Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014 ban hành quy định quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số
Căn cứ Nghị định số
Căn cứ Nghị định số
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2014.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; các tổ chức và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Vinh Hiển |
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa bao gồm: điều kiện; thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp phép, xác nhận đăng ký hoạt động, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động; trách nhiệm quản lý; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Văn bản này áp dụng đối với:
a) Các nhà trẻ, nhóm trẻ; trường, lớp mẫu giáo, trường mầm non; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, dự bị đại học, trường chuyên, trường năng khiếu, trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học; các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, tin học, và trung tâm học tập cộng đồng (sau đây gọi chung là các cơ sở giáo dục) có liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
b) Các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của
Điều 2. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa
1. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong quy định này được hiểu là hoạt động giáo dục giúp cho người học hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử các tình huống của cuộc sống cá nhân và tham gia đời sống xã hội, qua đó hoàn thiện nhân cách và định hướng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên nền tảng các giá trị sống.
2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa trong quy định này được hiểu là hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu người học không thuộc chương trình, kế hoạch giáo dục do các cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa
1. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách cho người học; có nội dung phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý người học, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
2. Cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm về các nội dung giáo dục, chất lượng giáo dục kỹ năng sống và giáo dục ngoài giờ chính khóa.
3. Không vi phạm Quy định về dạy thêm, học thêm.
4. Người học tham gia trên tinh thần tự nguyện.
Chương II
ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA
Điều 4. Cơ sở vật chất
1. Có phòng học, phòng chức năng có đủ ánh sáng, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định.
2. Thiết bị dạy học phải bảo đảm an toàn, phù hợp với nội dung dạy học, hoạt động và tâm lý lứa tuổi người học.
Điều 5. Giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên
1. Có đủ điều kiện về sức khoẻ.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan.
Điều 6. Giáo trình, tài liệu
Có đủ giáo trình, tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc phê duyệt. Nếu giáo trình, tài liệu tự lựa chọn hoặc tự xây dựng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hoặc cơ quan xác nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Quy định này chấp thuận; đảm bảo yêu cầu, có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không trái với các quy định của pháp luật.
Chương III
THẨM QUYỀN, HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP PHÉP, XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ, ĐÌNH CHỈ, THU HỒI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA
Điều 7. Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động
1. Thẩm quyền cấp phép hoạt động:
a) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp phép hoạt động đối với các đơn vị quy định tại mục b, khoản 2, Điều 1 Quy định này;
b) Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng cấp phép cho các đơn vị thuộc trường hoạt động trong khuôn viên của trường.
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Nội dung tờ trình nêu rõ: mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm, tổ chức bộ máy, tài chính và các nguồn lực khác; cam kết đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, thực hiện nghiêm túc quy định của các cấp quản lý nơi tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
b) Giấy phép đăng ký kinh doanh;
c) Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về ban lãnh đạo, các giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
d) Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.
3. Trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động:
a) Đơn vị lập hồ sơ xin cấp phép gửi cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra các điều kiện hoạt động để quyết định cấp phép hoặc không cấp phép. Trường hợp không đồng ý cấp phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 8. Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục xác nhận đăng ký hoạt động
1. Thẩm quyền xác nhận đăng ký hoạt động:
a) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo xác nhận đăng ký hoạt động đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông, trung học phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, trường chuyên, trường năng khiếu, các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, tin học và các đơn vị thuộc trường đại học, cao đẳng đặt ngoài khuôn viên của trường.
b) Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện xác nhận đăng ký hoạt động đối với nhà trẻ, nhóm trẻ; trường, lớp mẫu giáo, trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, phổ thông dân tộc bán trú và trung tâm học tập cộng đồng.
2. Hồ sơ đăng ký hoạt động của các cơ sở giáo dục bao gồm:
a) Công văn đăng ký tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
b) Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
c) Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.
3. Trình tự, thủ tục xác nhận đăng ký hoạt động:
a) Cơ sở giáo dục lập hồ sơ gửi cho cơ quan có thẩm quyền;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký hoạt động vào công văn đăng ký của cơ sở giáo dục với nội dung: xác nhận đã đăng ký hoạt động và gửi trả lại cho cơ sở giáo dục. Nếu không đồng ý cho hoạt động, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.