Thông tư 08/2016/TT-BCA quy định trang phục cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH TRANG PHỤC CHO LỰC LƯỢNG BẢO VỆ CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 06/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định trang phục cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết về mẫu, cấu tạo, màu sắc, kiểu dáng trang phục, sao hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, ký hiệu, biển hiệu (sau đây gọi chung là trang phục); niên hạn, cấp phát và sử dụng trang phục của lực lượng bảo vệ tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, doanh nghiệp).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Lực lượng bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp;
b) Cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam; doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
2. Các cơ quan, doanh nghiệp và lực lượng bảo vệ trong các cơ quan, doanh nghiệp do Công an nhân dân và Quân đội nhân dân quản lý không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này.
Điều 3. Yêu cầu đối với trang phục của lực Iượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp
1. Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và phù hợp với yêu cầu công tác của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
2. Bảo đảm chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định tại Thông tư này.
3. Bảo đảm được trang bị, sử dụng đúng đối tượng, đúng mục đích.
Điều 4. Quy định về mẫu trang phục của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp
Ban hành kèm theo Thông tư này biểu mẫu trang phục của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, cụ thể như sau:
1. Sao hiệu (mẫu số 01).
2. Cấp hiệu (mẫu số 02).
3. Phù hiệu (mẫu số 03).
4. Biển hiệu (mẫu số 04).
5. Ký hiệu (mẫu số 05).
6. Mũ (mẫu số 06).
7. Quần, áo xuân hè (mẫu số 07).
8. Quần, áo thu đông (mẫu số 08).
9. Caravat (mẫu số 09).
10. Dây lưng (mẫu số 10).
11. Bít tất (mẫu số 11).
12. Giày da (mẫu số 12).
13. Quần áo đi mưa (mẫu số 13).
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Sao hiệu
1. Kiểu dáng: Theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cấu tạo: Tấm lá chắn nằm giữa hai cành tùng bao quanh; phần lá chắn nổi cao hơn cành tùng, mặt lồi. Giữa tấm lá chắn là ngôi sao năm cánh, hai bên có hình bông lúa. Chữ “BẢO VỆ” trên nền dải lụa có hình bánh xe lịch sử. Sống lá nổi, các lá đánh tia theo chiều cong của lá, độ nổi của sống lá so với mép lá là 01 mm.
3. Màu sắc: Cành tùng mạ màu trắng; dải lụa, bánh xe, bông lúa, đường viền lá chắn, ngôi sao mạ hợp kim màu vàng; nền bông lúa, chữ “BẢO VỆ” màu xanh lam đậm; nền ngôi sao tia nổi sơn men kính màu đỏ đun.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568