Thông tư 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và quá cảnh hàng hóa.
2. Thông tư này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam; các tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại quy định tại Luật Thương mại.
Điều 2. Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
1. Thương nhân không có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân) bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư;
b) Hộ kinh doanh cá thể được thành lập, đăng ký kinh doanh theo
2. Thương nhân có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, gia công hàng hóa theo quy định tại
Chương II
QUẢN LÝ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
Điều 3. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
1. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo công bố của các Bộ, cơ quan ngang Bộ hướng dẫn Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Bộ Công Thương ban hành Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng cấm nhập khẩu tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học, viện trợ nhân đạo theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP; hồ sơ, thủ tục thực hiện như sau:
a) Đối với hàng hóa nhập khẩu để nghiên cứu khoa học: Tổ chức có chức năng nghiên cứu khoa học, thương nhân có nhu cầu nhập khẩu để nghiên cứu phát triển sản phẩm (sau đây gọi chung là tổ chức) gửi 1 (một) bộ hồ sơ qua đường bưu điện đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu), địa chỉ: Số 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hồ sơ gồm:
– Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 (một) bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của tổ chức.
– Văn bản đề nghị nhập khẩu của tổ chức kê khai cụ thể tên hàng, mã số HS, số lượng, mục đích sử dụng từng mặt hàng và xác nhận, cam đoan tính xác thực của các nội dung này: 1 (một) bản chính.
– Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép đã được cấp trước đó (trừ trường hợp nhập khẩu lần đầu): 1 (một) bản chính.
Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp phép nhập khẩu cho tổ chức. Trường hợp không cấp phép nhập khẩu, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
b) Đối với hàng hóa viện trợ nhân đạo: Bộ Công Thương xem xét, giải quyết trên cơ sở văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền kê khai cụ thể tên hàng, mã số HS, số lượng, mục đích sử dụng từng mặt hàng, cam kết tính xác thực của các nội dung này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật hành chính trực tuyến miễn phí