan đến giấy phép; kết quả giải quyết bồi thường thiệt hại; kết quả của các chương trình, dự án; mẫu vật, bản đồ, biểu đồ, phim, ảnh, bản vẽ và các vật mang tin khác; hệ quy chiếu quốc gia; hệ thống điểm đo đạc cơ sở, điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng; hệ thống thông tin địa lý.
“Tài liệu bảo quản vĩnh viễn” là tài liệu có ý nghĩa và giá trị sử dụng không phụ thuộc vào thời gian.
“Tài liệu bảo quản có thời hạn” là tài liệu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 điều này và được xác định thời hạn bảo quản dưới 70 năm.
Điều 3. Hồ sơ tài liệu cần bảo quản
Hồ sơ, tài liệu cần bảo quản là bản gốc, bản chính do đơn vị tổ chức, chủ trì, hoặc do đơn vị có chức năng bảo quản, lưu trữ. Trong trường hợp không còn bản gốc, bản chính thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp.
Hồ sơ, tài liệu thuộc lĩnh vực nào thì được bảo quản theo thời hạn ở lĩnh vực đó.
Hồ sơ, tài liệu phải được phân loại, sắp xếp theo quy định.
Hồ sơ, tài liệu cần bảo quản được chia làm 2 nhóm chính như sau:
a) Hồ sơ, tài liệu bảo quản vĩnh viễn.
b) Hồ sơ, tài liệu bảo quản có thời hạn.
Tài liệu hết giá trị cần loại ra để hủy là tài liệu có thông tin trùng lặp hoặc đã hết thời hạn bảo quản theo quy định và không còn cần thiết cho hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử.
Những hồ sơ, tài liệu về các lĩnh vực tài nguyên và môi trường không hủy, được bảo quản vĩnh viễn và không liệt kê trong quy định thời hạn bảo quản kèm theo Thông tư, bao gồm những hồ sơ, tài liệu sau:
a) Hồ sơ, tài liệu có tính lịch sử, thu thập trước 1945 đối với miền Bắc và trước 1975 đối với miền Nam.
b) Hồ sơ, tài liệu thu thập vào bất kỳ thời điểm nào, liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam nằm sát biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng, ở các đảo thuộc chủ quyền Việt Nam.
Điều 4. Thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu
Thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu là khoảng thời gian cần thiết để lưu trữ hồ sơ, tài liệu kể từ ngày công việc kết thúc, hoặc kể từ ngày công trình được quyết toán.
Thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động về tài nguyên và môi trường của đơn vị được quy định gồm hai mức chính như sau:
a) Thời hạn bảo quản vĩnh viễn: Là khoảng thời gian tồn tại của hồ sơ, tài liệu đến khi hồ sơ, tài liệu tự hủy hoại và không thể phục chế.
b) Thời hạn bảo quản có thời hạn: Là khoảng thời gian tồn tại của hồ sơ, tài liệu được xác định theo quy định.
Điều 5. Quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu
Quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường được hình thành trong quá trình hoạt động của đơn vị đối với các nhóm hồ sơ, tài liệu sau:
Nhóm 1. Hồ sơ, tài liệu thuộc lĩnh vực đất đai.
Nhóm 2. Hồ sơ, tài liệu thuộc lĩnh vực tài nguyên nước.
Nhóm 3. Hồ sơ, tài liệu thuộc lĩnh vực địa chất và khoáng sản.
Nhóm 4. Hồ sơ, tài liệu thuộc lĩnh vực môi trường.
Nhóm 5. Hồ sơ, tài liệu thuộc lĩnh vực khí tượng – thủy văn và biến đổi khí hậu.
Nhóm 6. Hồ sơ, tài liệu thuộc lĩnh vực đo đạc – bản đồ và viễn thám.
Nhóm 7. Hồ sơ, tài liệu thuộc lĩnh vực biển và hải đảo.
Điều 6. Sử dụng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường
Thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường dùng để xác định thời hạn bảo quản cho các hồ sơ, tài liệu chuyên ngành trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đơn vị căn cứ vào Thông tư này để phân loại hồ sơ, tài liệu theo danh mục hồ sơ, tài liệu và áp dụng thời hạn bảo quản cho mỗi hồ sơ, tài liệu theo quy định. Trong trường hợp có những hồ sơ, tài liệu chưa được quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường thì đơn vị vận dụng thời hạn bảo quản của hồ sơ, tài liệu tương đương, đồng thời lập danh sách báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, thông qua Cục Công nghệ thông tin để bổ sung.
Đối với hồ sơ, tài liệu đã hết thời hạn bảo quản, Hội đồng xác định giá trị tài liệu của đơn vị xem xét, đánh giá để tiêu hủy theo quy định, nếu cần có thể kéo dài thêm thời hạn bảo quản.
Điều 7. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2013.
Điều 8. Tổ chức thực hiện
Các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường căn cứ vào Thông tư này để tổ chức việc kiện toàn, phân loại, sắp xếp hồ sơ, tài liệu chuyên ngành đáp ứng yêu cầu về bảo quản, lưu trữ, khai thác, sử dụng đạt hiệu quả và tiết kiệm.
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này./.