Trong một số trường hợp nếu như các chủ thể không tự nguyện thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định cưỡng chế, buộc tháo dỡ đối với các công trình xây dựng trái phép.
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo về việc thực hiện buộc tháo dỡ công trình:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
THÔNG BÁO
Về việc thực hiện buộc tháo dỡ công trình
Căn cứ
Căn cứ
Cá nhân, tổ chức vi phạm có tên sau đây:
1. Họ và tên cá nhân vi phạm: …
Giới tính: …
Ngày, tháng, năm sinh: … / … / …
Quốc tịch: …
Nghề nghiệp: …
Nơi ở hiện tại: …
Căn cước công dân số/Hộ chiếu: … ; ngày cấp: … / … / … ; nơi cấp …
2. Tên tổ chức vi phạm: …
Địa chỉ trụ sở chính: …
Mã số doanh nghiệp: …
Số giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động: …
Ngày cấp: … / … / … ; nơi cấp: …
Người đại diện theo pháp luật: …
Giới tính: …
Chức danh: …
Không thực hiện đúng quy định tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực xây dựng, cụ thể: đã quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập
Căn cứ quy định tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực xây dựng, người có thẩm quyền xử phạt … thông báo ông (bà)/tổ chức vi phạm … phải thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày gửi thông báo (tính theo dấu bưu điện).
Hết thời hạn này mà ông (bà)/tổ chức vi phạm … không thực hiện thì sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Thông báo này được niêm yết công khai tại công trình vi phạm để cá nhân, tổ chức vi phạm biết và thực hiện./.
NGƯỜI RA THÔNG BÁO
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ chức vụ, họ và tên)
2. Quy định về các trường hợp bị buộc tháo dỡ công trình:
2.1. Buộc tháo dỡ công trình được hiểu như thế nào?
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì không phải trong tất cả các trường hợp đều bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình. Biện pháp buộc tháo dỡ công trình chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng trái phép và trái quy định của pháp luật. Theo đó thì buộc tháo dỡ công trình xây dựng là biện pháp cưỡng chế thi hành hay còn được gọi là biện pháp cưỡng chế hành chính nhằm mục đích khắc phục hậu quả được áp dụng theo hình thức xử phạt hành chính khi xử phạt các chủ thể là tổ chức hoặc cá nhân vi phạm quy định của pháp luật. Các chủ thể là tổ chức và cá nhân vi phạm phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép một cách tự nguyện, phải thể hiện thiện chí tuân thủ quy định của pháp luật. Nếu như các chủ thể là tổ chức hoặc cá nhân vi phạm không tự nguyện thực hiện thì sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành. Đồng thời theo quy định của pháp luật hiện nay thì mọi chi phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành sẽ phải do các tổ chức và cá nhân đó gánh chịu. Biện pháp này thường được áp dụng đối với những chủ đầu tư hoặc chủ công trình, thường được áp dụng đối với các chủ thể là cá nhân hoặc tổ chức có hành vi xây dựng công trình trái phép, xây dựng công trình trên đất lấn chiếm, xây dựng công trình sai diện tích xây dựng theo thiết kế đã được duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thiết kế đã được ghi nhận trong giấy phép xây dựng, xây dựng công trình sai về chỉ giới xây dựng, xây dựng công trình trái quy định về chiều cao số tầng và sai kiến trúc so với giấy phép xây dựng, xây dựng các công trình vi phạm chỉ giới đường đỏ và hành lang an toàn giao thông, vi phạm quy định về mạng lưới đường điện và hệ thống đường cấp thoát nước, vi phạm quy định về hệ thống cung cấp năng lượng và đê điều, vi phạm quy định trong các khu bảo vệ các công trình quốc phòng an ninh và các khu di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng.
