Thống đốc được biết đến là người đứng đầu trong việc cai quản một vùng hay một ngành, lĩnh vực nhất định. Do đó, theo như quy định của pháp luật Ngân hàng Việt Nam thì thống đốc Ngân hàng được biết đến là người đứng đầu trong việc quản lý Ngân hàng Nhà nước về tiền tệ của Quốc gia.
Mục lục bài viết
1. Thống đốc là gì?
Trước khi đi tìm về nội dung về quyền hạn và nghĩa vụ của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì cần phải tìm hiểu một cách sơ lược về
Trên cơ sở quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có 26 đơn vị trực thuộc, trong đó 20 đơn vị giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng trung ương, 6 đơn vị là tổ chức sự nghiệp.
Thống đốc là người đứng đầu trong việc cai quản một vùng hay một ngành, lĩnh vực nhất định. Ở Việt Nam thời thuộc Pháp, nắm giữ chức danh thống đốc là viên chức người Pháp đứng đầu bộ máy chính quyền cai trị ở một xứ kì như thống đốc. Trong tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, có chức vụ thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, mang hàm Bộ trưởng, đứng đầu Ngân hàng nhà nước Việt Nam, một cơ quan ngang bộ. Trong các nhà nước được tổ chức theo hình thức liên bang, thống đốc là người đứng đầu chính quyền của một bang như chức thống đốc bang trong Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Trên cơ sở các quy định ở trên, có thể hiểu mọt cách đơn giản về Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một cơ quan ngang Bộ trong Chính phủ Việt Nam, vì vậy Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tương đương cấp Bộ trưởng, là một thành viên của Chính phủ, được Thủ tướng đề nghị trình Quốc hội chấp thuận bổ nhiệm.
2. Văn bản pháp luật của Thống đốc ngân hàng Nhà nước được phép ban hành:
Trên cơ sở Nghị định số 16/2017/NĐ-CP, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước như sau: Vụ Chính sách tiền tệ; Vụ Quản lý ngoại hối; Vụ Thanh toán; Vụ Tín dụng các ngành kinh tế; Vụ Dự báo thống kê; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Ổn định tiền tệ – tài chính; Vụ Kiểm toán nội bộ; Vụ Pháp chế; Vụ Tài chính – Kế toán; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Thi đua – Khen thưởng; Vụ Truyền thông; Văn phòng; Cục Công nghệ thông tin; Cục Phát hành và Kho quỹ; Cục Quản trị; Sở Giao dịch; Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện Chiến lược ngân hàng; Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam; Thời báo Ngân hàng; Tạp chí Ngân hàng; Trường bồi dưỡng cán bộ ngân hàng; Học viện Ngân hàng.
Về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Thống đốc ngân hàng nhà nước được quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có quy định về thủ tục soạn thảo ban hành văn bản pháp luật ngân hàng nhà nước như sau:
“Điều 3. Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính
2. Đối với các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Thống đốc:
a) Thông tư được ban hành để quy định các vấn đề sau:
Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị định của Chính phủ; quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
– Quy định về quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế – kỹ thuật của ngành Ngân hàng;
– Quy định biện pháp để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước và những vấn đề khác do Chính phủ giao.
b) Thông tư liên tịch giữa Thống đốc với Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành để hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước và các bộ, cơ quan ngang bộ đó.
c) Thống đốc ban hành văn bản hành chính bằng hình thức quyết định, chỉ thị đối với các vấn đề về phê duyệt chương trình, đề án; phê duyệt điều lệ của hội, tổ chức phi Chính phủ; điều chỉnh quy chế hoạt động nội bộ của Ngân hàng Nhà nước, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; phát động phong trào thi đua; chỉ đạo, điều hành hành chính; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật và các vấn đề tương tự khác.”
Như vậy, từ quy định nêu ra ở trên có thể thấy rằng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được phép ban hành văn bản hành chính bằng hình thức quyết định, chỉ thị đối với các vấn đề về phê duyệt chương trình, đề án điều chỉnh quy chế hoạt động nội bộ của Ngân hàng Nhà nước, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; chỉ đạo, điều hành hành chính; phát động phong trào thi đua; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật và các vấn đề tương tự khác. và những việc làm này đều phải nằm trong thẩm quyền của Thống đốc và được pháp luật hiện hành quy định.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thống đốc ngân hàng Nhà nước:
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành về ngân hàng nhà nước nói chung và thống đốc ngân hàng nói riêng thì có quy định về việc thống đốc ngân hàng khi được bổ nhiệm thì cáo quyền lãnh đạo và điều hành Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể, theo như quy định tại Điều 8 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 lãnh đạo, điều hành Ngân hàng nhà nước đó là thống đốc:
Điều 8. Lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo thẩm quyền;
b) Tổ chức và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Đại diện pháp nhân của Ngân hàng Nhà nước.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có quyền hạn và nhiệm vụ sau:
Chỉ đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, Quy chế làm việc của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan;
Phân công công việc cho các Phó Thống đốc; Ủy quyền cho Trưởng Văn phòng đại diện, giám đốc Chi nhánh giải quyết một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước; Ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước thực hiện một số công việc cụ thể trong khuôn khổ pháp luật; chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan khác để xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước hoặc các vấn đề do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công;
Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức tín dụng, các cơ quan, tổ chức khác, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Thống đốc; Ủy quyền hoặc phân công một Phó Thống đốc trực điều hành công việc chung của Ngân hàng Nhà nước khi Thống đốc vắng mặt. Bên cạnh đó thì trực tiếp giải quyết hoặc phân công một Phó Thống đốc xử lý các công việc của Phó Thống đốc khác khi Phó Thống đốc đó vắng mặt.
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 16/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.