Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL về hướng dẫn Luật Du lịch do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 15 tháng 12 năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01/02/2018.
Mục lục bài viết
- 1 1. Tóm tắt nội dung Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch:
- 2 2. Thuộc tính văn bản Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL:
- 3 3. Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL có còn hiệu lực không:
- 4 4. Các văn bản có liên quan đến Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL:
- 5 5. Toàn văn nội dung Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch:
1. Tóm tắt nội dung Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch:
- Nội dung chính:
Quy định chi tiết về một số điều của Luật Du lịch:
+ Hoạt động du lịch: Phân loại hình du lịch, điều kiện kinh doanh du lịch, hướng dẫn viên du lịch, thông tin du lịch.
+ Quản lý nhà nước về du lịch: Trách nhiệm của cơ quan nhà nước về du lịch, quy hoạch phát triển du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch, giá dịch vụ du lịch, an ninh trật tự an toàn trong hoạt động du lịch, quảng bá du lịch.
+ Quyền, nghĩa vụ của khách du lịch: Quyền và nghĩa vụ của khách du lịch.
Quy định về việc thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch: Nội dung thanh tra, kiểm tra; Thủ tục thanh tra, kiểm tra; Xử lý vi phạm.
Quy định về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động du lịch: Nội dung khiếu nại, tố cáo; Thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Quy định về việc công bố thông tin du lịch: Nội dung thông tin du lịch; Hình thức công bố thông tin du lịch.
Quy định về việc quản lý giá dịch vụ du lịch: Nguyên tắc quản lý giá dịch vụ du lịch; Phương pháp quản lý giá dịch vụ du lịch.
- Tóm lại:
Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết một số Điều của Luật Du lịch về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; nội dung bồi dưỡng, tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa và nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế; trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành; tiêu chuẩn cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác; tiêu chuẩn thành thạo ngoại ngữ; nội dung bồi dưỡng, tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch; nội dung kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm; khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế; mẫu đơn đề nghị, thông báo, biên bản; mẫu giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, thẻ hướng dẫn viên du lịch; mẫu chứng chỉ, giấy chứng nhận và các mẫu biển hiệu trong lĩnh vực du lịch.
2. Thuộc tính văn bản Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL:
Số hiệu: | 06/2017/TT-BVHTTDL: |
Nơi ban hành: | Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch |
Ngày ban hành: | 15/12/2017 |
Ngày công báo: | 08/02/2018 |
Người ký: | Nguyễn Ngọc Thiện |
Loại văn bản: | Thông tư |
Ngày hiệu lực: | 01/02/2018 |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
3. Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL có còn hiệu lực không:
Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL ban hành ngày 15/12/2017 có hiệu lực từ ngày 01/02/2018. Hiện văn bản vẫn đang có hiệu lực thi hành.
4. Các văn bản có liên quan đến Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL:
- Luật Du lịch 2017;
Nghị định 168/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Du lịch;- Thông tư 42/2017/TT-BTTTT về sửa đổi
Thông tư 23/2014/TT-BTTTT hướng dẫn Luật Xuất bản vàNghị định 195/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xuất bản do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành; - Nghị định 79/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
5. Toàn văn nội dung Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch:
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2017/TT-BVHTTDL | Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2017 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DU LỊCH
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch;
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết một số Điều của Luật Du lịch.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết một số Điều của Luật Du lịch về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; nội dung bồi dưỡng, tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa và nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế; trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành; tiêu chuẩn cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác; tiêu chuẩn thành thạo ngoại ngữ; nội dung bồi dưỡng, tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch; nội dung kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm; khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế; mẫu đơn đề nghị, thông báo, biên bản; mẫu giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, thẻ hướng dẫn viên du lịch; mẫu chứng chỉ, giấy chứng nhận và các mẫu biển hiệu trong lĩnh vực du lịch.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; Tổng cục Du lịch; Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến du lịch.
Chương II
KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH
Điều 3. Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành
1. Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.
2. Chuyên ngành về lữ hành quy định tại điểm c Khoản 1 và điểm c Khoản 2 Điều 31 Luật Du lịchbao gồm một trong các chuyên ngành sau:
a) Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
b) Quản trị lữ hành;
c) Điều hành tour du lịch;
d) Marketing du lịch;
đ) Du lịch;
e) Du lịch lữ hành;
g) Quản lý và kinh doanh du lịch.
3. Văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Điều 4. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch
1. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa gồm:
a) Kiến thức cơ sở ngành: hệ thống chính trị Việt Nam; các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch; tổng quan du lịch; marketing du lịch; tâm lý khách du lịch và nghệ thuật giao tiếp;
b) Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ điều hành du lịch: tổng quan về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; thị trường du lịch và sản phẩm du lịch; thiết kế sản phẩm và tính giá chương trình du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; nghiệp vụ điều hành du lịch; bán hàng và chăm sóc khách hàng; marketing và truyền thông; thủ tục vận chuyển hàng không nội địa; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển doanh nghiệp;
c) Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
2. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế gồm:
a) Kiến thức cơ sở ngành: hệ thống chính trị Việt Nam; các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch; tổng quan du lịch; marketing du lịch; tâm lý khách du lịch và nghệ thuật giao tiếp; giao lưu văn hóa quốc tế;
b) Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ điều hành du lịch: tổng quan về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; thị trường du lịch và sản phẩm du lịch; thiết kế sản phẩm và tính giá chương trình du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; nghiệp vụ điều hành du lịch; bán hàng và chăm sóc khách hàng; marketing và truyền thông; tiền tệ và thanh toán quốc tế trong du lịch; nghiệp vụ xuất nhập cảnh; thủ tục vận chuyển hàng không nội địa và quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển doanh nghiệp;
c) Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Điều 5. Tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch
1. Cơ sở đào tạo đáp ứng các tiêu chí sau được tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch:
a) Là cơ sở đào tạo bậc cao đẳng trở lên có chức năng đào tạo chuyên ngành quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này;
b) Có đề án tổ chức thi bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: ngân hàng đề thi đáp ứng nội dung quy định tại Điều 4, điểm a Khoản 3 Điều này; quy trình tổ chức; cơ sở vật chất kỹ thuật và hội đồng thi;
c) Không vi phạm các quy định về tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch trong thời hạn 03 năm tính đến ngày cơ sở đào tạo tổ chức kỳ thi.
2. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm:
a) Tuân thủ sự kiểm tra, giám sát và hướng dẫn về nghiệp vụ của Tổng cục Du lịch;
b) Cập nhật, bổ sung 02 năm một lần ngân hàng đề thi;
c) Lưu trữ hồ sơ thí sinh, bài thi, kết quả thi và các giấy tờ liên quan đến kỳ thi theo quy định của pháp luật;
d) Gửi thông báo kèm theo đề án tổ chức thi quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này về Tổng cục Du lịch trước 30 ngày tổ chức kỳ thi;
đ) Gửi kết quả thi về Tổng cục Du lịch và cập nhật danh sách thí sinh được cấp chứng chỉ lên trang thông tin điện tử về quản lý lữ hành trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ thi.
3. Thẩm quyền của Tổng cục Du lịch:
a) Quy định cấu trúc và dung lượng đề thi nghiệp vụ điều hành du lịch trên cơ sở nội dung quy định tại Điều 4 Thông tư này và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đề thi bao gồm phần lý thuyết và kỹ năng;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch;
c) Yêu cầu cơ sở đào tạo không được tổ chức thi nghiệp vụ điều hành du lịch khi phát hiện cơ sở đào tạo không đáp ứng các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này cho đến khi đáp ứng đủ tiêu chí.
4. Chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa, chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế được cấp cho người đạt kết quả trong kỳ thi nghiệp vụ điều hành du lịch tương ứng.
Điều 6. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản
1. Hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành:
a) Trường hợp doanh nghiệp tự chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành, hồ sơ gồm: thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành; giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp;
b) Trường hợp doanh nghiệp giải thể hoặc bị giải thể, hồ sơ gồm: thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành; giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp; Quyết định giải thể, biên bản họp của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp giải thể theo quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều 201 của Luật Doanh nghiệp; Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định giải thể của Tòa án trong trường hợp doanh nghiệp giải thể theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 201 của Luật Doanh nghiệp;
c) Trường hợp doanh nghiệp phá sản, hồ sơ gồm: quyết định của Tòa án về việc mở thủ tục phá sản kèm theo giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp.
2. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành:
a) Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép ra quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Quyết định thu hồi giấy phép được gửi đến doanh nghiệp, cơ quan nhà nước về xuất nhập cảnh, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, công bố trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp phép và trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
3. Hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành:
a) Sau 60 ngày, kể từ ngày đăng quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp phép và trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, trường hợp không có khiếu nại, tố cáo liên quan đến nghĩa vụ đối với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch thì cơ quan cấp phép có văn bản gửi ngân hàng để doanh nghiệp được rút tiền ký quỹ; trường hợp có khiếu nại, tố cáo liên quan đến nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch thì cơ quan cấp phép phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền liên quan giải quyết theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp doanh nghiệp bị phá sản, tiền ký quỹ do tòa án quyết định theo quy định của pháp luật về phá sản.
Điều 7. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường hợp quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h Khoản 1 Điều 36 Luật Du lịch
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng, cơ quan cấp phép ban hành quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành; quyết định thu hồi giấy phép được gửi đến doanh nghiệp, cơ quan chức năng về thanh tra, kiểm tra, cơ quan nhà nước về xuất nhập cảnh, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, công bố trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp phép và trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép, doanh nghiệp gửi báo cáo về việc hoàn thành nghĩa vụ với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch theo hợp đồng đã ký kèm theo giấy phép đã được cấp đến cơ quan cấp phép.
3. Sau khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ quy định tại Khoản 2 Điều này, việc hoàn trả tiền ký quỹ được thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 6 Thông tư này.
Chương III
TIÊU CHUẨN CẤP BIỂN HIỆU ĐẠT TIÊU CHUẨN PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH
Điều 8. Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
1. Có đăng ký kinh doanh và bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật.
2. Thông tin rõ ràng về nguồn gốc và chất lượng hàng hóa.
3. Niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết và nhận thanh toán bằng thẻ do ngân hàng phát hành.
4. Nhân viên có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự.
5. Có nhà vệ sinh sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng.
Điều 9. Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
1. Có đăng ký kinh doanh và bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ ăn uống theo quy định của pháp luật.
2. Phòng ăn có đủ ánh sáng; có hệ thống thông gió; có bàn, ghế hoặc chỗ ngồi thuận tiện; nền nhà khô, sạch, không trơn, trượt; đồ dùng được rửa sạch và để khô; có thùng đựng rác.
3. Có thực đơn bằng tiếng Việt, tiếng Anh và ngôn ngữ khác (nếu cần) kèm theo hình ảnh minh họa.
4. Bếp thông thoáng, có khu vực sơ chế và chế biến món ăn riêng biệt; có trang thiết bị bảo quản và chế biến thực phẩm.
5. Nhân viên có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự; mặc đồng phục và đeo biển tên trên áo.
6. Các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều 8 Thông tư này.
Điều 10. Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
1. Có đăng ký kinh doanh và bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ thể thao theo quy định của pháp luật.
2. Có nội quy bằng tiếng Việt, tiếng Anh và ngôn ngữ khác (nếu cần); có nơi đón tiếp, nơi gửi đồ dùng cá nhân và phòng tắm cho khách.
3. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ luyện tập và thi đấu; có dịch vụ cho thuê dụng cụ tập luyện, thi đấu phù hợp với từng môn thể thao.
4. Có người hướng dẫn, nhân viên phục vụ, nhân viên cứu hộ phù hợp với từng môn thể thao.
5. Các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 8 và Khoản 5 Điều 9 Thông tư này.
Điều 11. Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
1. Có đăng ký kinh doanh và bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ vui chơi, giải trí theo quy định của pháp luật.