2.2. Các trường hợp bị buộc tháo dỡ công trình trái phép:
Hiện nay có thể hiểu, công trình xây dựng trái phép là khái niệm để chỉ các công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng hoặc các công trình xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ theo quy định tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực xây dựng, buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép sẽ được tác dụng trong một số trường hợp cơ bản sau đây:
– Áp dụng đối với các tổ chức thi công xây dựng công trình sai với nội dung giấy phép đã được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp xin cấp phép sửa chữa hoặc cải tạo, xin cấp phép xây mới công trình;
– Tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định của pháp luật thì quá trình thi công đó phải có giấy phép xây dựng được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt trong trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật;
– Xây dựng các công trình lớn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng an ninh, với ảnh hưởng đến giao thông và thuỷ lợi hoặc đê điều, không đảm bảo theo quy định của pháp luật, với ảnh hưởng đến năng lượng, xâm chiếm diện tích của các cụ di tích lịch sử văn hóa hoặc khu bảo vệ công trình khác, xây dựng công trình ở những khu vực đã được cảnh báo nguy cơ về sạt lở hoặc lũ quét, lũ ống vào các hiện tượng thiên nhiên khác, chưa trường hợp xây dựng các công trình để khắc phục những hiện tượng thiên nhiên này;
– Xây dựng công trình lớn chiếm diện tích hoặc lấn chiếm không gian đang được quản lý và sử dụng hợp pháp của các tổ chức và cá nhân khác, lấn chiếm diện tích và không gian của các khu vực công cộng và các khu vực sử dụng chung cho toàn thể cộng đồng.
Nếu có hành vi vi phạm nêu trên thì:
– Công trình xây dựng chỉ bị buộc tháo dỡ khi hành vi vi phạm đó đã kết thúc;
– Nếu như công trình xây dựng đang trong quá trình thi công thì sau thời hạn 60 ngày theo quy định của pháp luật được tính kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, các chủ thể là tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật phải làm thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật;
– Nếu như hết thời hạn nêu trên mà tổ chức và cá nhân vi phạm vẫn không suất trình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì sẽ bị buộc tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm nêu trên.
3. Trình tự và thủ tục buộc tháo dỡ công trình xây dựng:
Nhìn chung thì thủ tục buộc tháo dỡ đối với các công trình xây dựng trái phép sẽ phải trải qua một số giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Thẩm quyền buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép hiện nay theo quy định của pháp luật sẽ thuộc về trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở xây dựng và thanh tra Bộ xây dựng, chánh thanh tra của Sở xây dựng và chánh thanh tra của Bộ xây dựng, ngoài ra còn có thể bao gồm chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh. Sau khi phát hiện ra hành vi vi phạm thì người có thẩm quyền cần phải tiến hành hoạt động lập biên bản vi phạm hành chính giao cho các tổ chức và cá nhân vi phạm. Trong trường hợp vi phạm không thuộc hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản vi phạm thì biên bản đó phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt sẽ tiến hành hoạt động xác minh hành vi vi phạm.
Bước 2: Người có thẩm quyền xử phạt sẽ ra
Bước 3: Trong thời gian 02 ngày làm việc được tính kể từ ngày ra quyết định xử phạt thì người ra quyết định xử phạt sẽ phải gửi biên bản đó cho chủ thể bị xử phạt và các cơ quan có liên quan để thi hành quyết định trên thực tế. các chủ thể sau khi nhận được quyết định xử phạt cần phải chấp hành quyết định xử phạt trong khoảng thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, trường hợp quyết định có ghi thời hạn nhiều hơn 10 ngày.
Bước 4: Trong trường hợp các chủ thể vi phạm không tự nguyện tháo dỡ công trình xây dựng trái phép trong thời hạn nêu trên thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định vi phạm hành chính. Sau đó gửi ngay quyết định cưỡng chế thi hành đến cho các chủ thể vi phạm vào các tổ chức có liên quan (ở đây được xác định là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành việc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép). Và khi tiến hành hoạt động cưỡng chế trên thực tế thì phải có sự hiện diện của đại diện chính quyền địa phương và những người chứng kiến.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực xây dựng.