Thủ tục tái thẩm dân sự là gì? Thông báo, xác minh tình tiết mới theo thủ tục tái thẩm dân sự? Ý nghĩa của thủ tục tái thẩm trong tố tụng dân sự?
Để có thể đảm bảo cho bản án và quyết định của tòa án dân sự đã tuyên là hợp pháp và có căn cứ trong trường hợp bản án quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi đó mới phát hiện được các tình tiết quan trọng làm thay đổi nội dung vụ án thì người có thẩm quyền của tòa án, viện kiểm sát có quyền yêu cầu tòa án có thẩm quyền xét lại bản án, quyết định đó theo quy định. Vậy pháp luật quy định thế nào về thông báo, xác minh tình tiết mới theo thủ tục tái thẩm dân sự? Dưới đây chúng tôi xin cung cấp các thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Dịch vụ Luật sư
1. Thủ tục tái thẩm dân sự là gì?
Tại Điều 351. Tính chất của tái thẩm Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
” Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.”
Căn cứ dựa trên quy định của bộ luật tố tụng dân sự 2015 nêu như trên thì có thể hiểu việc tái thẩm cũng là thủ tục đặc biệt của tố tụng dân sự như thủ tục giám đốc thẩm. Trong đó, tòa án có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có kháng nghị. Tuy vậy, việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục này là dựa trên cơ sở mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án chứ không phải trên cơ sở phát hiện được sai lầm, vi phạm pháp luật của tòa án trong việc giải quyết vụ án. Tính chất của tái thẩm dân sự được quy định tại Điều 351
Tái thẩm là thủ tục của tố tụng dân sự, Tái thẩm chỉ là một thủ tục của tố tụng dân sự chứ không phải một cấp xét xử, chúng ta có thể hiểu như sau:
Đầu tiên: đối tượng của thủ tục tái thẩm là bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Về cơ bản những bản án hay quyết định của Tòa án khi đã có hiệu lực pháp luật thì các chủ thể liên quan phải chấp hành bản án, quyết định đó. Nhưng một số trường hợp mặc dù bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của đương sự. Vậy nên pháp luật đặt ra thủ tục tái thẩm để xem xét lại những bản án, quyết định đó nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự.
Thứ hai: chủ thể có quyền và lợi ích liên quan đến bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không thể trực tiếp kháng cáo. Pháp luật quy định chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm chỉ có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Thứ ba: đối với phiên tòa tái thẩm không bắt buộc có đương sự. Nếu trong các trường hợp cần thiết Hội đồng tái thẩm sẽ triệu tập đương sự.
Thủ tục tái thẩm, thủ tục giám đốc thẩm đều là thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nên nhiều trường hợp bị nhầm giữa hai thủ tục. Có thể phân biệt cơ bản hai thủ tục như sau:
” Giám đốc thẩm là việc xét lại bản án quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị do việc phát hiện có sai lầm của Tòa án khi nhận định về các tình tiết, sự kiện của vụ án hoặc có vi phạm phap[s luật nghiêm trọng trong giải quyết vụ án.”
Tái thẩm tứ là việc xét lại bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo do phát hiện những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi giải quyết vụ việc dân sự.
2. Thông báo, xác minh tình tiết mới theo thủ tục tái thẩm dân sự
Tại Điều 353. Thông báo và xác minh tình tiết mới được phát hiện Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
1. Đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 354 của Bộ luật này.
2. Trường hợp phát hiện tình tiết mới của vụ án, Viện kiểm sát, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 354 của Bộ luật này.
Căn cú dựa trên quy định tại điều 351 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó. Tái thẩm là một thủ tục đặc biệt, không phải là một cấp xét xử.
Thông qua quy định trên có thể thấy rằng thông báo và xác minh tình tiết mới là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm Pháp luật hiện nay quy định có bốn căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là:
+ Căn cứ thứ nhất đó là khi mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án nào đó, theo đó mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án thì “Tình tiết quan trọng” trong căn cứ này được quy định phải là những tình tiết làm thay đổi nội dung của vụ án. Ví dụ như trong quá trình giải quyết vụ án chia di sản thừa kế các đương sự không biết được người để lại di sản thừa kế đã lập di chúc để lại toàn bộ khối di sản cho người con cả nên vụ án đã được giải quyết theo pháp luật. Mấy năm sau người con cả mới phát hiện ra di chúc. Theo đó nên phát hiện ra di chúc là tình tiết mới quan trọng làm thay đổi bản chất của vụ án. Bản án nếu so với di chúc thì khác nhiều và kết luận của bản án đã làm thiệt hại đến lợi ích của thừa kế được chỉ định trong di chúc. Đây là tình tiết quan trọng để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm và đó là căn cứ quan trọng để có thể tiến hành thủ tục.
Căn cư tiếp theo đó là với bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ. Bộ luật tố tụng dân sự quy định, đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp phát hiện tình tiết mới của vụ án, Viện kiểm sát, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị.
Đối với thủ tục tái thẩm bảo đảm cho bản án, quyết định đã tuyên hợp pháp và có căn cứ. Tuy vậy, việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm không được tùy tiện làm mất tính ổn định của bản án, quyết định. Hơn nữa, để nâng cao trách nhiệm của những người có thẩm quyền trong việc tổ chức kiểm sát, giám đốc việc xét xử thì chỉ những người đó mới có quyền kháng nghị yêu cầu tòa án xét lại bản án, quyết định theo thủ tục tái thẩm. Đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác chỉ có quyền phát hiện các tình tiết là căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm và thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị. Trong trường hợp phát hiện tình tiết là căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, viện kiểm sát, tòa án phải thông báo bằng vặn bản cho những người có quyền kháng nghị biết để họ xem xét việc kháng nghị. Theo đó thông qua các tình tiết mới có thể phục vụ công tác xét xử đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
3. Ý nghĩa của thủ tục tái thẩm trong tố tụng dân sự
Tái thẩm dân sự có ý nghĩa quan trọng đối với cả việc giải quyết vụ án dân sự của tòa án và việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm giúp cho tòa án khắc phục được những thiếu sót trong những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không phụ thuộc vào thời gian bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và được thi hành từ bao giờ. Vì vậy, tái thẩm dân sự cũng bảo đảm sự tuân thủ pháp luật trong công tác xét xử của tòa án.
Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm bảo đảm cho bản án, quyết định của tòa án có căn cứ và hợp pháp, từ đó có tác dụng bảo vệ được các quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án.
Bên cạnh đó, hoạt động tái thẩm góp phần giúp các Thẩm phán chủ động hơn trong việc thu thập, xác mình chứng cứ. Các tình tiết mới tuy là không biết hoặc không thể biết tại thời điểm giải quyết vụ án nhưng nó đã xuất hiện trước đó, trước thời điểm Thẩm phán ra bản án, quyết định. Chính vì vậy, đòi hỏi Thẩm phán và những người có thẩm quyền liên quan cần chú trọng hơn trong việc phát hiện các tình tiết có liên quan đến vụ án, nhằm đảm bảo giải quyết vụ án đúng pháp luật.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung “Thông báo, xác minh tình tiết mới theo thủ tục tái thẩm dân sự” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.