2. Có nội quy; có nơi đón tiếp, gửi đồ dùng cá nhân.
3. Có địa điểm, cơ sở vật chất, dụng cụ, phương tiện phù hợp với từng loại dịch vụ vui chơi giải trí.
4. Có người hướng dẫn, nhân viên phục vụ phù hợp với từng dịch vụ vui chơi, giải trí.
5. Các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 8 và Khoản 5 Điều 9 Thông tư này.
Điều 12. Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
1. Có đăng ký kinh doanh và bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo quy định của pháp luật.
2. Có nơi đón tiếp, gửi đồ dùng cá nhân.
3. Có nội quy, quy trình bằng tiếng Việt, tiếng Anh và ngôn ngữ khác (nếu cần); có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với từng loại dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
4. Có nhân viên y tế, kỹ thuật viên, nhân viên phục vụ phù hợp với từng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
5. Các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 8 và Khoản 5 Điều 9 Thông tư này.
Chương IV
HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH
Điều 13. Tiêu chuẩn thành thạo ngoại ngữ của hướng dẫn viên du lịch quốc tế
1. Người sử dụng thành thạo ngoại ngữ quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 59 Luật Du lịch là người đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành ngoại ngữ;
b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên theo chương trình đào tạo bằng tiếng nước ngoài;
c) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên ở nước ngoài;
d) Có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận ngoại ngữ bậc 4 trở lên Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc B2 trở lên Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu, còn thời hạn hoặc được cấp trong vòng 05 năm đối với chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận ngoại ngữ không quy định thời hạn, do tổ chức, cơ quan có thẩm quyền cấp đạt mức yêu cầu theo quy định tại Phụ lục I Thông tư này.
2. Văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Điều 14. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
1. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa gồm:
a) Kiến thức cơ sở ngành: địa lý Việt Nam; lịch sử Việt Nam; văn hóa Việt Nam; hệ thống chính trị Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch;
b) Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ: tổng quan du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; tâm lý khách du lịch; nghệ thuật giao tiếp và ứng xử trong hướng dẫn du lịch; kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn; y tế du lịch;
c) Thực hành kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn;
d) Thực tế nghề nghiệp cuối khóa.
2. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế gồm:
a) Kiến thức cơ sở: địa lý Việt Nam; lịch sử Việt Nam; văn hóa Việt Nam; lịch sử văn minh thế giới; hệ thống chính trị Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch;
b) Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ: tổng quan du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; tâm lý khách du lịch; giao lưu văn hóa quốc tế; nghệ thuật giao tiếp và ứng xử trong hướng dẫn du lịch quốc tế; kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn; y tế du lịch; xuất nhập cảnh, hàng không và lưu trú; lễ tân ngoại giao;
c) Thực hành kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn;
d) Thực tế nghề nghiệp cuối khóa.
Điều 15. Tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
1. Cơ sở đào tạo đáp ứng các tiêu chí sau được tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch:
a) Là cơ sở đào tạo bậc cao đẳng trở lên có chức năng đào tạo chuyên ngành hướng dẫn du lịch, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
b) Có đề án tổ chức thi gồm các nội dung chủ yếu sau đây: ngân hàng đề thi đáp ứng nội dung quy định tại Điều 14 và điểm a Khoản 3 Điều này, quy trình tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật và hội đồng thi;
c) Không vi phạm các quy định về tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch trong thời hạn 03 năm tính đến ngày cơ sở đào tạo tổ chức kỳ thi.
2. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm:
a) Tuân thủ sự kiểm tra, giám sát và hướng dẫn về nghiệp vụ của Tổng cục du lịch;
b) Cập nhật, bổ sung 02 năm một lần ngân hàng đề thi;
c) Lưu trữ hồ sơ thí sinh, bài thi, kết quả thi và các giấy tờ liên quan đến kỳ thi theo quy định của pháp luật;
d) Gửi thông báo kèm theo đề án tổ chức thi quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này về Tổng cục du lịch trước 30 ngày tổ chức kỳ thi;
đ) Gửi kết quả thi về Tổng cục du lịch và cập nhật danh sách thí sinh được cấp chứng chỉ lên trang thông tin điện tử về quản lý hướng dẫn viên trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ thi.
3. Thẩm quyền của Tổng cục du lịch:
a) Quy định cấu trúc và dung lượng đề thi nghiệp vụ hướng dẫn du lịch trên cơ sở nội dung quy định tại Điều 14 Thông tư này và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đề thi bao gồm phần lý thuyết và kỹ năng;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch;
c) Yêu cầu cơ sở đào tạo không được tổ chức thi nghiệp vụ điều hành du lịch khi phát hiện cơ sở đào tạo không đáp ứng các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này cho đến khi đáp ứng đủ tiêu chí.
4. Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa, chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế được cấp cho người đạt kết quả trong kỳ thi nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tương ứng.Bổ sung
Điều 16. Nội dung kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm
1. Lý thuyết về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm:
a) Đặc điểm tâm lý khách du lịch theo thị trường, giới tính, lứa tuổi;
b) Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói, bằng ngôn ngữ cơ thể;
c) Kỹ năng giải quyết tình huống;
d) Quy trình hướng dẫn du lịch tại điểm, các kỹ năng hướng dẫn du lịch chuyên biệt.
2. Kiến thức về khu du lịch, điểm du lịch:
a) Khái quát chung về địa phương;
b) Khái quát chung về lịch sử phát triển của khu du lịch, điểm du lịch;
c) Các đặc điểm cơ bản của khu du lịch, điểm du lịch;
d) So sánh giá trị của khu du lịch, điểm du lịch của địa phương với một vài khu du lịch, điểm du lịch tương đồng.
3. Thực hành bài giới thiệu về khu du lịch, điểm du lịch.
Điều 17. Khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế
1. Nội dung khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế có thời lượng 30 tiết, bao gồm:
a) Tình hình du lịch thế giới, xu hướng và triển vọng;
b) Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước;
c) Hệ thống các văn bản pháp luật mới liên quan đến du lịch;
d) Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về du lịch;
đ) Tình hình phát triển du lịch Việt Nam, thông tin về sản phẩm du lịch mới, sản phẩm du lịch chủ đạo;
e) Các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch.
2. Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố kế hoạch tổ chức các khóa cập nhật kiến thức và cấp Giấy chứng nhận khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
3. Căn cứ Kế hoạch tổ chức các khóa cập nhật kiến thức do Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố, hướng dẫn viên gửi đăng ký đến Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc khóa cập nhật kiến thức, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Giấy chứng nhận khóa cập nhật kiến thức có giá trị 01 năm kể từ ngày cấp.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Phụ lục
Ban hành kèm theo Thông tư này các Phụ lục về mẫu thông báo, đơn đề nghị; mẫu giấy phép, mẫu thẻ; mẫu biển hiệu và các mẫu chứng chỉ, giấy xác nhận trong lĩnh vực du lịch:
1. Phụ lục I: Danh mục chứng chỉ, giấy chứng nhận ngoại ngữ do cơ quan có thẩm quyền cấp
2. Phụ lục II: Mẫu đơn đề nghị, mẫu thông báo, mẫu biên bản
a) Mẫu số 01: Đơn đề nghị công nhận điểm du lịch;
b) Mẫu số 02: Đơn đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh;
c) Mẫu số 03: Đơn đề nghị công nhận khu du lịch quốc gia;
d) Mẫu số 04: Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
đ) Mẫu số 05: Đơn đề nghị cấp lại/cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
e) Mẫu số 06: Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành;
g) Mẫu số 07: Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;
h) Mẫu số 08: Biên bản thẩm định cơ sở lưu trú du lịch;
i) Mẫu số 09: Biên bản làm việc của Tổ thẩm định;
k) Mẫu số 10: Đơn đề nghị cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;
l) Mẫu số 11: Đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch;
m) Mẫu số 12: Đơn đề nghị cấp đổi/cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch;
n) Mẫu số 13: Đăng ký tham dự khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch;
o) Mẫu số 14: Đơn đề nghị thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan du lịch nước ngoài, tổ chức du lịch quốc tế và khu vực.
3. Phụ lục III. Mẫu Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, mẫu thẻ hướng dẫn viên du lịch
a) Mẫu số 01: Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa;
b) Mẫu số 02: Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế;
c) Mẫu số 03: Thẻ hướng dẫn viên du lịch.
4. Phụ lục IV: Mẫu chứng chỉ, giấy chứng nhận
a) Mẫu số 01: Chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa;
b) Mẫu số 02: Chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế;
c) Mẫu số 03: Giấy chứng nhận khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa, hướng dẫn viên du lịch quốc tế;
d) Mẫu số 04: Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa;
đ) Mẫu số 05: Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế.
5. Phụ lục V: Mẫu biển hiệu
a) Mẫu số 01: Biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;
b) Mẫu số 02: Biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác.
Điều 19. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2018.
2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các văn bản, quy định sau đây hết hiệu lực:
a) Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 06 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch;
b) Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Du lịch về kinh doanh lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, hướng dẫn du lịch và xúc tiến du lịch (sau đây gọi tắt là Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL);
c) Mục VII Điều 1 và Mục VII Điều 2 Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
d) Điều 1 Thông tư số 19/2014/TT-BVHTTDL ngày 08 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL, Thông tư số 17/2010/TT-BVHTTDL, Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL;
đ) Điều 3 Thông tư số 04/2016/TT-BVHTTDL ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL, Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL, Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL và Thông tư số 05/2013/TT-BVHTTDL.
Điều 20. Quy định chuyển tiếp
1. Giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên theo quy định tại Khoản 4 Mục III Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 có giá trị theo thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận để đổi thẻ hướng dẫn viên.
2. Chứng nhận đã qua kỳ kiểm tra trình độ ngoại ngữ do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp theo quy định tại Khoản 2 Mục III Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 có giá trị theo thời hạn ghi trên Chứng nhận để cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
3. Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch theo quy định tại Khoản 2 Mục III Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL được cấp trước ngày 31 tháng 3 năm 2018 có giá trị theo thời hạn ghi trên Chứng chỉ để cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa.
4. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm và dịch vụ ăn uống đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng biển hiệu cho đến hết thời hạn theo Quyết định cấp biển hiệu.
Điều 21. Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục du lịch là cơ quan tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, triển khai, hướng dẫn thực hiện Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Tổng cục du lịch) để kịp thời xem xét, điều chỉnh./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG Nguyễn Ngọc Thiện |
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CHỨNG CHỈ, GIẤY CHỨNG NHẬN NGOẠI NGỮ DO CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP
(Kèm theo
STT | Loại chứng chỉ, giấy chứng nhận | Cấp độ |
1 | Tiếng Anh | |
1.1 | Chứng chỉ TOEFL | iBT 61 điểm. |
1.2 | Chứng chỉ IELTS | 5.5 điểm |
1.3 | Chứng chỉ Aptis | 151 điểm |
1.4 | Chứng chỉ TOEIC | TOEIC Reading and Listening 650 điểm, TOEIC Speaking 160 điểm, TOEIC Writing 150 điểm |
1.5 | Chứng chỉ OPIc + WPT + LPT & RPT của ACTFL | Advanced Mid |
2 | Tiếng Nhật | |
– | Chứng chỉ 5 cấp JLPT | Cấp độ N2 |
– | Chứng chỉ OPIc + WPT + LPT & RPT của ACTFL (1) | Advanced Mid |
3 | Tiếng Trung | |
– | Chứng chỉ 6 cấp HSK + HSK K | Cấp độ 4 + HSK K intermediate |
– | Chứng chỉ TOCFL | Cấp độ 4 |
4 | Tiếng Đức | |
– | Chứng chỉ ZDfB | Cấp độ B2 |
– | Chứng chỉ TestDaF | Cấp độ 4 |
5 | Tiếng Pháp | |
– | Chứng chỉ DELF | Cấp độ B2 |
– | Chứng chỉ TCF | Cấp độ 4 |
– | Diplôme de Langue | |
6 | Tiếng Tây Ban Nha | |
– | Chứng chỉ DELE | Cấp độ Intermedio |
7 | Tiếng Ý | |
– | Chứng chỉ DILI | |
– | Chứng chỉ CILS | Cấp độ B2 |
– | Chứng chỉ CELI | Cấp độ 3 |
8 | Tiếng Hàn Quốc | |
– | Chứng chỉ KLPT | Bậc 4 |
– | Chứng chỉ TOPIK (thi Nghe, Đọc, Viết) + OPIc tiếng Hàn | TOPIK Bậc 4 và OPIc tiếng Hàn Advanced Low |
9 | Tiếng Nga | |
– | Chứng chỉ TRKI | Cấp độ 3 |
10 | Các ngoại ngữ khác | Tương đương bậc 4 trở lên Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc B2 trở lên Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu. |
PHỤ LỤC II, PHỤ LỤC III
(Kèm theo
(Xem thêm tại File đính kèm)